Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Nhìn lại lịch sử: Từ Đảng Cộng sản Liên Xô tới Đảng Cộng sản Trung Quốc

Liên Xô rơi vào tình trạng hỗn loạn trước khi sụp đổ vào năm 1991, từ tham nhũng tràn lan tới mức sống sa sút, từ viện trợ tăng vọt để “duy trì ổn định” cho đến các thảm họa sinh thái do các dự án dự trữ nước quy mô lớn gây ra.

Nhiều người dân, gồm cả những người thuộc tầng lớp có đặc quyền, đã mất niềm tin ở Đảng Cộng sản.

Ông Leonid Brezhnev, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) giai đoạn 1964-1982 đã nói với em trai ông: “Cộng sản là gì? Đó là đủ loại lời sáo rỗng để mê hoặc con người.”

Năm 1985, sau khi Mikhail Gorbachev nhậm chức đã đề xướng nhiều cuộc cải cách quan trọng để duy trì nhà nước Xô-Viết và các lý tưởng xã hội chủ nghĩa của nhà nước này.

Những cuốn sách từng bị cấm đã được xuất bản trở lại. Bộ phim Ăn năn (Repentance), mà người ta cho là ám chỉ Stalin, đã được công chiếu trên toàn quốc. Những sự thật về lịch sử cuộc nội chiến, “Chính sách Kinh tế mới”, “Cuộc đại thanh trừng”, “Nạn đói Xô Viết”, Chiến tranh Thế giới thứ hai từng bị che giấu nay đã được công khai cho công chúng.

Sự thật này đã khiến nhiều người bàng hoàng. Họ đã sốc khi nhận ra rằng mình đã bị lừa mị quá nhiều.

Người Liên Xô bắt đầu hồi tưởng lại những gì họ hiểu về lịch sử của Đảng Cộng sản. 5 triệu trong số 19 triệu đảng viên đã công khai từ bỏ ĐCSLX trước khi nó sụp đổ.

Cuộc đảo chính quân sự dẫn tới sự tan rã của ĐCSLX

Mặc dù ông Gorbachev đã thừa nhận và hiện thực hóa các quan điểm phi Stalin hóa của Khrushchev, nhưng ông ta không có ý định giải thể Liên Xô mà nỗ lực duy trì một tổ chức nhà nước hoàn thiện phi tập trung.

Tuy vậy, Ủy ban An ninh Nhà nước Nga (KGB) đã ghi âm các cuộc họp bí mật giữa ông với ông Yeltsin. Một số phần tử cứng rắn và cán bộ KGB lo mất vị trí trong công cuộc cải cách Liên Xô nên đã lên kế hoạch đảo chính quân sự để lật đổ Gorbachev.

Ngày 19 tháng 8 năm 1991, hàng trăm xe tăng đã lăn bánh vào thủ đô Moscow và bao vây tòa nhà Quốc hội Nga (Nhà trắng). “Ủy ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp” gồm tám lãnh đạo chính phủ cao cấp, sau này được biết là “Băng đảng tám tên”, tuyên bố họ đã chiếm quyền kiểm soát toàn quốc, và truyền thông đã ngừng hoạt động.

Ông Yeltsin nhanh chóng tập hợp hàng chục ngàn người ủng hộ tập trung tại Tòa nhà Quốc hội. Họ đã bao vây xe tăng cùng xe bọc thép, thanh niên đối diện quân lính.

Làn sóng ủng hộ Yeltsin lan rộng khắp cả nước, các tướng chỉ huy lực lượng không quân và hải quân tuyên bố họ “sẽ không sử dụng vũ lực chống lại nhân dân” và không ủng hộ Ủy ban Nhà nước về Tình trạng Khẩn cấp.

Các lượng lượng do KGB thao túng vẫn muốn tấn công tòa nhà Quốc hội Nga, nhưng một số tướng chỉ huy đã do dự, họ biết điều đó sẽ dẫn tới đổ máu và chết chóc. Cuối cùng, họ đã quyết định không tuân theo mệnh lệnh bởi vì không muốn chịu trách nhiệm cho tội ác của ĐCSLX. Cuộc đảo chính thất bại, ông Gorbachev được tha không bị quản thúc tại nhà nữa, còn ĐCSLX giải thể không lâu sau đó.

Nhiều đảng viên đã công khai thoái xuất khỏi ĐCSLX và đốt thẻ đảng viên trên đường phố. Nhiều người kêu gọi đưa ĐCSLX ra xét xử tương tự như phiên tòa ở Nuremberg.

Nhân dân Trung Quốc đang thức tỉnh

Giống như ĐCSLX, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cai trị quốc gia bằng bạo lực và dối trá. Sự che đậy của ĐCSTQ về dịch virus corona Vũ Hán là sự lặp lại đến kỳ lạ của Thảm họa Chernobyl 34 năm về trước.

Mặc dù nhiều ca nhiễm bệnh đã được báo cáo vào đầu tháng 12 năm 2019 nhưng ĐCSTQ đã không tiết lộ mà trừng phạt những người loan báo thông tin.

Sau khi virus phát tán ra toàn cầu và trở thành đại dịch, ĐCSTQ đã đổ lỗi cho các quốc gia phương Tây và giờ lại tuyên bố nó sẵn sàn “tăng cường hợp tác với các quốc gia khác”, “cùng nhau xây dựng một cộng đồng với một tương lai chung cho nhân loại”.

Nhưng sau khi biết sự thật, nhiều nhà báo ở Trung Quốc đang tự mình lên tiếng. Thay vì lặp lại những tuyên truyền của ĐCSTQ, họ đã phơi bày sự che đậy của chính phủ và sự thất bại của hệ thống y tế. Họ cũng đang kêu gọi tự do báo chí để người dân có thể có tiếp cận thông tin chân thực.

Bài báo “Các nhà báo phản kháng khi Trung Quốc đàn áp việc đưa tin về virus corona” đăng trên thời báo New York Times ngày 14 tháng 3 năm 2020, dẫn lời ông Vương Nhã Các (Jacob Wang), một nhà báo làm việc cho một tờ báo nhà nước ở Trung Quốc. Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội vào tháng trước, ông Vương đã chỉ ra rằng nhiều bệnh nhân ở Vũ Hán vẫn đang phải vật lộn để được chăm sóc y tế giữa một bộ máy quan liêu bất lực, mặc dù chính quyền đang tuyên bố dịch bệnh đã thuyên giảm ở Vũ Hán.

Ông Vương nói: “Người dân bị bỏ mặc tới chết, tôi rất phẫn nộ vì điều này. Tôi là một nhà báo, nhưng tôi cũng là một con người bình thường.”

Ông Hoàng Tiên Sinh (Tenney Huang), một nhà báo của một tờ báo nhà nước cho biết: “Ai cũng đang trong trạng thái cảm giác bị kìm hãm, sai lầm. Tự do ngôn luận là một cách cho chúng ta chống lại điều này.”

Ông Hoàng đã ở Vũ Hán mấy tuần và cho biết khi kiểm duyệt khắt khe hơn thì các phóng viên truyền thông đã chuyển sang chia sẻ các câu chuyện của họ trên các phương tiện truyền thông xã hội và đưa thông tin ra ngoài bằng nhiều cách.

Ông nói: “Sự thật giống như củi gỗ. Bạn càng chất đầy, ngọn lửa cháy càng lớn một khi được châm lửa.”

Kể từ khi giành được quyền lực, ĐCSTQ đã nhồi nhét “giả-ác-đấu” vào tiềm thức của nhân dân và luôn tôn vinh bản thân là “vĩ đại, vinh quang, chính xác”. Nó cai trị đất nước bằng giả dối, bạo lực, và đã biến Trung Quốc thành quốc gia [cai trị] bằng cảnh sát, nơi mà dư luận bị đàn áp. Nó không bao giờ quan tâm tới quyền lợi của nhân dân, hơn nữa nó còn tuyên truyền người dân phải biết ơn nó.

Đến nay, đã có hơn 350 triệu người Trung Quốc lựa chọn từ bỏ ĐCSTQ và các tổ chức liên kết của nó. Khi người dân biết sự thật, tuyên bố thoái đảng và tránh xa nó thì ĐCSTQ sẽ sụp đổ và diệt vong.


Bản tiếng Hán: http://www.minghui.org/mh/articles/2020/3/23/402823.html

Bản tiếng Anh: http://en.minghui.org/html/articles/2020/4/1/183856.html

(Theo MinhHue Net)

Ngày đăng: 4-04-2020