Bản chất của ĐCSTQ: Cải tạo tư tưởng một cách hệ thống
Học tập chính trị, cải tạo tư tưởng, những sự việc loại này người Trung Quốc ít nhiều đều đã trải qua. Có lẽ rất nhiều người sẽ hỏi, sao lại phải cải tạo tư tưởng của con người? Nguyên nhân căn bản của nó chính là một hệ thống tiêu chuẩn tốt xấu, phương thức tư duy và ngôn ngữ của Trung Cộng đều là phản nhân tính, không những không thể sản sinh một cách tự nhiên trong đại chúng, mà còn dễ bị nhân tính bài xích. Huống hồ, Đảng Cộng sản là một thể hệ độc tài chính trị-tôn giáo hợp nhất đáng bị phỉ nhổ, hết sức đối nghịch với Văn hóa truyền thống Trung Hoa. Trung Cộng muốn có chỗ đứng ắt phải tạo ra một môi trường Văn hóa đảng, cải tạo tư tưởng đã trở thành một bước tất yếu mà bức thiết.
Một bước cải tạo quan trọng chính là phê phán cái gốc tín ngưỡng của văn hóa Trung Hoa – Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo. Đồng thời những quan niệm truyền thống trong nhân gian cũng phản ánh trong thế tục của giá trị quan mà tam giáo xác lập. Những quan niệm này sớm đã trở thành một bộ phận trong cuộc sống thường ngày, cũng dễ khiến con người hướng về nguồn cội tôn giáo của nó. Do đó việc phê phán quan niệm truyền thống, cũng là một bước trọng yếu để Trung Cộng nhổ tận gốc văn hóa truyền thống Trung Quốc và tín ngưỡng trong tư tưởng người Trung Quốc. Như vậy, người Trung Quốc sẽ mất đi năng lực phân biệt và phán đoán đối với Trung Cộng và Văn hóa đảng.
Việc Trung Cộng phê phán Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo và phê phán bài trừ quan niệm truyền thống chỉ thuộc về bước “phá”. Trung Cộng đồng thời còn phải “lập” cái phương thức tư duy mà nó cần, ví như luật rừng gồm tư tưởng đấu tranh, cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh sinh tồn cho đến thuyết tiến hóa cùng khoa học hiện đại. Từ đó khiến con người tiếp nhận một cách có hệ thống tà thuyết của Trung Cộng vốn dựa trên cơ sở là Thuyết vô Thần, từ đó tạo ra và duy trì hoàn cảnh xã hội thích hợp cho sự sinh tồn của Trung Cộng. Đây chính là hậu quả của việc Trung Cộng tiến hành cải tạo tư tưởng một cách có hệ thống.
Trích từ: Giải thể văn hoá đảng