Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Lịch sử bạo lực, lừa dối của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn ca ngợi bản thân là “vị cứu tinh” của người Trung Quốc trong sách giáo khoa và những tuyên truyền của nhà nước kiểm soát, trong khi lừa dối mọi người khi nói quá nhiều về “cuộc xâm lược Trung Quốc của các cường quốc phương Tây”, “Nhật Bản xâm lược Trung Quốc”, và tinh thần “chống Trung Quốc” của Hoa Kỳ.

Trong khi đó, tội chiếm đoạt tài sản và giết hại chính người Trung Quốc suốt 70 năm qua của nó lại bị coi là điều cấm kỵ, không được nói đến.

Nghiên cứu cho thấy hơn nửa dân chúng Trung Quốc đã bị ĐCSTQ bức hại sau khi nó nắm quyền cai trị vào năm 1949, và khoảng 60 đến 80 triệu người bị thiệt mạng vì những nguyên nhân phi tự nhiên, nhiều hơn tổng số người chết trong hai cuộc Chiến tranh Thế giới.

Tuy vậy, không chỉ người dân Trung Quốc đã phải chịu thống khổ dưới tay ĐCSTQ, mà phần còn lại của thế giới cũng trở thành nạn nhân của sự bưng bít thông tin về virus corona của ĐCSTQ. Như chúng ta đã biết, cuộc sống đã bị đảo lộn, với hơn 4,2 triệu ca nhiễm và 290.000 ca tử vong ở gần 200 quốc gia.

Điều quan trọng hơn là người dân thế giới đã nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ và đoạn tuyệt mọi liên hệ với nó. Chúng ta không nên để ĐCSTQ, một bóng ma tà ác, tiếp tục phá hủy các chuẩn tắc xã hội của chúng ta và đẩy nhân loại vào chỗ hủy diệt.

Sau đây xin tóm lược về lịch sử bạo lực và lừa dối của ĐCSTQ.

“Cải cách Ruộng đất”: Xóa bỏ “Giai cấp địa chủ” và cướp đoạt ruộng đất ở nông thôn

Năm 1950, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch “Cải cách Ruộng đất” trên toàn quốc ở vùng nông thôn Trung Quốc, một vài tháng sau khi họ lên nắm quyền.

Với khẩu hiệu “dân cày có ruộng”, nó kích động cố nông nổi dậy chống lại địa chủ một cách bạo lực, cướp đoạt ruộng đất và các tài sản tư hữu khác một cách phi pháp.

Hàng chục ngàn địa chủ đã bị tra tấn, sát hại trong chiến dịch này. Vợ và con gái của họ bị lạm dụng và cưỡng hiếp, có trường ở ngay nơi công cộng. Trong một số địa khu, toàn bộ gia đình địa chủ đều bị sát hại, bất kể giới tính, tuổi tác nhằm xóa sổ hoàn toàn giai cấp địa chủ.

Theo cuốn Lịch sử Trung Quốc của Cambridge (The Cambridge of History of China), từ 100.000 đến 200.000 địa chủ đã thiệt mạng trong chiến dịch “Cải cách Ruộng đất”.

ĐCSTQ sát hại địa chủ là có nhiều mục đích – đó là, dùng bạo lực củng bố quyền lực; khiến nông dân tay dính chàm, đi theo ĐCSTQ và thể hiện lòng trung thành với Đảng; xóa bỏ giai cấp địa chủ và tịch thu toàn bộ đất đai của họ, và phá hủy văn hóa truyền thống và cấu trúc xã hội ở nông thôn Trung Quốc.

Hai năm sau khi nông dân được giao đất mà họ cướp được từ địa chủ, ĐCSTQ tiến hành một loạt chính sách hợp tác xã hóa và toàn bộ đất đai đều đã thuộc sở hữu nhà nước dưới quyền kiểm soát của ĐCSTQ. Nông dân lại tiếp tục trở thành giai cấp vô sản.

“Chỉ tiêu giết người” trong phong trào đàn áp phản cách mạng

Tháng 3 năm 1950, Ban Trung ương ĐCSTQ đã ban hành “Chỉ thị và các hoạt động trấn áp phản cách mạng” để đàn áp những người mà ĐCSTQ coi là mối đe dọa, trong đó có các quan chức Quốc dân Đảng, các “băng nhóm”, và các nhóm tín ngưỡng, v.v.

Ở các thành phố lớn, hầu như những người bị sát hại là cựu quan chức Quốc dân Đảng, doanh nhân, cựu nhân viên của các công ty phương Tây, và giới trí thức bị nghi đã mất lòng trung thành với Đảng. Trong số các nạn nhân, có nhiều tướng lĩnh cấp cao, từng có đóng góp lớn trong cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 nhằm lật đổ nhà Thanh và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Trong chiến dịch này, ĐCSTQ đã thực hiện chỉ tiêu hành quyết theo dân số địa phương. Mao chỉ thị rõ rằng những phần tử phản cách mạng cứng đầu chỉ được chiếm dưới 1% dân số ở tất cả các vùng, tức là khoảng 0,1% dân số sẽ phải bị xử tử để đào thải những phần tử phản cách mạng xấu xa nhất.

Tưởng Giới Thạch, tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, sau khi chạy sang Đài Loan, đã tuyên bố có tới 3,83 triệu người không theo cộng sản đã bị xử tử từ tháng 2 năm 1951 đến tháng 2 năm 1952.

Trong bối cảnh “Cải cách Ruộng đất” và các cuộc vận động “Đàn áp các phần tử phản Cách mạng”, ĐCSTQ đã phái quân đi “chống Mỹ và hỗ trợ Triều Tiên” trong cuộc chiến tranh xâm lược Hàn Quốc của nhà cộng sản Kim II Sung.

Theo các tài liệu giải mật của Liên Xô cũ, tổng số người tử vong của “Quân tình nguyện” của ĐCSTQ lên tới 1 triệu người, trong đó, nhiều người đã từng phục vụ trong đội quân quốc gia dưới sự chỉ huy của Tưởng Giới Thạch.

Cuộc bức hại 2,62 triệu trí thức năm 1957

Mao Trạch Đông từng nói: “Kẻ nào càng lắm tri thức thì càng phản cách mạng.”

Rút kinh nghiệm từ cuộc cách mạng toàn quốc ở Hungary do nhóm Petofi Circle hình thành từ giới trí thức, ĐCSTQ đã phát động “Phong trào Chống Cánh hữu” vào năm 1957, bắt đầu bằng việc khuyến khích giới trí thức bày tỏ quan điểm để “giúp ĐCSTQ chấn chỉnh”, nhưng hóa ra là chiêu trò độc ác “dụ rắn ra khỏi hang”.

Hàng chục ngàn trí thức đã bị bức hại nghiêm trọng chỉ vì đưa ra đôi chút chỉ trích về cách làm việc quan liêu của một số quan chức ĐCSTQ. Một số lượng lớn “phần tử cánh hữu” đã bị cầm tù hay bị lưu đày để “cải tạo tư tưởng” bằng lao động khổ sai, trong đó, nhiều người họ không trở về được nữa.

Tin công bố cho hay, tại cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị ĐCSTQ vào ngày 3 tháng 5 năm 1958, 3.178.470 phần tử cánh hữu đã bị “bắt giữ” thành công.

Tuy vậy, 21 năm sau, đến năm 1978, chỉ có 550.000 phần tử cánh hữu rốt cuộc đã được “cải tạo”. Vậy với khoảng 2,.62 triệu trí thức còn lại, đã xảy ra chuyện gì?

Báo cáo về một trại lao động ở Giáp Biên Câu, tỉnh Cam Túc có thể cho lời giải thích.

Từ tháng 10 năm 1957 đến cuối năm 1960, có gần 3.000 “phần tử cánh hữu” bị giam giữ trong trại lao động này. Đến tháng 11 năm 1960, khi “đội cứu hộ” được phái tới đó, họ chỉ tìm được khoảng 300 đến 400 người chỉ còn da bọc xương, cuối cùng cũng được trở về nhà.

Nạn đói và lừa mị lớn nhất trong lịch sử nhân loại

ĐCSTQ gọi nạn đói lớn từ năm 1959 đến 1961 là “ba năm thiên tai”.

Trong sách giáo khoa lịch sử trung học có đoạn viết: “Vào thời điểm đó, thiên tai hết sức nghiêm trọng, chính phủ Liên Xô đã hủy bỏ các thỏa thuận hợp tác kinh tế, kỹ thuật giữa hai nước. Và tất cả điều này gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân từ năm 1959 đến 1961.”

Trong sách giáo khoa không hề đề cập tới những nhân họa do các chính sách lố bịch gây ra như Đại Nhảy vọt. Tổng số ca tử vong phát sinh trong những năm này bị giấu nhẹm trước công chúng.

Dương Kế Thằng (杨继绳), cựu nhà báo kỳ cựu của Tân Hoa Xã, tiết lộ trong cuốn sách của ông mang tên Bia mộ: Nạn Đói lớn Trung Quốcnăm 1958-1961 ước tính 36 triệu người, gồm cả đàn ông, phụ nữ, và trẻ em, đã bị đói đến chết trong Đại Nhảy vọt Trung Quốc vào cuối những năm 1950 và đầu 1960, tương đương với tổng dân số Canada ngày nay.

Trong Đại Nhảy vọt, quan chức ĐCSTQ trước tiên thổi phồng sản lượng sản xuất, như “65.000 kg lúa mỗi mẫu (0,165 mẫu Anh)”, và sau đó khi chính quyền bắt đầu đánh thuế lên sản lượng bị nâng lên, các quan chức ĐCSTQ địa phương đã vơ vét mọi khẩu phần ngũ cốc, hạt giống và lương khô của nông dân, khiến họ không còn gì để sống.

Khi người dân cố cất giấu một ít ngũ cốc để ăn dần, ĐCSTQ phát động phong trào gọi là phong trào “chống che giấu” và dùng vũ lực ép người dân giao nộp mọi thứ họ có.

Học giả độc lập Nhan Trí Hoa tiết lộ: “Nhiều người vừa bị trói, bị treo lên, và bị đánh đập, vừa bị chỉ trích ở nơi công cộng; có người còn bị đánh chết ngay tại chỗ.”

Nạn nhân sắp chết đói không được trốn đi xin ăn nơi khác, vì ĐCSTQ coi đó là sự nhục mạ đối với uy tín của nó. Những người cố gắng trốn chạy thì bị bắn chết, còn không thì bị bắt lại, bị nhốt trong nhà của họ và bỏ mặc cho chết đói.

Tổng số ca tử vong trong cuộc Cách mạng Văn hóa: “Con số thiên văn”

Trong cuộc “Cách mạng Văn hóa” 10 năm, từ tháng 5 năm 1966 tới tháng 10 năm 1976, vô số sách cổ, di tích văn hóa và những danh thắng lịch sử đã bị hủy hoại.

Dưới sự xúi giục của ĐCSTQ do Mao Trạch Đông đứng đầu, thế hệ trẻ bị biến thành lưu manh như hồng vệ binh, và các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống đã bị hủy hoại hoàn toàn.

Vô số người đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn đẫm máu. Đồng thời, ĐCSTQ đã cấy cái gen văn hóa đảng tà ác vào tâm trí người Trung Quốc.

Thậm chí ngày nay, bóng ma của Cách mạng Văn hóa vẫn còn hiện hữu trong nhiều hoạt động mà ĐCSTQ thúc đẩy.

Thực sự đã có bao nhiêu người bị thiệt mạng trong cuộc Cách mạng Văn hóa?

Ngày 13 tháng 12 năm 1978, Diệp Kiếm Anh, quan chức cấp cao của ĐCSTQ, phát biểu tại Hội nghị Công tác Trung ương ĐCSTQ: “Sau 2 năm 7 tháng điều tra toàn diện của Ban Trung ương, ước tính 20 triệu người đã bị thiệt mạng trong cuộc Cách mạng Văn hóa, trong đó, hơn 100 triệu người đã bị bức hại chính trị, chiếm khoảng 1/9 tổng dân số Trung Quốc và lãng phí 800 tỷ Nhân dân tệ.”

Tháng 8 năm 1980, khi Đặng Tiểu Bình được hỏi cùng câu hỏi này trong cuộc phỏng vấn với nhà báo nổi tiếng người Ý Oriana Fallaci, Đặng nói: “Đó là con số thiên văn không ước tính được.”

Phủ nhận vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989

Vụ thảm sát đẫm máu các sinh viên trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 4 tháng 6 năm 1989 (Lục Tứ) đã gây chấn động thế giới, nhưng người phát ngôn của chính quyền ĐCSTQ tuyên bố “Khi quân đội Trung Quốc giải tán quảng trường, đã không để xảy ra án mạng nào, không tốn viên đạn nào.”

Theo một bài báo đăng trên tạp chí Next Magazine ở Hồng Kông năm 2014 để tưởng niệm 25 năm sự kiện Lục Tứ, tài liệu giải mật từ cục lưu trữ Nhà Trắng Hoa Kỳ ghi nhận có 40.000 dân thường là nạn nhân của Vụ thảm sát Lục Tứ, trong đó 10.454 người đã bị sát hại.

Tài liệu giải mật của Anh năm 2017 cho thấy có ít nhất 10.000 người đã bị quân đội ĐCSTQ sát hại trong vụ thảm sát Lục Tứ.

Cuộc bức hại Pháp Luân Công đang diễn ra

Kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, có ít nhất hơn 4.000 học viên đã được xác nhận bị thiệt mạng vì bị bức hại.

Báo cáo Minh Huệ – Cuộc bức hại Pháp Luân Công 20 năm ở Trung Quốc chỉ ra rằng “từ ngày 10 tháng 7 năm 1999 tới ngày 10 tháng 7 năm 2019 đã có ít nhất 2,5 đến 3 triệu vụ bắt giữ các học viên Pháp Luân Công (một số học viên bị bắt giữ nhiều lần). Những vụ bắt giữ này rơi vào bốn loại: Giam giữ hành chính, giam giữ tùy tiện trong trung tâm tẩy não, giam giữ trong các trại lao động hiện đã bãi bỏ, và cầm tù.”

Báo cáo còn chỉ ra: “Ngoài ra, có tới 10 triệu học viên Pháp Luân Công không rõ danh tính đã bị bắt giữ chỉ vì kháng nghị cho đức tin và đã bị đưa vào các trại tập trung bí mật, nơi họ trở thành chuột bạch trong các nghiên cứu khoa học và là nguồn hiến tạng không tự nguyện của ĐCSTQ. Chưa rõ bao nhiêu người đã chết và thi thể của họ đã bị hỏa táng mà gia đình không hay biết.”

Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp tục diễn ra trong đợt bùng phát dịch virus corona Vũ Hán.

Theo trang web Minh Huệ, có ít nhất 282 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ phi pháp trong tháng 2 năm 2020, khi tình trạng lây nhiễm virus trở nên nghiêm trọng nhất và 51 học viên bị kết án oan trong tháng 1 và tháng 2 năm 2020.

Che giấu đại dịch virus corona

Đại dịch virus corona tàn khốc đang hoành hành trên khắp thế giới, khiến hơn 290.000 người thiệt mạng tính đến ngày 12 tháng 5 năm 2020. Tuy nhiên, tổng số ca tử vong ở Trung Quốc mà ĐCSTQ đưa ra chỉ là 4.633 ca, thấp một cách phi lý. Đây là điều mà Thượng Nghị sỹ Ben Sasse gọi đây là “tuyên truyền rác rưởi”.

“Chưa cần bình luận gì về thông tin mật nào, điều này đã quá rõ ràng: ĐCSTQ đã, đang và sẽ tiếp tục nói dối về dịch virus corona để bảo vệ chính quyền của nó”, Thượng Nghị sỹ Sasse phát biểu tại cuộc họp báo Nhà Trắng vào ngày 1 tháng 4 năm 2020.

Cộng đồng quốc tế đã dần nhận ra rằng ĐCSTQ luôn bưng bít sự bùng phát dịch bệnh. Tám bác sỹ đã bị cảnh sát khiển trách chỉ vì chia sẻ thông tin về virus corona với đồng nghiệp khác trên mạng xã hội; Bác sỹ Ngải Phân đã bị ủy ban thanh tra kỷ luật mời tới “trao đổi” và bị đe dọa bởi bà đã chia sẻ mối lo ngại về một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng giống “SARS”.

Ở Trung Quốc, không chỉ chia sẻ thông tin chân thực là phạm pháp mà lưu giữ thông tin chân thực cũng khiến người đó gặp rắc rối.

Có nguồn tin báo cáo rằng ba phụ nữ trẻ (Trần Mai, Sái Vỹ và người bạn họ Đường của họ) là tình nguyện viên trong công tác chống dịch virus corona, đều bị các nhà chức trách ĐCSTQ giam giữ phi pháp bởi họ đã lưu lại dữ liệu trong khi giúp thu thập thông tin về tình trạng lây nhiễm virus.

Cuộc họp khẩn cấp của nội các Vương quốc Anh ngày 24 tháng 4 cũng không buồn đưa dữ liệu virus corona của TQ vào biểu đồ do tính không đáng tin của nó.

Giữa tháng 3, tờ Bild của Đức đăng bài báo có tựa đề: “Trung Quốc lừa mị thế giới bằng nụ cười”, trong đó, bài báo không những chỉ trích ĐCSTQ xử lý sai sự lây lan của virus mà còn chất vấn về sự hợp tác giữa Đức và ĐCSTQ.

Làm nhiều việc bất nghĩa ắt tự diệt vong

Gần đây, tờ báo Pháp Le Figaro bình luận rằng ở Trung Quốc, tập quán lợi dụng lừa mị và dối trá để cai trị của Mao Trạch Đông đã không mất đi cùng với cái chết của ông ta. Hành vi lừa dối phổ biến trong cai trị bắt đầu từ việc làm giả số liệu, dù là số liệu về đại dịch virus corona hay bất cứ điều gì khác.

Trung Quốc có câu cổ ngữ: “Làm nhiều việc bất nghĩa ắt tự diệt vong.”

Mọi người đã bắt đầu nghiêm túc đặt câu hỏi việc ĐCSTQ sẽ còn cầm cự được trong bao lâu khi nó đang trong cơn hấp hối với hơi thở bạo lực và dối trá cuối cùng?


Bản tiếng Hán:http://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/29/404461.html

Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/23/185169.html

(Theo MinhHue Net)

Ngày đăng: 10-06-2020