Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Lấy người xưa làm gương: Không thể xem nhẹ lời thề

Bài viết của Chu Thanh  

Lập lời thề và phát lời thề ở Trung Quốc thời xưa là một việc hết sức nghiêm túc trang trọng biểu đạt quyết tâm hướng về Thần linh thiên địa, thỉnh mời Thần Phật chứng kiến hành vi của bản thân mình, thiện ác thưởng phạt phân minh.

Khi phát lời thề, người xưa thường cầm nhành cây trong tay, phát lời thề xong thì bẻ đôi nhành cây. Ý tứ là nếu như phản bội lời thề thì bản thân mình sẽ nhận lấy sự trừng phạt giống như cành cây bị bẻ gãy kia.

Phản bội lời thề, vạn tiễn xuyên tim

Trong “Tùy Đường diễn nghĩa”, “Hưng Đường truyện” có ghi lại câu chuyện như sau. Tần Quỳnh và biểu đệ La Thành truyền dạy cho nhau tuyệt kỹ gia truyền “La gia thương” và “Tần gia giản”. Hai người đã phát lời thề sẽ không giấu giếm tuyệt chiêu.

Tần Quỳnh lập lời thề: “Nếu huynh có chỗ nào giấu nghề thì tất sẽ thổ huyết mà chết!” Lúc Tần Quỳnh dạy đến tuyệt kỹ “tát thủ giản”, bởi vì tâm sinh ra niệm lo sợ biểu đệ từ đây về sau sẽ vượt qua mình cho nên ông ấy chỉ truyền dạy qua loa, chứ không truyền hết toàn bộ.

La Thành lập lời thề: “Nếu đệ có chỗ nào giấu nghề thì tất sẽ chết dưới làn tên!” Lúc truyền dạy tuyệt kỹ gia truyền, trong tâm La Thành cũng sinh ra niệm lo sợ biểu huynh ngày sau sẽ qua mặt mình. Cho nên lúc La Thành dạy tới tuyệt kỹ “hồi mã thương”, ông ấy chỉ dạy lướt qua và giấu giếm tuyệt chiêu “hồi mã thương”.

Cả hai người bọn họ cũng không mấy để tâm đến chuyện này. Trong một lần La Thành giao chiến với Tô Định Phương, ông ấy trúng phải gian kế của Tô Định Phương, một mình một ngựa mắc kẹt trong vũng lầy rồi bị tên bắn, giãy giụa cho đến chết. Thường Thắng tướng quân bách chiến bách thắng đã phải chết thảm do ứng nghiệm lời thề vào năm 23 tuổi!

Vào những năm cuối của Tần Quỳnh, lúc ông ấy tỉ võ với Uất Trì Cung để tranh ấn soái, bởi vì quá hao tổn sức lực khi nâng chiếc đỉnh nặng nghìn cân nên đã thổ huyết mà chết.

Phát lời thề không phải là trò đùa con trẻ. Ngay cả những anh hùng hào kiệt như Tần Quỳnh và La Thành cũng phải nhận lấy sự trừng phạt khi phản bội lời thệ ước. Một người thổ huyết đến chết, một người bị tên bắn chết.

Phát lời thề với trời đất, đoái hiện hai mắt mù lòa

Vào thời kỳ “Tĩnh Khang chi biến” (sự kiện Tĩnh Khang) trong lịch sử, Tống Khâm Tông (tên thật là Triệu Hoàn) và phi tần, cùng với hàng nghìn quan viên đã bị quân Kim bắt làm tù binh áp giải về phương Bắc. Sau khi Tống Khâm Tông bị bắt giữ, ông đã đạt được thỏa hiệp với nước Kim, nhờ đó Hiển Nhân hoàng hậu được tha về nước. Lúc rời đi, Khâm Tông nắm lấy tay hoàng hậu, vừa khóc vừa nói: “Nếu ta còn có thể quay về phương Nam, để ta làm Thái ất cung sử thì ta cũng mãn nguyện rồi. Ta không có mong ước gì hơn nữa.”

Hiển Nhân hoàng hậu bèn nói: “Sau khi thiếp trở về, nếu thiếp không nghĩ đến quay lại đón Ngài thì thiếp nguyện sẽ mù lòa cả đời!” Và đây chính là lời thề của Hiển Nhân hoàng hậu.

Sau khi Hiển Nhân hoàng hậu quay về, nàng ấy đề cập chuyện này với Tống Cao Tông. Nhìn thấy Cao Tông không có ý đưa người đi đón Khâm Tông, nàng ấy cũng không dám nói nhiều thêm, thế là chuyện này đã bị bỏ ngỏ không lời kết.

Không lâu sau đó, hai mắt của Hiển Nhân hoàng hậu mất đi thị lực, thái y cũng không thể nào chữa khỏi.

Có một vị Đạo sĩ đi ngang qua, ông ấy dùng kim châm vào mắt hoàng hậu, và con mắt bên trái đã hồi phục thị lực. Hoàng hậu hết sức vui mừng, lệnh cho Đạo sĩ chữa trị nốt con mắt bên phải, nhưng vị Đạo sĩ kia liền nói: “Từ đây về sau, hoàng hậu sẽ dùng một con mắt để nhìn, còn một con mắt kia là ứng nghiệm với lời thề của hoàng hậu!”

Lời thệ ước nói ra miệng không phải là không có hình thức, một khi đã nói ra thì không thể nuốt lời. Hành động của con người cần phải có trách nhiệm với lời nói của chính mình. Đạo Trời, chư Thần chư Phật công chính vô tư dõi theo từng lời nói từng hành động của con người, mỗi người đều bình đẳng, không có phân biệt giàu nghèo cao thấp ở chốn nhân gian.

Hai vị hoàng tử phản bội lời thề bị lưỡi bừa cày nát thân người

Hai vị hoàng tử Ân Giao và Ân Hồng trong “Phong thần diễn nghĩa” vâng mệnh sư phụ xuống núi trợ Chu phạt Trụ. Trước khi xuống núi, Ân Hồng hướng đến sư phụ Xích Tinh Tử phát lời thề: “Lỡ như đệ tử có ý nào khác thì tứ chi hóa thành tro bụi.”

Ân Giao cũng hướng đến sư phụ Quảng Thành Tử phát lời thề: “Nếu đệ tử cải biến lời thề thì sẽ bị lưỡi bừa cày nát thân người.” Quảng Thành tử đã giao lại các loại pháp khí của mình cho Ân Giao.

Sau khi xuống núi, Ân Giao và Ân Hồng đã không trợ Chu phạt Trụ, không những vậy còn trợ Trụ vi ngược. Hai người bọn họ đâu biết rằng lời thề ứng nghiệm trở thành sự thật.

Về sau, Ân Hồng bỏ mạng trong trận đồ Thái Cực của Lão Tử, quả thật là tứ chi bị thiêu thành tro bụi.

Ân Giao cũng bị mấy đại Tiên gia kẹp vào giữa hẻm núi, rồi dùng lưỡi bừa cày nát thân. Hai người bọn họ đều bị ứng nghiệm bởi lời thề của chính mình.

Lúc hai vị Tiên nhân Xích Tinh Tử và Quảng Thành Tử nhìn thấy đồ đệ của mình nhận phải ác báo này, hai người họ không kiềm lòng mà rơi lệ, cũng có ý xin xá miễn tội cho đồ đệ; nhưng trong thâm tâm họ hiểu rằng ý Trời khó cưỡng, cho nên chỉ có thể thuận theo ý Trời mà làm thì mới có thể đắc được sự bảo hộ của ông Trời.

Trong “Phong thần diễn nghĩa”, Thân Công Báo phát lời thề với Nguyên Thủy Thiên Tôn: Nếu ông ta tiếp tục làm ngược với ý Trời, trợ Trụ vi ngược thì sẽ phải chôn thân ở biển Bắc. Thân Công Báo việc ác nào cũng làm, âu cũng là lúc ông ta đoái hiện lời thề của mình.

Tôn Kiên ứng nghiệm lời thề, bỏ mạng dưới làn tên

Trong “Tam quốc diễn nghĩa”, liên quân thập bát lộ chư hầu tấn công Đổng Trác. Tôn Kiên đánh bật Đổng Trác chiếm lĩnh Lạc Dương, nhận được ngọc tỉ của vua tại miệng giếng ở thành phía Nam. Nhưng Tôn Kiên không thừa nhận, đồng thời phát lời thề trước Viên Thiệu và các lộ chư hầu: “Nếu ta có ngọc tỉ truyền ngôi thì nguyện chết dưới làn tên!”

Về sau, Tôn Kiên truy kích Hoàng Tổ (bộ tướng của Lưu Biểu) thì bị trúng bẫy mai phục, vạn tiễn xuyên tim, ứng nghiệm với lời thề của mình.

Bị sét đánh chỉ vì bốn đĩnh bạc

Vào tháng 6 năm Càn Long thứ 57 (triều Thanh), ở huyện An Đông có một phụ nữ chuyển dạ sinh con, bèn cho mời bà đỡ đến. Tối hôm đó, bà đỡ tá túc ở nhà người phụ nữa kia, đến sáng sớm hôm sau mới rời đi.

Cha của đứa nhỏ cảm tạ Thần Phật bảo hộ hai mẹ con vượt cạn bình an nên định lấy ra mấy đĩnh bạc giấu ở dưới gối đầu trong phòng để mua đồ tế lễ Thần linh. Lúc này, người chồng mới phát hiện bốn đĩnh bạc đã không cánh mà bay. Bởi vì bà đỡ đã từng dùng qua chiếc gối này nên người chồng bèn đến nhà bà đỡ để hỏi thăm về chuyện bốn đĩnh bạc. Bà đỡ một mực phủ nhận, hơn nữa bà ta còn phát lời thề: “Nếu như tôi lấy số bạc đó thì ông Trời sẽ nổi sấm sét đánh chết tôi!”

Chưa đến mấy ngày sau, trên trời bỗng dưng xuất hiện sấm chớp đì đùng, tiếng sấm nổ vang. Sau đó, người ta phát hiện ra xác người bị sét đánh cháy sém ở bãi đất trống trong làng, trên tay bà ta vẫn còn đang cầm mấy đĩnh bạc. Xác người kia nguyên là bà đỡ ngày trước đã bị sét đánh chết.

“Thiên lý chiêu chiêu bất khả khi” (ý tứ là lẽ trời rành rành không thể làm trái). Lời thề một khi ra khỏi miệng thì trời đất đều có ghi chép lại. Duy chỉ có tích đức hành thiện, đoái hiện thệ ước của bản thân mình thì mới có thể thoát khỏi tai họa.

Giải trừ lời thề độc

Thời còn đi học, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt ép học sinh phải gia nhập vào các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội; người ta đều phải hướng về cờ Đảng, cờ Đoàn, cờ Đội để phát lời thề độc. Trong nội dung lời thề gia nhập Đảng có câu “vì chủ nghĩa cộng sản phấn đấu cả đời”. Tuy nội dung lời thề khi gia nhập vào Đoàn và Đội không có trực tiếp nói ra điều này nhưng chúng đều có những nội dung tương tự.

Đây là một lời thề độc. ĐCSTQ yêu cầu những người gia nhập vào Đảng, Đoàn, Đội phải dâng hiến sinh mệnh của mình cho nó, vì nó phấn đấu suốt đời. Lưỡi liềm trong biểu tượng của ĐCSTQ đại biểu cho sự hủy diệt và chết chóc. Trong văn hóa phương Tây, chỉ có ma quỷ mới cầm lưỡi liềm; cái búa là công cụ của thợ điêu khắc đá; ngôi sao năm cánh trong cờ hiệu của ĐCSTQ chính là kí hiệu của tà giáo Satan.

Lúc con người phát lời thề trước cờ Đảng, cờ Đoàn, cờ Đội cũng chính là đang dâng hiến sinh mệnh của mình cho ma quỷ và tà giáo Satan. Trong suốt quá trình phát lời thề, con người giơ nắm tay trước trán, lòng bàn tay hướng xuống đất và mu bàn tay hướng lên trời; lòng bàn tay hướng xuống dưới chính là phát lời thề với chốn âm ti địa phủ. Việc làm này cũng bằng như phát nguyện dâng hiến bản thân mình cho ma quỷ ở chốn âm gian.

Chỉ có thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của ĐCSTQ thì mới có thể phá trừ lời thề độc mình đã từng nói, đồng thời hủy bỏ khế ước bán thân đã từng kí kết với ma quỷ, từ đó đắc được sự bảo hộ của Thần Phật.

Lựa chọn điều gì là do bản thân con người nói mới được tính. Vì sự bình an và hạnh phúc của bạn cũng như những người thân trong gia đình, người viết hy vọng quý độc giả mau chóng tránh xa ma quỷ và đưa ra lựa chọn sáng suốt cho mình!


Bản tiếng Hán: http://big5.minghui.org/mh/articles/2020/9/24/以古為鏡-不可輕看誓言-412210.html

(Theo Minh Hue Net)

Ngày đăng: 30-09-2020