Nhiều quan chức Trung Quốc bị truy tố về tội diệt chủng
Năm quan chức cấp cao của Trung Quốc đã bị truy tố tại Tây Ban Nha về tội diệt chủng và tra tấn các học viên Pháp Luân Công.
Theo báo cáo của Thời báo Đại Kỷ Nguyên trực tuyến và ấn bản phát hành hôm thứ Hai, năm quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gồm có Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐCSTQ, và La Cán, người đứng đầu Văn phòng 610 khét tiếng, một lực lượng cảnh sát đặc nhiệm bí mật đã dẫn đầu chiến dịch bạo lực chống lại Pháp Luân Công.
Các chi tiết bổ sung được công bố hôm thứ Tư trong một thông cáo báo chí của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, nhân danh Tổ chức Sáng lập Luật pháp Nhân quyền (HRLF), mà đang đi đầu trong nỗ lực pháp luật tại Tây Ban Nha. Ông Carlos Iglesias là luật sư của HRLF đặc trách vụ án này tại Tây Ban Nha.
“Khi một ai đó tiến hành một tội ác diệt chủng hoặc tra tấn, đó là một tội ác chống lại toàn bộ cộng đồng quốc tế chứ không chỉ chống lại công dân Trung Quốc,” ông Iglesias nói.
Phạm phải tội ác diệt chủng, các bị cáo có thể bị ở tù đến 20 năm và có thể phải chịu trách nhiệm về bồi thường thiệt hại kinh tế đối với các nạn nhân. Căn cứ vào mức độ tội ác phạm phải của bị đơn, họ có thể phải nhận lãnh hình phạt tối đa là 20 năm cho tội ác của họ.
Theo thông cáo báo chí, các bị cáo có từ 4-6 tuần để trả lời và sau đó có thể đối mặt với sự dẫn độ nếu họ di chuyển đến một nước có hiệp ước dẫn độ với Tây Ban Nha. Quyết định này được thực hiện đúng theo nguyên tắc của quyền hạn luật pháp chung, cho phép các tòa án trong nước thụ lý các vụ án về tội diệt chủng và tội ác chống nhân loại không phân biệt nơi chúng xảy ra.
Pháp Luân Công là một môn tu dưỡng tinh thần truyền thống của Trung Quốc đã được tập luyện bởi hơn 100 triệu người ở Trung Quốc trước khi bị ĐCSTQ ngăn cấm trong tháng 7 năm 1999. Ban đầu nó được ủng hộ bởi ĐCSTQ vì giúp nâng cao sức khỏe và sự hòa hợp xã hội, nhưng đã đột nhiên bị coi là bất hợp pháp và sau đó bị đàn áp khốc liệt, phần lớn do quyết định của Giang Trạch Dân, một trong các bị đơn trong vụ án tại Tây Ban Nha.
Tòa án cũng đã đi một bước lịch sử trong việc là lần đầu tiên thừa nhận về mặt pháp lý sự bức hại chống lại Pháp Luân Công có ý nghĩa như tội diệt chủng.
Theo vietdaikynguyen.com