“Qua cầu rút ván”: Số phận giáng xuống những người theo Đảng Cộng sản hành ác
Tháng 12 năm 1948, ông Hồ Thích Phi, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ (từ năm 1938 đến 1942), đã phải đối mặt với một quyết định khó khăn. Cả Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn đã cho quân bao vây Bắc Kinh vào thời điểm đó, và Tưởng Giới Thạch đều đã hứa cho ông ta vị trí cấp cao trong chính quyền của mình. Mỗi bên đều tìm mọi cách có thể để lôi kéo vị học giả nổi tiếng này về phe của mình.
Cuối cùng, ông Hồ đã lên máy bay để gia nhập phe của Tưởng ở Nam Kinh, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc thời bấy giờ.
Tuy nhiên, con trai của ông Hồ, Tư Đỗ, lại quyết định ở lại.
“Con không làm gì chống lại ĐCSTQ. Con sẽ không việc gì đâu,” anh nghĩ.
Sau khi giao nộp cho các quan chức một số vật có giá trị do cha mình để lại, Tư Đỗ đã bị ép viết các bài báo phỉ báng cha mình. Cuối cùng, anh đã suy sụp và tự sát ở tuổi 36 vào năm 1957, sau khi trở thành đối tượng bị đàn áp trong nhiều chiến dịch chính trị của ĐCSTQ.
Đây chỉ là một trong vô số những thảm kịch đã xảy ra trong vài thập kỷ qua. Vì hy vọng có được một tương lai tốt đẹp hơn, cho xã hội hoặc cho chính họ, những người này đặt cược sinh mạng của mình vào ĐCSTQ nhưng rồi nhận ra đó chỉ là một hành trình hướng tới sự hủy diệt. Những bất hạnh này có thể thấy tại Liên Xô thời đó, trong suốt lịch sử của ĐCSTQ, và trong cuộc bức hại Pháp Luân Công ngày nay.
“Qua cầu rút ván”
Chu Tự Thanh là một nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc, rất nhiều tác phẩm của ông vẫn làm vẻ vang cho sách giáo khoa Trung Quốc ngày nay. Danh tiếng của ông một lần nữa được quảng bá rầm rộ trong sách giáo khoa bởi ông đã đứng về phe ĐCSTQ và từ chối nhận thực phẩm từ Hoa Kỳ trong cuộc nội chiến Trung Quốc năm 1946. Nhưng sách giáo khoa đã không đề cập đến việc ông được cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho đến lúc chết, và con trai ông là Chu Mại Tiên đã bị xử tử vào năm 1951, ở tuổi 33, cho dù anh trung thành với Đảng.
Ngoài Hồ Tư Đỗ và Chu Mại Tiên là những người đã gia nhập ĐCSTQ trước khi nó lên nắm quyền năm 1949, nhiều người tích cực theo [nó] sau đó cũng phải đối mặt với số phận tương tự. Lưu Truyện Tân là một ví dụ, sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra năm 1966, ông ta đã trở thành Giám đốc Sở Cảnh sát Bắc Kinh. Để làm hài lòng các quan chức cấp cao hơn, ông ta đã tùy tiện liệt kê ra hơn 1.000 quan chức là gián điệp và kẻ thù của nhà nước.
Tuy nhiên, sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, ông Lưu lại là một trong những quan chức đầu tiên bị trừng phạt. Tháng 1 năm 1977, ông ta bị cách chức giám đốc sở cảnh sát và đã tự sát bốn tháng sau đó. Ngoài ra, để xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận, gần 800 người ủng hộ ông Lưu đã bị sa thải khỏi Sở Cảnh sát Bắc Kinh; 17 người trong số họ đã bị tử hình bí mật mà không qua quy trình tố tụng. Gia đình họ được thông báo rằng họ đã chết trong khi thi hành nhiệm vụ.
Sau hầu hết mọi chiến dịch chính trị, các cảnh sát sẽ bị trừng phạt như những con dê thế tội vì tuân theo các mệnh lệnh không còn giá trị. Hiện tượng này thường được mô tả như câu tục ngữ Trung Quốc, “tá ma sát lư” (qua cầu rút ván).
Những tiền lệ ở Liên Xô
Không phải ai cũng bị lừa bởi tuyên truyền của Đảng Cộng sản. Vào năm 1923, với lòng nhiệt thành đối với Chủ nghĩa Cộng sản, Tưởng và một nhóm quan chức đã đến thăm Liên Xô thay mặt cho Tôn Trung Sơn, tổng thống đầu tiên của Trung Hoa Dân Quốc. Thế nhưng, chuyến đi này đã khiến Tưởng trở thành một người ủng hộ mạnh mẽ việc chống lại Chủ nghĩa Cộng sản.
Ông nhận thấy cuộc cách mạng của Đảng Cộng sản Nga bao gồm hai thành phần: một là đấu tranh giai cấp và hai là vận động nhân dân cho các cuộc bạo loạn vũ trang. Cụ thể hơn, vì Đảng Cộng sản coi đấu tranh giai cấp là lực lượng chính cho tiến bộ xã hội, nó thường cố ý tăng cường các cuộc đấu tranh giai cấp và tạo ra sự hỗn loạn thông qua cướp bóc, hãm hiếp, đốt phá và giết chóc. Sau đó, công chúng bị dụ dỗ hoặc ép buộc tham gia với tư cách là người theo hoặc nô lệ.
Sự tàn bạo này ở Liên Xô đã được thi hành thông qua Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), về sau trở thành Ủy ban An ninh Nhà nước (KGB). Ông Genrikh Yagoda, giám đốc của Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) (từ năm 1934 đến 1936), đã theo lệnh của Joseph Stalin phụ trách giám sát việc bắt giữ, xét xử làm gương trước công chúng và tử hình nhiều loại kẻ thù chính trị khác nhau. Bất kể sự đóng góp của ông Yagoda cho cuộc Đại Thanh trừng, năm 1937, Stalin đã ra lệnh bắt giữ ông. Ông Yagoda cầu xin được khoan hồng, nhưng có thế nào thì cũng bị xử tử vì tội danh âm mưu và phản quốc.
Điều thú vị là sự trỗi dậy và sụp đổ của Liên Xô, và có lẽ cũng là của ĐCSTQ, đã được ông Georgi Plekhanov, cha đẻ của chủ nghĩa Mác-xít ở Nga, tiên đoán. Đầu năm 1918, chưa đầy một năm sau Cách mạng Tháng Mười, ông Plekhanov đã để lại một di chúc chính trị và cấm tiết lộ nó cho đến khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Sau đó, tài liệu được gọi là “Di chúc Chính trị” này đã được phục hồi tại Ngân hàng BNP Paribas và được tờ báo Nezavisimaya Gazeta của Nga đăng toàn bộ vào ngày 30 tháng 11 năm 1999.
Ông Plekhanov dự đoán rằng, một xã hội cộng sản sẽ được vận hành bằng chế độ chuyên chế độc đảng, không hề có dân chủ hay tự do. Một xã hội như vậy sẽ thi hành khủng bố, lừa dối và vũ lực trước khi nó sụp đổ. Ông cũng chỉ ra rằng, “sự vĩ đại của một quốc gia không nằm ở sự rộng lớn của lãnh thổ hay bề dày lịch sử, mà nó nằm ở truyền thống dân chủ và tiêu chuẩn sống của nó. Chừng nào người dân của nó còn sống trong nghèo khó và không được hưởng dân chủ, thật khó đảm bảo rằng sẽ không có khủng hoảng hay sự sụp đổ cuối cùng.”
Sự tàn bạo đang diễn ra
Nhiều bài học lịch sử vẫn còn chưa được nghiên cứu, huống hồ là dự đoán của Plekhanov. 23 năm sau khi Cách mạng Văn hóa kết thúc, cũng như 8 năm sau khi Liên Xô tan rã, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch trên quy mô lớn chống lại môn tu luyện thiền định ôn hòa Pháp Luân Công ở Trung Quốc.
Theo trang web Minh Huệ, từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, đã có ít nhất 2,5 đến 3 triệu học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ chỉ vì kiên định đức tin của mình. Trong số đó, trên 4.300 người đã mất mạng do bị tra tấn trong khi bị cảnh sát giam giữ. Những trường hợp này chỉ đại diện cho một số ít các trường hợp được báo cáo thành công lên trang web Minh Huệ sau khi vượt qua sự giám sát và kiểm duyệt internet ở Trung Quốc, vì có khoảng 100 triệu học viên Pháp Luân Công vào thời điểm cuộc đàn áp bắt đầu, và nếu không phải tất cả thì phần lớn trong số đó đã bị phân biệt đối xử và ngược đãi dưới nhiều hình thức khác nhau, số người bị ảnh hưởng thực tế có thể còn cao hơn nhiều.
Ngoài quy mô, cuộc bức hại này còn khác với các trường hợp khác ở Liên Xô cũng như Trung Quốc. Đầu tiên, đó là sự đàn áp tín ngưỡng nhắm vào nhóm người thuộc mọi thành phần xã hội khác nhau có đức tin vào Pháp Luân Công và nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Từ khi những người này bị buộc phải từ bỏ đức tin và nguyện ước của bản thân muốn trở thành những công dân tốt hơn, sự tuột dốc đạo đức ở Trung Quốc trở nên rất lớn và chưa từng có.
Thứ hai, các thủ đoạn được sử dụng trong cuộc bức hại này nằm ngoài sức tưởng tượng. Ngoài các trại tạm giam, trại lao động và nhà tù, các học viên còn bị giam giữ trong nhiều loại trung tâm tẩy não khác nhau. Trong khi bị giam giữ, họ bị đánh đập, bị sốc bằng dùi cui điện, không được vào nhà vệ sinh, bị ngược đãi tinh thần và thậm chí bị giết để lấy nội tạng.
Quả báo cho những tội ác
Trong quá trình thẩm vấn, ông Yagoda nói với các thẩm vấn viên của mình: “ … các vị có thể viết lời tôi vào báo cáo của các vị gửi Stalin rằng, chắc chắn có một vị Thần đứng sau mọi việc. Đối với Stalin, tôi không có gì đáng được cảm kích ngoài sự phục vụ trung thành của tôi; còn đối với Thần, tôi đáng bị trừng phạt nặng nề nhất vì đã vi phạm các điều răn của Ngài hàng ngàn lần. Bây giờ, hãy nhìn xem tôi đang ở đâu [nhà tù Lubyanka] và tự mình xét xem: liệu có Thần hay không?
Tương tự như vậy, mặc dù cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn còn tiếp diễn, nhưng một số lượng lớn quan chức đã bị quả báo vì tội ác của họ dưới những tội danh khác nhau, chẳng hạn như hối lộ. Theo dữ liệu từ trang web Minh Huệ, ít nhất 3.672 cảnh sát tham gia vào cuộc bức hại đã bị quả báo.
Trong số đó, 25 người đã bị kết án tử hình (phần lớn thuộc hệ thống cảnh sát), 881 người bị kết án tù và 83 người bị kết án chung thân. Ngoài mặt nghĩa vụ pháp lý, một số cảnh sát còn trải qua những loại bất hạnh khác nhau sau khi bức hại các học viên vô tội.
Trần Hồng Huy, cựu giám đốc của Cục An ninh Nội địa Hoa Nam ở tỉnh Hà Nam, là một cá nhân tích cực tham gia vào cuộc bức hại. Chỉ trong hai năm, dưới sự chỉ huy của ông ta, 16 học viên đã bị bắt, 5 người bị kết án tù, và 2 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Những học viên còn lại bị giam giữ và buộc phải nộp tiền phạt. Ông ta còn đốt các sách Pháp Luân Công và chân dung của Nhà sáng lập Pháp Luân Công.
Các học viên liên tục khuyên ông Trần dừng lại, nhưng ông ta luôn làm ngơ lời khuyên của họ. Vào tháng 10 năm 2009, khi một học viên một lần nữa khuyên ông ta hãy giúp đỡ những người vô tội, ông đã bác bỏ và trả lời: “Tôi đã làm việc này trong nhiều năm và tôi vẫn ổn. Nếu quả báo là có thật, thì hãy tới đây đi! Tôi sẽ theo ĐCSTQ cho đến cuối cùng.”
Ngày 31 tháng 10 năm 2009, khi ông Trần đang đi từ thị trấn Long Sơn trở về Hoa Nam, ông đã đâm xe mình vào một cái cây. Hộp sọ của ông bị vỡ nát, và ông ta chết ngay lập tức ở tuổi mới ngoài 40.
Bài viết liên quan:
Những nhà thông thái đã tiên đoán sự giải thể của chủ nghĩa Cộng sản từ nhiều năm trước
Quả báo vì bức hại Pháp Luân Công tại thị trấn Hoa Nam, tỉnh Hắc Long Giang
Nguồn: http://vn.minghui.org/news/144361-qua-cau-rut-van-so-phan-giang-xuong-nhung-nguoi-theo-dang-cong-san-hanh-ac.html