Những tội ác của Cộng sản phải bị lên án
27/08/05 — Từ DAJIYUAN.COM
Bài nói chuyện này đã được đưa ra trong kỳ hội thảo về ‘Một cái nhìn sâu hơn vào Trung quốc: Cửu Bình đã khơi dậy một phong trào thoái đảng cộng sản Trung quốc đông đảo” được tổ chức ngày thứ sáu 22 tháng bảy tại Hôi quán Báo chí Quốc gia tại Hoa Thịnh Đốn. Vì Ô. Göran Lindblad không thể có mặt nên Ông Peter Ebertz, một người bạn cùng quê hương Gothenburg của ông đã đọc dùm.
|
Kính thưa quí bà và quí ông,
Trước tiên xin cho tôi chào mừng tất cả chư vị họp mặt hôm nay vì dân chủ, nhân quyền và tự do của cá nhân, và chống với cộng sản, đàn áp và độc tài đã vi phạm các quyền căn bản của con người. Tôi cũng xin thưa rằng tôi rất hân hạnh được mời làm một phát biểu viên ngày hôm nay, nhưng rất tiếc là tôi không thể đích thân có mặt.
Tôi là Báo cáo viên Đặc biệt cho Hội đồng Cố vấn Âu châu.
Việc cần thiết yêu cầu cộng đồng quốc tế lên án các tội ác của Cộng sản là điều rất quan trọng, nó không chỉ là lên án các tội ác trong quá khứ, mà cũng là vô cùng quan trọng cần lên án không ngừng các tội ác hiện nay vẫn tiếp diễn tại các nước cộng sản, nói chung.
Cho đến nay, không có một tổ chức liên chánh phủ quốc tế nào kể cả Hội đồng cố vấn Âu châu đã tiến hành cái công tác giám định chung các nền cai trị cộng sản, bàn luận nghiêm túc về các tội ác đã phạm phải nhân danh chúng, và sự lên án công khai chúng.
Cho dù sự kiện khó hiểu, nhưng quả thật, đã không có một cuộc bàn cãi nào sâu đậm nghiêm túc về cái hệ tư tưởng mà đã và đang là cái căn cội của đại kinh hoàng, đại vi phạm nhân quyền, chết chóc của nhiều triệu con người, và là một tội nghiệp cho toàn đất nước. Trong khi một chế độ độc tài khác của thế kỷ thứ hai mươi, tên là Nát-zi (Đức Quốc Xã), đã bị điều tra, bị toàn cầu lên án và các phạm nhân đã bị mang ra tòa, thì những tội ác tương tự được vi phạm nhân danh cộng sản đã không bị điều tra cũng không bị lên án quốc tế nào cả.
Sự vắng bóng một cuộc lên án quốc tế này có thể được giải thích phần nào bởi sự hiện diện của những quốc gia mà nền cai trị vẫn còn dựa trên lý thuyết cộng sản. Ước muốn giữ sự giao tiếp tốt đẹp với một số các quốc gia đó có thể khiến cho một số chánh trị gia nào đó không thể đối diện với vấn đề khó khăn này.
Hơn nữa, nhiều chánh trị gia mà vẫn còn hoạt động ngày nay đã ủng hộ, bằng cách này hay cách khác, những chế độ cộng sản trước đây. Vì những lý do đương nhiên, họ chọn không phải đối đầu với vấn đề trách nhiệm. Trong nhiều nước Âu châu, có nhiều đảng cộng sản đã không lên án chánh thức các tội ác của cộng sản. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, nhiều yếu tố khác nhau của lý tưởng cộng sản như là công bằng hoặc công lý xã hội vẫn còn hấp dẫn nhiều chính trị gia.
Nhưng, tôi theo ý kiến là có một nhu cầu khẩn cấp đàm phán công khai về các tội ác của cộng sản và lên án chúng trên cấp quốc tế. Nó phải được làm không thể chậm trể hơn nữa vì nhiều lý do.
Đầu tiên, là vì sự hiểu biết của công chúng, phải được rõ ràng rằng tất cả các tội ác, kể cả những tội ác mà đã được thực hiện nhân danh lý tưởng, cho dù là những lý tưởng tôn quí nhất như là công bằng và công lý, là phải bị lên án, và không có ngoại lệ cho nguyên tắc này. Điều này đặc biệt quan trọng cho thế hệ trẻ mà đã không kinh qua nền cai trị cộng sản. Cái thái độ minh bạch của cộng đồng quốc tế về quá khứ có thể là một tham khảo cho những hành động tương lai của chúng.
Thứ hai, nếu khi các nạn nhân của các chế độ cộng sản hoặc gia đình của họ vẫn còn sống, thì vẫn còn kịp để cấp cho họ một sự bù đắp tinh thần cho những đau khổ của họ.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, các chế độ cộng sản vẫn còn hiện diện nơi một số quốc gia trên thế giới, và các tội ác vi phạm nhân danh cái lý tưởng cộng sản vẫn tiếp tục xảy ra tại những nơi đó.
Theo ý tôi, Cố vấn Âu châu, các tổ chức cho nhân quyền không có quyền thờ ơ và im lặng, cả cho dù các nước đó không là hội viên của Cố vấn Âu châu. Sư lên án quốc tế sẽ cho thêm niềm tin và lý lẽ cho các phe chống đối trong nội bộ các quốc gia này và có thể đóng góp một số phát triển xây dựng. Đó là điều tối thiểu mà Âu châu, cái nôi của lý tưởng cộng sản, có thể làm cho các quốc gia đó.
Dĩ nhiên, Âu châu có một trách nhiệm đặc biệt đối với dân chúng Trung quốc mà đã chịu khổ dưới thời thuộc địa Âu châu, và sau đó dưới thời Nhật bổn tấn công và chiếm cứ. Và cuối cùng, sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt, họ bị bỏ rơi vào trong tay của các chiến khách quốc gia và cộng sản đánh nhau vì quyền lực. Trận chiến nội bộ đó kết thúc bằng chế độ cộng sản tàn bạo do Mao trạch Đông cầm đầu đầu tiên.
Các chế độ cộng sản có thể được phân định bằng một số đặc điểm, kể cả đặc điểm nền cai trị bởi một đảng duy nhất hết lòng cho lý tưởng cộng sản. Quyền lực được tập trung trong tay một nhóm nhỏ những người lãnh đạo đảng mà không bị trách nhiệm hoặc hạn chế bởi pháp luật.
Đảng kềm chế quốc gia đến một mức độ mà ranh giới giữa chúng rất mù mờ. Hơn nữa, nó trải rộng sự kềm chế của nó trên dân chúng trên mọi mặt đời sống hằng ngày đến một mức độ chưa từng có.
Quyền hội họp là không có, nhiều đảng phái chánh trị là bị hủy bỏ, và mọi sự chống đối cũng như mọi cố gắng tự tổ chức độc lập là bị nghiêm cấm. Mặt khác, sự điều động nhóm đông xuyên qua đảng hoặc các tổ chức phụ thuộc hoặc lệ thuộc là được khuyến khích và đôi lúc cả bắt buộc.
Để gia tăng sự kềm chế của nó trên dân chúng và tránh mọi hành động vượt quá sự kiểm soát của nó, các chế độ cộng sản như vậy mở rộng lực lượng cảnh sát đến một mức độ chưa từng có, thành lập những hệ thống người báo tin và khuyến khích sự tố cáo. Tầm vóc của lực lượng cảnh sát và con số những người đưa tin bí mật thay đổi tùy thời gian và quốc gia, nhưng nó luôn vượt xa bất kỳ một quốc gia dân chủ nào.
Các phương tiện thông tin công chúng đều bị độc quyền và / hoặc bị kiểm soát bởi chánh quyền. Sự kiểm duyệt nghiêm khắc để đề phòng là được áp dụng như một luật lệ. Kết quả quyền được thông tin bị vi phạm và tự do báo chí không tồn tại.
Quốc hữu hóa kinh tế là một nét đặc thù thường xuyên của nền cai trị cộng sản và trực tiếp xuất phát từ lý tưởng của nó. Điều đó đã hạn chế sự tư hữu và họat động kinh tế cá nhân. Kết quả là dân chúng lại càng kém thế trước chánh quyền là người chủ độc quyền và là nguồn huê lợi độc nhất.
Điểm này Trung Cộng là một ngoại lệ; lãnh đạo Trung quốc đang cố liên kết giữa độc tài cộng sản và một nền kinh tế tự do thương mại. Các nhà dân chủ xã hội Âu châu đã thử ngược lại và đã bị thất bại, giữ dân chủ tự do và làm quốc hữu hóa kinh tế.
Đến nay, thí nghiệm Trung quốc có vẻ như thành công với một nền kinh tế phát triển đến mức trung bình hằng năm vào khoảng 9%. Mặt trái đó là sự cách biệt càng ngày càng nới rộng giữa các nhà tư bản mới tại thành thị và đại đa số nông dân nghèo nơi nông thôn. Hệ thống Trung quốc này đã liên kết cái tệ nhất của tư bản chủ nghĩa với cái tệ nhất của cộng sản. Nó hoàn toàn không có luật lệ, không có quyền lợi cá nhân, không có bảo đảm tài sản và tư hữu, kết hợp với sự thả lỏng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản thô sơ không có pháp chế và luật lệ chống độc quyền.
Tuy nhiên tôi tin rằng hình thức nhồi trộn cộng sản tư bản đó sẽ gia tăng tốc độ sụp đổ của ĐCSTQ.
Nền cai trị cộng sản đã kéo dài hơn 80 năm trên cái đất nước mà chúng đầu tiên thành hình, tức là nước Nga sau được đặt tên lại là Liên hiệp Sô-viết. Trên các nước Âu châu khác nó kéo dài khoảng 45 năm. Ngoài Âu châu ra, các đảng cộng sản đã cai trị trên hơn 50 năm tại Trung quốc, Bắc Hàn và Việt Nam, trên hơn 40 năm tại Cuba, và 30 năm tại Lào. Cộng sản làm chủ một thời gian tại các nước ở Phi châu, Á châu và Nam Mỹ dưới ảnh hưởng lúc bấy giờ của Sô-viết.
Hơn hai mươi quốc gia trên bốn châu có thể được xem là cộng sản hoặc là dưới sự cai trị cộng sản trong một thời gian. Bên cạnh Liên hiệp Nga sô và sáu nước Âu châu lệ thuộc, bản danh sách bao gồm có Afghanistan, Albania, Angola, Benin, Cao Miên (Kampuchea), Trung quốc, Congo, Cuba, Ethiopia, North Korea, Laos, Mongolia, Mozambique, Việt-Nam, Nam Yemen, và Yougoslavia.
Dân chúng sống dưới sự cai trị cộng sản, có trên hơn 1 tỷ người trước 1989.
Đời sống dài ngắn và địa phận rộng hẹp đã đưa đến những khác biệt và thay đổi trong sự thực hành nền cai trị cộng sản tại các quốc gia, văn hóa và thời gian khác nhau. Chế độ cộng sản đã biến đổi, và là hậu quả từ nơi các lực thúc đẩy từ bên trong của nó hoặc tùy theo hoàn cảnh quốc tế. Thật khó so sánh sự cai trị cộng sản tại Nga năm 1930, Hung gia Lợi năm 1960 hoặc Poland năm 1980.
Nhưng, mặc dù nó đa dạng, người ta vẫn có thể phân định rõ những đặc tính chung của chế độ lịch sử cộng sản bất kể là nước nào, văn hóa nào hay thời gian nào. Một trong những đặc tính rõ rệt nhất là sự vi phạm trắng trợn các nhân quyền.
Các nền cai trị cộng sản có đặc điểm là vi phạm nhân quyền trên số đông dân chúng ngay từ khi mới bắt đầu. Để đoạt và giữ lấy quyền lực, các chế độ cộng sản đã đi quá sự ám sát cá nhân và giết chóc tại các địa phương, và đã sáp nhập tội ác vào trong hệ thống cai trị của chúng. Quả thật sau nhiều năm chế độ được thành lập tại phần đông các nước Âu châu, và sau hằng chục năm tại Nga sô và Trung quốc, sự kinh hoàng đã mất đi rất nhiều năng lực của nó lúc ban đầu, và các vi phạm nhân quyền đã trở nên ít lộ liễu hơn. Tuy nhiên, “ký ức của sự kinh hoàng” giữ một vai trò quan trọng trong xã hội, và sự hăm dọa đã thay chỗ cho các điều ác độc thật sự. Hơn nữa, nếu như có xuất hiện nhu cầu, thì chế độ sẽ sữ dụng ngay đến kinh hoàng như đã từng chứng minh tại Czechoslovakia năm 1968, Poland năm 1971, 1976 và 1981 hay Trung quốc năm 1989. Luật này được áp dụng cho tất cả các chế độ cộng sản trong lịch sử và hiện nay, bất kể là nước nào.
Thể theo các ước lượng dè dặt (con số chính xác không thể có), con số những người dân bị giết chết bởi các chế độ cộng sản chia thành từ quốc gia hoặc vùng có thể lên đến như sau:
Nga sô: 20 triệu nạn nhân
Trung quốc: 65 triệu
Việt-Nam: 1 triệu
Bắc Hàn: 2 triệu
Cao Miên: 2 triệu
Đông Âu: 1 triệu
Mỹ La tinh: 150,000
Phi châu: 1.7 triệu
Afghanistan: 1.5 triệu
Các con số trên gồm nhiều hoàn cảnh: xử tử cá nhân hoặc tập thể, chết trong các trại tập trung, nạn nhân của đói và lưu đày.
Các con số liệt kê trên là do tra cứu và ước lượng mà ra. Con số thật phải cao hơn rất nhiều, vì các tài liệu rất khó tiếp xúc được, nhất là Nga sô đã không cho phép kiểm chứng các con số chính xác.
Các tội ác cộng sản có một đặc điểm quan trọng là đàn áp hướng về hằng loạt những người dân vô tội mà ‘cái tội’ chỉ là họ là thành phần của những loạt người đó. Bằng cách như vậy, nhân danh hệ ý tưởng của họ, các chế độ đã giết chết hằng chục triệu nông dân giàu có, giới quí phái, trưởng giả, Cossaks, Ukrainiens và các nhóm người khác.
Các tội ác này là kết quả trực tiếp của lý thuyết đấu tranh giai cấp, nó áp đặt cái nhu cầu ‘hủy diệt’ những người dân mà bị coi như là không có ích lợi cho sự xây dựng một xã hội mới của nó.
Trong hai chục năm qua, tại Liên Hiệp Sô viết, cơ quan GPU (Czech trước đây, KGB sau này) thêm vào cái chỉ tiêu: mỗi địa hạt bị bắt phải giao ra một con số ‘kẻ thù giai cấp’ ấn định. Các con số này được thành lập từ nơi trung ương bởi các cấp lãnh đạo của Đảng cộng sản. Như vậy chánh quyền địa phương phải đi bắt, lưu đày và xử tử những con số người thực thụ; nếu họ không làm được điều đó, chính họ sẽ là mục tiêu của sự khủng bố.
Nói về các con số nạn nhân, danh sách các tội ác cộng sản quan trọng nhất bao gồm như sau:
Xử tử cá nhân và tập thể những người bị xem như là đối nghịch chính trị mà không có hoặc có những phiên xử bù nhìn;
Đàn áp đẫm máu các cuộc biểu tình và đình công;
Giết chết con tin và tù nhân chiến tranh trong những năm 1918-1922. Vì không truy cập vào được các thư khố (và cũng thiếu tài liệu trên nhiều cuộc xử tử) khiến không thể nào cho ra những con số chính xác, nhưng số nạn nhân là hằng chục ngàn người;
Chết vì đói của gần 5 triệu người, kết quả của các cuộc tịch thu, nhất là tại Ukraine năm 1921-1923. Bắt chết đói là được nhiều chế độ cộng sản dùng đến như là một khí giới chánh trị chứ không chỉ tại Nga sô;
Tiêu diệt từ 300 000 đến 500 000 người Cossacks giữa 1919 và 1920;
Hằng chục ngàn người chết trong các trại tập trung. Mục này cũng vậy, việc không thể truy cập vào các thư khố khiến cho cuộc tra cứu trở nên rất khó khăn;
690,000 người bị kêu án chết một cách tùy tiện và bị xử tử như kết quả của cuộc ‘thanh lọc’ trong đảng cộng sản năm 1937-1938. Hằng ngàn những người khác bị lưu đày hoặc bị giữ trong các trại. Tổng số, giữa 1 tháng mười 1936 và 1 tháng mười một 1938, gần 1 565 000 người bị bắt và trong số này 668 305 bị xử tử. Thể theo nhiều nhà nghiên cứu, các con số này là ước lượng quá thấp và phải được kiểm lại sau khi tất cả các thư khố có thể tiếp xúc được;
Ám sát tập thể gần 30 000 “kulaks (phú nông) trong thời cải cách điền địa năm 1929-1933. Thêm 2 triệu người bị đi đày trong những năm 1930-1932;
Hằng ngàn người dân thường tại Nga sô bị buộc tội thông đồng với ‘giặc’ và xử tử trong thời trước thế chiến thứ hai. Ví dụ, trong năm 1937, gần 144 000 người bị bắt và trong số này 110 000 người bị xử tử sau khi bị buộc tội thông đồng với dân chúng Polish sống tại Nga sô. Cũng trong năm 1937, 42 000 người bị xử tử với lý do là thông đồng với công nhân Đức tại Liên Hiệp Nga sô;
6 triệu người Ukrainians bị chết đói tiếp theo một chánh sách quốc gia cố ý năm 1932-1933;
Ám sát và lưu đày hằng trăm ngàn người Polish, Ukrainians, Lithuanians, Latvians, Estonians, Moldavians và dân cư tại Bes Arabia năm 1939-1941 và 1944-1945;
Lưu đày những người Đức Volga năm 1941, Crimean Tartars năm 1943, Chechens và Ingush năm 1944;
Lưu đày và tiêu diệt một phần tư dân chúng tại Cao-miên năm 1975-1978;
Hằng triệu nạn nhân của các chánh sách tội ác của Mao trạch Đông tại Trung quốc và Kim Ir Sen tại Bắc Hàn. Điểm này cũng vậy, vì thiếu tài liệu nên không cho phép có những con số chính xác;
Nhiều nạn nhân tại các phần đất khác trên thế giới, Phi châu, Á châu và Mỹ La tinh, các quốc gia mà tự xem là cộng sản và trực tiếp tham chiếu lý thuyết cộng sản.
Các trại tập trung đầu tiên được chế độ cộng sản thành lập ngay từ tháng chín 1918 đã trở thành biểu hiệu đáng hổ thẹn nhất của các chế độ cộng sản. Năm 1921, đã có 107 trại giam cầm hợn 50 000 tù nhân. Con số tử vong vô cùng cao trong các trại này có thể được tiêu biểu bởi tình trạng tại trại Kronstadt: trong số 6500 tù nhân bị giam trong trại trong tháng ba 1921, chỉ có 1500 người còn sống sót một năm sau đó.
Năm 1940, con số tù nhân lên đến 2 350 000 người bị giam trong 53 đại trại tập trung, 425 thuộc địa đặc biệt, 50 thuộc địa cho vị thành niên và 90 nhà cho trẻ sơ sanh.
Trong suốt năm 1940 trung bình thường xuyên có 2,5 triệu người bị giam cầm trong các trại. Với số người chết cao như vậy, đó có nghĩa là con số người thật sự bị giam cầm trong các trại là cao hơn như vậy rất nhiều.
Tổng cộng, khoảng giữa 15 đến 20 triệu người đã đi ngang qua các trại giữa 1930 và 1953.
Các chế độ cộng sản khác cũng đã du nhập các trại tập trung, nhất là Trung quốc, Bắc Hàn, Cao miên và Việt Nam.
Sự xâm nhập của Quân đội Sô viết vào nhiều quốc gia trong thời Thế Chiến thứ hai đã triệt để dẫn theo sự kinh hoàng, bắt bớ, lưu đày và ám sát trong dân chúng, Trong số các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất là Poland (con số nạn nhân trong 1939 được ước lượng là 440 000 người, kể cả sự ám sát của các tù nhân sĩ quan Polish trong trận chiến tại Katyn, năm 1944-45), Estonia (175,000 nạn nhân kể cả ám sát 800 sĩ quan là 17,5 % toàn dân chúng), Lithuania, Latvia (119,000 nạn nhân), Arabia và Bắc Bukovina.
Lưu đày toàn thể dân chúng là một phương sách chánh trị thường dùng, nhất là trong thời thế chiến thứ hai. Năm 1940-41, gần 330,000 dân chúng Polish sống trong các vùng Quân đội Sô viết chiếm cứ đã bị lưu đày đi Đông Sô viết, phần đông là Kasachstan. 900,000 người Đức từ vùng Volga bị đày đi trong mùa thu 1941; 93,000 Kalmouks bị đày tháng mười hai 1943; 521,000 dân Chechen và Ingushetian bị đày tháng hai 1944; 180,000 Crimean Tartars bị đày năm 1944. Danh sách sẽ không đầy đủ nếu không kể ra người dân Latvians, Lithuanians, Estonians, Greeks, Bulgarians, Armenians từ Crimea, Meshketian Turks, và Kurds từ Caucasus.
Các thành phần chống đối chánh trị cũng bị ảnh hưởng bởi các cuộc lưu đày. Từ 1920, các người chống đối chánh trị tại Nga bị đày đi Solovki Islands. Năm 1927, cái trại xây cất tại Solovki chứa đựng 13 000 tù nhân gồm 48 dân tộc khác nhau.
Các tội ác ghê gớm nhất của các chế độ cộng sản, như là giết người hằng loạt và diệt chủng, tra tấn, lao động nô lệ, và các hình thức khác của sự kinh hoàng trên thân thể và đám đông, đã tiếp tục tại Liên hiệp Sô viết và kém hơn tại các nước Âu châu khác cho đến khi Stalin chết đi.
Từ giữa năm 1950 sự kinh hoàng tại các nước cộng sản Âu châu được hạ thấp một cách đáng kể nhưng sự khủng bố có chọn lựa những nhóm người và cá nhân khác nhau vẫn tiếp tục. Nó bao gồm việc cảnh sát theo dõi, bắt bớ, cầm tù, phạt tiền, gửi đi tâm thần viện, nhiều hạn chế tự do đi lại, kỳ thị trong công việc làm thường mang đến sự bần cùng hóa và bị mất nghề nghiệp, làm nhục trước công chúng và nhục mạ. Các chế độ cộng sản Âu châu sau Stalin đã khai thác sự sợ hãi các cuộc kinh hoàng khả dĩ có hiện hữu trong ký ức của công chúng. Tuy nhiên, về lâu dài, ký ức của những cuộc kinh hoàng trong quá khứ dần dần yếu đi có ít hảnh hưởng trên thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, cả trong những lúc tương đối yên, các chế độ cộng sản nếu cần là có thể dùng ngay đến bạo lực trên dân chúng, như cho thấy các sự kiện tại Hung gia lợi năm 1956, Czechoslovakia năm 1968, hoặc Poland năm 1956, 1968, 1970 và 1981.
Sự sụp đổ của các nền cai trị cộng sản tại Liên hiệp Sô viết và các nước Âu châu khác đã giúp làm thuận tiện việc truy cập đến một số nào đó các thư khố ghi lại các tội ác của cộng sản. Trước năm 1990, các thư khố này hòan toàn không thể tiếp xúc đến được. Các tài liệu mà tìm thấy được nơi đó làm thành một nguồn tin tức quan trọng về các guồng máy cai trị và lấy quyết định, và bổ túc cho sự hiểu biết về sự hoạt động của các hệ thống cộng sản.
Kết luận:
Hình như được xác nhận rằng tầm mức tội ác của các chế độ cộng sản không phải là kết quả của thời thế nhưng mà là hậu quả của những chánh sách hữu ý tạo thành bởi những người sáng lập của các chế độ như vậy cả trước khi họ nắm chánh quyền. Các lãnh đạo cộng sản trong lịch sử không bao giờ che dấu mục đích của họ là độc tài của giới bần cố, tiêu trừ các chống đối chánh trị và các loại người trong dân chúng không phù hợp với cái mẫu xã hội mới.
Lý tưởng cộng sản, bất kỳ ở đâu và vào lúc nào, cho dù là Âu châu hay nơi nào khác, luôn dẫn đến kết quả là sự kinh hoàng của dân chúng, tội ác và vi phạm nhân quyền ở tầm mức lớn rộng. Khi nghiên cứu đến hậu quả của sự thành lập cái lý tưởng này, người ta không thể không biết đến những nét giống nhau với các hậu quả của sự thành lập một lý tưởng khác của thế kỷ thứ 20, tên là chủ nghĩa quốc xã. Cho dù là chống nghịch nhau, hai chế độ này có một số điểm chung nhau.
Tuy nhiên, mặc dù cái cá tánh tội ác và đáng khiển trách của lý tưởng và chế độ quốc xã đã là rõ rệt, tối thiểu trong nữa thế kỷ, và các lãnh đạo và nhiều tên hại người đã bị lãnh trách nhiệm, lý tưởng và các chế độ cộng sản không gặp một phản ứng tương tự. Các tội ác rất ít khi bị đưa ra trước công tố tòa án, và nhiều những thành phần hành hạ người là không bao giờ bị mang ra trước công lý. Các đảng cộng sản vẫn còn họat động tại một số quốc gia, và họ cả không tách khỏi quá khứ khi họ ủng hộ và hợp tác với với các chế độ cộng sản tội ác.
Ký hiệu cộng sản được công khai xử dụng, và sự hiểu biết của dân chúng đối với các tội ác cộng sản rất ít. Điều này đặc biệt cho thấy rõ khi so sánh với sự hiểu biết của dân chúng đối với các tội ác của chủ nghĩa quốc xã. Giáo dục của thế hệ trẻ trong nhiều nước nhất định là không giúp giảm bớt cái hố cách biệt này.
Những quyền lợi chánh trị và kinh tế của các quốc gia đặc biệt làm ảnh hưởng việc chỉ trích một số chế độ cộng sản vẫn còn họat động. Điều đó đặc biệt dễ thấy trong trường hợp của Trung quốc.
Tôi cùng ý kiến là không nên chậm trễ hơn nữa trong việc khiển trách lý tưởng và các chế độ cộng sản ở cấp quốc tế. Điều này phải được làm cả bởi Hội đồng Cố Cố vấn Châu Âu ở cấp hội đồng và bởi Hội đồng các Bộ trưởng ở cấp liên chánh phủ.
Hơn nữa, Hội đồng phải khuyến cáo Hội đồng các Bộ trưởng thành lập một hội đồng mà sẽ có trách nhiệm trong những cuộc điều tra tận cùng về các tội ác của cộng sản đến các quốc gia thành viên của Cố vấn Ấu châu. Đồng thời, các quốc gia thành viên, mà vẫn chưa làm nó, phải thúc đẩy sự thành lập những hội đồng đó ở cấp quốc gia. Các hội đồng này phải nên hợp tác cận kề với hội đồng Cố vấn Âu châu.
Mục đích tối hậu của công việc của các hội đồng của Cố vấn Âu châu và quốc gia sẽ là thành lập những dữ kiện và đề nghị các biện pháp thực tiễn nhằm mang đến nhanh chóng công lý và bù đắp, và an ủi tinh thần cho các nạn nhân.
Điều kiện cần thiết cho sự thành công của công việc các hội đồng này là truy cập đến các thư khố, như vậy, tôi thúc giục sự mở bày của tất cả các thư khố cộng sản mà vẫn còn đóng kín trước công chúng.
Cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng, một phong trào khêu gợi sự ý thức các tội ác của cộng sản phải được phát khởi.
Theo ý tôi, các hành động này sẽ làm sống động cuộc bàn thảo và thảo luận về các tội ác của cộng sản. Như vậy nó sẽ giúp cho các lực lượng và ảnh hưởng dân chủ tại Trung quốc cộng sản. Trong xã hội ngày nay với các kỹ thuật tân tiến, như là truyền thông qua vệ tinh, mạng lưới Internet, điện thoại lưu động, và sư du lịch và thương mại không ngừng tiến lên, về mặt lâu dài dân chúng sẽ được thông tin và không bị cô lập.
Vì vậy tôi nhìn thấy trước sự sụp đổ không bao lâu nữa sẽ đến của nền cai trị cộng sản tại Trung quốc
Cám ơn!
Ô.Göran Lindblad là một thành viên của Hội đồng Thụy điển. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Ngoại vụ, Hội đồng Chánh sự vụ và phái đoàn Cố vấn Âu châu. Ông là ‘Báo cáo viên Đặc biệt’ của Cố vấn Âu châu về ‘nhu cầu quốc tế buộc tội các tội ác của cộng sản”.