Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 12: Giáo dục – Ma quỷ đang hủy đi thế hệ sau và tương lai của chúng ta (Phần I) (audio)

Mục lục

Lời dẫn

1. Tà linh cộng sản tiếp quản các trường đại học ở phương Tây

1.1 Giáo sư đại học mang tư tưởng tả khuynh nghiêm trọng

1.2 Dùng lý niệm của chủ nghĩa cộng sản để cải tạo các môn học truyền thống

1.2.1 Ngôn ngữ cách mạng chiếm lĩnh giới nhân văn ở Mỹ

1.2.2 Tà linh cộng sản dùng danh nghĩa “lý luận” để hoành hành trong giới học thuật

1.2.3 Nghiên cứu văn học bị chính trị hóa

1.2.4 Lý luận “hình thái ý thức” tà ác của chủ nghĩa Marx

1.2.5 Chủ nghĩa Marx hậu hiện đại

1.3 Tạo ra môn học mới với mục đích nhồi nhét hình thái ý thức

1.4 Tiêm nhiễm các loại hình thái ý thức cấp tiến tả khuynh

1.5 Phủ nhận truyền thống vĩ đại của Nước Mỹ

1.6 Bôi nhọ các tác phẩm kinh điển của văn minh phương Tây

1.7 Lũng đoạn sách giáo khoa và các nghiên cứu học thuật nhân văn

1.8 Trường đại học tiến hành tẩy não “giáo dục lại” và phá hoại đạo đức

=========

Lời dẫn

Giáo dục có liên quan đến phúc lợi của cá nhân, sự ổn định của xã hội, sự phát triển của dân tộc và sự bảo tồn, kế tục của nền văn minh. Không có nền văn minh vĩ đại nào trong lịch sử nhân loại không xem trọng giáo dục. Sứ mệnh quan trọng nhất của giáo dục chính là giúp nhân loại gìn giữ đạo đức cao thượng, đồng thời bảo tồn văn hóa mà Thần truyền cấp cho con người, để chờ đợi Thần quay trở lại. Đồng thời giáo dục cũng có vai trò không thể thiếu đối với xã hội trong việc truyền bá tri thức, bồi dưỡng kỹ năng, đoàn kết toàn dân tộc. Một người được giáo dục tốt sẽ kính trời tín Thần, theo đuổi những phẩm chất tốt đẹp, có khả năng phổ truyền tri thức về văn hóa truyền thống của nhân loại, nắm vững những kỹ năng cao siêu về một hoặc nhiều phương diện, chuyên cần làm việc và hòa hợp với mọi người. Họ là trụ cột của tầng lớp trung lưu trong xã hội, là tinh anh của dân tộc, là người bảo vệ nền văn minh, phẩm hạnh cao quý của họ nhất định sẽ được Thần thừa nhận. 

Tà linh cộng sản muốn hủy diệt nhân loại thì phải cắt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần, trong đó bước quan trọng nhất chính là phá hoại giáo dục truyền thống. Nó đã dùng các sách lược khác nhau ở phương Đông và phương Tây. Ở các quốc gia phương Đông có nền văn hóa Thần truyền thâm sâu, nếu sử dụng phương thức lừa gạt sẽ rất dễ bị vạch trần. Thế nên tà linh cộng sản bèn tàn sát những tinh anh văn hóa, gây ra sự đứt đoạn trong quá trình truyền thừa văn hóa, đồng thời sử dụng các thủ đoạn lừa gạt như tuyên truyền giáo dục. Còn văn hóa lịch sử của các quốc gia phương Tây không thâm sâu bằng, vì thế tà linh có thể dùng phương pháp xâm nhập, thẩm thấu và làm biến dị. Trên thực tế, tà linh cộng sản đã lợi dụng giáo dục để thâm nhập vào phương Tây, sự biến dị của thế hệ trẻ của phương Tây còn nghiêm trọng hơn nhiều so với sự biến dị của thế hệ trẻ Trung Quốc.

Sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, do chịu ảnh hưởng bởi những tuyên truyền của các kênh thông tin chủ lưu trong thời gian dài nói xấu ứng cử viên của phái truyền thống và dự đoán sai lệch cái gọi là cuộc thăm dò ý kiến người dân, rất nhiều người, đặc biệt là thanh niên, sinh viên, không thể chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử, dẫn đến các trường đại học Mỹ xuất hiện những cảnh dở khóc dở cười. Một số sinh viên lấy lý do “sợ hãi, mệt mỏi và cảm xúc bị thương tổn” để yêu cầu giáo viên hủy buổi học hoặc hoãn thi. Để giảm bớt cảm giác “căng thẳng” và “đau buồn” cho sinh viên, một số trường học nổi tiếng đã tổ chức nhiều hoạt động như nặn đất sét, tô màu, chơi xếp hình và thổi bong bóng xà phòng, thậm chí còn cho phép sinh viên chơi thú cưng như chó, mèo. Rất nhiều trường đại học đã phải tổ chức các trung tâm tư vấn tâm lý, các đoàn thể hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ “phục hồi tâm lý sau bầu cử” và “hỗ trợ vốn sau bầu cử” cho sinh viên. [1] Chưa nói đến việc thật hoang đường khi thấy rằng hậu quả của một cuộc bầu cử bình thường lại đáng sợ hơn cả một thảm họa tự nhiên hay một cuộc tấn công khủng bố, chỉ riêng việc những sinh viên đại học đáng lẽ phải là những người có suy nghĩ chín chắn và có khả năng chịu áp lực trước sự thay đổi nay bỗng nhiên trở thành những người thiếu hiểu biết, yếu đuối và ấu trĩ như vậy, có thể nói đây là một thất bại lớn của nền giáo dục Mỹ.

Nhưng thất bại của giáo dục Mỹ lại chính là “thành công” của tà linh cộng sản trong việc làm bại hoại giáo dục Mỹ. Những thay đổi đau lòng nhất trong xã hội Mỹ trong mấy chục năm qua chính là sự thất bại toàn diện của hệ thống giáo dục công lập. Đây là kết quả sự thâm nhập và lật đổ của ma quỷ.

Chương này sẽ lấy nước Mỹ làm ví dụ để phân tích sự thâm nhập của tà linh cộng sản vào nền giáo dục trong xã hội tự do. Chúng tôi tin rằng độc giả có thể đọc một mà hiểu mười, nhận rõ bóng ma của tà linh cộng sản trong lĩnh vực giáo dục của các quốc gia khác nữa.

Sự thâm nhập của tà linh cộng sản vào nền giáo dục Mỹ thể hiện ít nhất ở năm phương diện sau:

Thứ nhất là, trực tiếp nhồi nhét hình thái ý thức của ma quỷ chủ nghĩa cộng sản vào thế hệ trẻ. Khi tà linh tiếp quản các trường đại học phương Tây, một mặt nó tạo ra những môn học mới được định hướng bởi hình thái ý thức, mặt khác thâm nhập vào các môn học truyền thống quan trọng, bao gồm văn học, lịch sử, triết học, chính trị học, kinh tế học, xã hội học, nhân chủng học, pháp luật, truyền thông đại chúng v.v..; các loại chủ nghĩa Marx biến tướng đã trở thành tư tưởng chỉ đạo của một số môn học; “đúng đắn chính trị” trở thành kim chỉ nam để các trường đại học kiềm chế tư tưởng của sinh viên.

Thứ hai, tà linh cố ý không cho thế hệ trẻ tiếp xúc với với văn hóa tư tưởng truyền thống, vì thế mà văn hóa truyền thống, tư tưởng chính thống, lịch sử chân thực và các tác phẩm văn học kinh điển đã bị bôi nhọ, bị gạt ra ngoài lề bằng nhiều phương thức.

Thứ ba, bắt đầu từ mầm non, tiểu học, tiêu chuẩn giáo dục liên tục bị hạ thấp, khiến cho năng lực toán học, đọc và viết của thế hệ trẻ kém đi, năng lực tư duy và mức độ nhận thức bị suy giảm nghiêm trọng, khó có thể suy xét một cách lý trí các vấn đề trọng đại liên quan đến nhân sinh và xã hội, lại càng khó có thể nhìn rõ các loại quỷ kế vô cùng giảo hoạt của ma quỷ.

Thứ tư, sinh viên từ nhỏ đã bị nhồi nhét vào đầu các loại quan niệm biến dị, khiến cho các em sau khi trưởng thành thì những quan niệm ấy sẽ trở nên thâm căn cố đế, gần như không thể nhận ra và chỉnh sửa lại.

Thứ năm, nuôi dưỡng tính ích kỷ, tham lam, phóng túng dục vọng của sinh viên, nuôi dưỡng khuynh hướng chống lại quyền uy, đi ngược lại truyền thống, phóng đại quan niệm tự do, luôn coi mình là trung tâm, giảm khả năng nhẫn nại và năng lực lý giải của sinh viên đối với những ý kiến bất đồng, đồng thời cũng giảm năng lực chịu đựng những cú sốc về tâm lý.

Nhìn sâu vào giáo dục nước Mỹ, chúng ta sẽ phát hiện ra rằng tà linh cộng sản gần như đã thực hiện được năm mục tiêu nêu trên. Hình thái ý thức cánh tả đã trở thành hình thái ý thức chủ đạo trong các trường đại học Mỹ, những người có khuynh hướng tư tưởng bất đồng sẽ không được vào giảng dạy tại trường đại học hoặc sẽ không được cho phép phát biểu những quan điểm truyền thống của mình. Trải qua bốn năm đào tạo cường độ cao, rất nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học đều có xu hướng thiên về chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ, tiếp thu thuyết vô thần, thuyết tiến hóa, chủ nghĩa duy vật  một cách tự nhiên không cần suy xét, trở thành những người theo chủ nghĩa hưởng thụ, thiếu hiểu biết thông thường và ý thức trách nhiệm, trở thành những “bông tuyết” (snowflakes) mong manh dễ vỡ. Trong số những người bị tổn hại nghiêm trọng nhất, trừ một số người theo tư tưởng giáo điều của phái tự do, thì những người tri thức nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, hiểu biết nửa vời thậm chí không biết chút gì về lịch sử thế giới cũng như lịch sử nước Mỹ, trở thành những nhóm người chủ yếu bị ma quỷ lừa dối.

Trong mắt của người dân thế giới, nước Mỹ vẫn luôn là cường quốc về giáo dục, điều này tất nhiên có nguyên nhân của nó. Suốt một thế kỷ nay, nước Mỹ là cường quốc về quân sự, kinh tế, chính trị hết sức quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, kinh phí đầu tư cho nghiên cứu khoa học và giáo dục của Mỹ vượt xa hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, chế độ dân chủ tự do và điều kiện sống sung túc của Mỹ đã thu hút những nhân tài ưu tú trên toàn thế giới. Sức mạnh nghiên cứu khoa học của Mỹ đến nay vẫn đứng đầu thế giới, đào tạo nghiên cứu sinh và đào tạo nghề chuyên nghiệp trong ngành khoa học kỹ thuật có thể nói là đứng đầu thế giới. Nhưng đằng sau sự thịnh vượng còn ẩn giấu những nguy cơ lớn. Số lượng các lưu học sinh ngoại quốc trong các học viện khoa học kỹ thuật tăng lên hàng năm, vượt xa số lượng sinh viên người Mỹ. [2] Quan trọng nhất là giáo dục tiểu học, trung học, đại học của Mỹ bị xâm nhập nghiêm trọng, hậu quả là bắt đầu xuất hiện hiện tượng cố tình làm hư hỏng sinh viên và làm thui chột kiến thức của sinh viên, hậu quả tệ hại đã hiển hiện sơ bộ, hậu quả xấu hơn nữa cũng sắp sửa bộc lộ ra.

Chương 5 của cuốn sách đã đề cập đến việc Bezmenov, cựu thành viên KGB của Liên Xô trong những năm 1980 tiết lộ rằng chủ nghĩa cộng sản sắp hoàn thành việc thâm nhập vào tư tưởng của nước Mỹ, “Cho dù ngay từ lúc này, người Mỹ bắt đầu giáo dục một thế hệ người mới, nhưng vẫn cần 15 đến 20 năm mới có thể đảo ngược xu thế này, thay đổi nhận thức về hình thái ý thức của con người đối với hiện thực, khiến con người nhận thức trở lại trạng thái bình thường”. [3] Đã qua một phần ba thế kỷ kể từ khi Bayes đưa ra những lời nhận xét này, trong hơn 30 năm qua, mặc dù chúng ta đã chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô và các quốc gia xã hội chủ nghĩa Đông Âu, nhưng điều đó không có nghĩa là tà linh cộng sản đã buông lơi tiến trình thâm nhập làm biến dị xã hội phương Tây. Những người đại diện được ma quỷ bồi dưỡng ở phương Tây coi giáo dục trở thành một trong những mục tiêu thâm nhập quan trọng, tiếp quản toàn bộ giáo dục tiểu học, trung học và đại học, gây ảnh hưởng đến giáo dục trong gia đình, đưa ra những lý luận về giáo dục, cải biến quan niệm giáo dục, lĩnh vực giáo dục đã trở thành mục tiêu quan trọng trong quá trình thâm nhập của tà linh.

Cần phải nhấn mạnh rằng, hiện nay tất cả mọi người trên thế giới, nhất là những người vào đại học sau những năm 1960, hầu như ít nhiều đều chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt là những sinh viên chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Tuy nhiên, họ hầu hết đều bị ma quỷ tẩy não trong vô thức, những người đi thúc đẩy kế hoạch của ma quỷ trong khi bản thân mình rõ ràng minh bạch thì rất ít thấy. Ở đây chúng tôi vạch trần ma quỷ để những người đang bị lừa gạt có thể nhận thức rõ nó, rời xa nó và đừng bị hủy hoại theo nó.

1. Tà linh cộng sản tiếp quản các trường đại học ở phương Tây

1.1 Giáo sư đại học mang tư tưởng tả khuynh nghiêm trọng

 Giáo dục đại học là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến những thanh niên, sinh viên ủng hộ chủ nghĩa xã hội hoặc hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản, hay chịu ảnh hưởng bởi các hình thái ý thức cấp tiếp như chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa bảo vệ môi trường v.v., mà đóng vai trò chủ đạo trong giáo dục đại học lại là những giáo sư đại học. Các giáo sư đại học Mỹ đa phần theo tư tưởng tả khuynh, đây là một bí mật đã được công khai, hơn nữa họ đã mang tư tưởng này từ lâu rồi.

Theo một cuộc điều tra năm 2007 có tên là “quan niệm chính trị xã hội của các giáo sư ở Mỹ”, trong số 1417 giáo sư đại học toàn thời gian được điều tra, có 44,1% giáo sư cho rằng mình là người theo phái tự do, phái ôn hòa chiếm 46,1%, phái bảo thủ chỉ chiếm gần 9,2%. Trong các giáo sư đại học ở châu Âu, phái bảo thủ chiếm tỷ lệ cao hơn (19%), phái tự do thấp hơn một chút (37,1%); còn trong những giáo sư của các học viện lý luận văn học thì phái tự do chiếm tỷ lệ cao đến 61%, phái bảo thủ chỉ chiếm 3,9%. Bản điều tra này còn chỉ ra rằng những giáo sư sắp nghỉ hưu còn mang tư tưởng tả khuynh nghiêm trọng hơn những giáo sư mới vào nghề. Trong số những người thuộc độ tuổi 50-64, những người tự xưng là nhà hoạt động cánh tả chiếm 17,2%. Bản điều tra này còn cho thấy đa số các giáo viên đại học đều ủng hộ quyền đồng tính luyến ái và quyền phá thai. [4]

Những cuộc nghiên cứu sau năm 2007 cũng đã chứng minh xu hướng tả khuynh của các giáo sư đại học niên chế 4 năm ở Mỹ. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Quan sát kinh tế” năm 2016 điều tra tình hình đăng ký cử tri của các giáo sư ngành khoa học xã hội và lịch sử của 40 trường đại học nổi tiếng ở Mỹ, đã phát hiện trong số 7243 giáo sư có 3623 người thuộc đảng dân chủ, 314 người thuộc đảng cộng hòa, tỷ lệ là 11,5:1. Trong 5 khoa được điều tra thì khoa lịch sử có tỷ lệ mất cân bằng nhất, lên đến 33,5:1. Kết quả này đã thể hiện sự tương phản rõ rệt so với cuộc điều tra năm 1968. Kết quả nghiên cứu năm 1968 là trong các giáo sư khoa học, lịch sử thì tỉ lệ ủng hộ đảng dân chủ so với đảng cộng hòa là 2,7:1. [5]

Một phân tích khác về các giáo sư đại học niên chế 4 năm vào năm 2016 đã phát hiện rằng khuynh hướng chính trị của giáo sư không cân bằng, đặc biệt là ở New England. Cuộc điều tra này căn cứ theo số liệu năm 2014 đã phát hiện rằng tỷ lệ giáo viên theo phái tự do và phái bảo thủ ở các trường cao đẳng trong phạm vi toàn quốc là 6:1. Ở New England, tỷ lệ này lên đến 28:1. [6] Một nghiên cứu năm 2016 của Trung tâm nghiên cứu Pew đã phát hiện rằng trong những người đã làm nghiên cứu sinh, có 31% ủng hộ quan điểm của phái tự do, 23% người nghiêng về phái tự do, chỉ có 10% người ủng hộ quan điểm của phái bảo thủ, 17% người nghiêng về phái bảo thủ. Nghiên cứu phát hiện từ năm 1994 đến nay, những người ủng hộ lập trường của phái tự do trong những người đã làm nghiên cứu sinh đã tăng lên đáng kể. [7]

Trong một hội thảo nghiên cứu các doanh nghiệp Mỹ năm 2016, một học giả tham dự hội thảo đã chỉ ra rằng, ở Mỹ có khoảng 18% các nhà khoa học xã hội tự nhận là người theo chủ nghĩa Marx, nhưng chỉ có 5% tự nhận là người theo chủ nghĩa bảo thủ. [8] Nếu nhìn từ góc độ hầu hết các cuộc khảo sát đều dựa trên sự tự phán đoán của đối tượng được khảo sát, có thể tình trạng mất cân bằng trên thực tế còn nghiêm trọng hơn nhiều.

Thượng nghị sỹ Ted Cruz từng bình luận về một học viện pháp luật nổi tiếng mà mình đã từng học như sau: giáo sư của học viện pháp luật này tự tuyên bố rằng có nhiều người theo chủ nghĩa cộng sản hơn người theo đảng cộng hòa. Nếu bạn hỏi họ rằng nước Mỹ có nên trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa không, 80% họ sẽ bỏ phiếu tán thành, ngoài ra 10% khác sẽ cho rằng ý tưởng này quá bảo thủ”. [9]

Tà linh cộng sản bắt đầu thâm nhập vào nước Mỹ và thâm nhập vào nền giáo dục nước Mỹ gần như cùng một lúc. Từ đầu thế kỷ 20, trong giới tri thức của các học viện Mỹ rất nhiều người đã bắt đầu tiếp thu tư tưởng chủ nghĩa cộng sản hoặc các loại tư tưởng chủ nghĩa biến tướng của nó. [10]

Phong trào phản văn hóa vào những năm 60 của thế kỷ 20 ở Mỹ khiến một nhóm lớn những thanh niên, sinh viên phản truyền thống bước lên vũ đài lịch sử. Trong quá trình những người này trưởng thành, văn hóa lý luận cách mạng của chủ nghĩa Marx, đặc biệt là lý luận cấp tiến của phái Frankfurt đã ảnh hưởng rất lớn đến họ. Năm 1973, sau khi tổng thống Nixon tuyên bố kết thúc chiến tranh Việt Nam, phong trào phản chiến đã mất đi mục tiêu trực tiếp, phong trào sinh viên bắt đầu đi vào thoái trào. Tuy nhiên, những sinh viên cấp tiến được bồi dưỡng trong những phong trào sinh viên quy mô lớn vẫn không hề vứt bỏ “lý tưởng” của họ, sau khi vào đại học, ưu tiên nghiên cứu của họ là các chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn như báo chí, văn học, triết học, xã hội học, giáo dục, nghiên cứu văn hóa v.v. Tốt nghiệp xong, họ vào làm việc ở những cơ quan có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với văn hóa, xã hội như các tổ chức phi chính phủ, cơ quan chính phủ, cơ quan báo chí truyền thông và các trường đại học. Lúc này, học thuyết chỉ đạo họ là học thuyết “cuộc trường chinh bên trong thể chế” của Gramsci – nhà lý luận chủ nghĩa Marx. Họ muốn phát động một cuộc trường chinh bên trong thể chế, cải biến những truyền thống cốt lõi nhất của văn minh phương Tây.

Năm 1974, nhà triết học Marcuse theo phái Frankfurt, người được những sinh viên phản loạn phương Tây xem là “người cha tinh thần” đã khẳng định: Phe cánh tả mới không chết, “họ sẽ hồi sinh trong những trường đại học”. [11] Thực tế là, phe cánh tả mới không chỉ không chết, cuộc “trường chinh bên trong thể chế” của họ đã rất thành công. “Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, rất nhiều người trong chúng tôi không quay trở về lĩnh vực văn học; chúng tôi giữ chức vụ học thuật. Một thời gian sau khi chiến tranh kết thúc, đối với một số người thiếu cảnh giác mà nói, chúng tôi dường như đã biến mất. Hiện tại chúng tôi giữ chức vụ giáo dục suốt đời, công việc cải tạo đại học đã chính thức bắt đầu.” [12] Đó là lời tự sự của một nhân vật “phái cấp tiến giữ chức vụ giáo dục suốt đời”.

“Phái cấp tiến giữ chức vụ giáo dục suốt đời (tenured radicals)” là một cụm từ do học giả Roger Kimball đưa ra trong tác phẩm cùng tên xuất bản năm 1989, dùng để chỉ những sinh viên cấp tiến những năm 1960 bước vào đại học, được giáo dục và sau đó giữ chức vụ giáo dục suốt đời. Những sinh viên này từng tích cực tham gia vào những phong trào phản chiến, phong trào dân quyền hoặc phong trào nữ quyền, sau khi thất bại, họ tham gia vào thể chế quốc gia, trong trường đại học họ mong muốn gieo rắc “lý tưởng chính trị” vào đầu những thế hệ sinh viên tiếp theo, tạo ra những phần tử cấp tiến giống họ. Sau những năm 1980, trong số những thanh niên tạo phản năm đó, rất nhiều người đã được giữ chức vị giáo dục suốt đời tại các trường đại học, một số trở thành chủ nhiệm khoa, viện trưởng, nắm giữ quyền phát ngôn và quyền hành chính khá lớn ở các học viện. Mục đích của những giáo sư, học giả này không phải là tìm kiếm chân lý mà muốn biến học thuật trở thành công cụ để phá hoại truyền thống văn minh, lật đổ hình thái ý thức và chế độ chính trị chính thống ở phương Tây; mục đích dạy học của họ là tiến hành “tái sản xuất những người cách mạng”.

Một khi đã giữ chức vụ giáo dục suốt đời, các giáo sư có thể tham gia vào các hội đồng, có quyền phát ngôn khá quan trọng về rất nhiều phương diện như tuyển dụng các giáo viên mới, quy định các tiêu chuẩn học thuật, lựa chọn đề tài luận văn cho nghiên cứu sinh, quyết định hướng phát triển của môn học v.v. Trong quá trình tuyển giáo viên, họ có thể sử dụng quyền lực trong tay để gạt ra những giáo viên có hình thái ý thức không phù hợp với bản thân họ. Do đó, những giáo viên đại học có tư tưởng truyền thống và nghiên cứu, giảng dạy theo quan niệm truyền thống sẽ liên tục bị đẩy ra ngoài. Sau khi một thế hệ giáo viên về hưu, đại bộ phận thế hệ giáo viên thay thế họ đều đã biến thành những học giả theo phái cánh tả bị tư tưởng chủ nghĩa cộng sản tẩy não.

Gramsci, nhà lý luận chủ nghĩa Marx người Italia, người đưa ra khái niệm “cuộc trường chinh bên trong thể chế” đã chia những phần tử trí thức thành 2 loại: phần tử trí thức truyền thống và phần tử trí thức hữu cơ (organic intellectuals). Phần tử trí thức truyền thống là lực lượng trung kiên duy hộ văn hóa truyền thống và trật tự xã hội, còn phần tử trí thức hữu cơ phụ thuộc vào giai cấp mới nổi hoặc các đoàn thể, họ diễn những vai diễn đầy sáng tạo trong quá trình tranh giành quyền đứng đầu, dẫn dắt các đoàn thể hoặc giai cấp đó. [13] “Giai cấp vô sản” lợi dụng phần tử trí thức hữu cơ để đoạt lấy quyền quyết định về văn hóa, cuối cùng đoạt lấy quyền quyết định về chính trị.

Rất nhiều người theo “phái cấp tiến giữ chức vụ giáo dục” coi mình chính là “phần tử trí thức hữu cơ” chống lại thể chế hiện hành. Giống như Gramsci, họ tin theo một câu “danh ngôn” của Marx: “Những nhà triết học chỉ dùng các phương thức khác nhau để giải thích thế giới, vấn đề là cải biến thế giới”. [14] Đối với họ, giáo dục không phải là truyền thụ tri thức và tinh hoa của văn minh nhân loại, mà là nhồi nhét cho sinh viên một loạt quan điểm chính trị cấp tiến, biến sinh viên thành những phần tử hoạt động xã hội, những “chiến sĩ chiến đấu cho công bằng xã hội”, sau khi tốt nghiệp, những sinh viên này sẽ mang những bất mãn đối với thể chế hiện hành và sự phản đối văn hóa truyền thống khuếch tán vào xã hội, cuối cùng chuẩn bị cho cuộc cách mạng phá hủy mọi thứ.

1.2 Dùng lý niệm của chủ nghĩa cộng sản để cải tạo các môn học truyền thống

Mọi người đã biết tại các quốc gia cộng sản, chủ nghĩa Marx-Lenin là tư tưởng chỉ đạo của mọi môn học. Ở các quốc gia phương Tây luôn chú trọng tự do tư tưởng học thuật, trừ những tiêu chuẩn đạo đức và quy phạm học thuật chung ra, lẽ ra không nên can thiệp vào lập trường học thuật. Nhưng từ những năm 30 của thế kỷ 20 trở lại đây, khi tư tưởng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa Marx, phái Frankfurt … ồ ạt xâm nhập vào các trường đại học Mỹ, phần lớn các môn học xã hội nhân văn đều chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

1.2.1 Ngôn ngữ cách mạng chiếm lĩnh giới nhân văn ở Mỹ

Bruce Bawer đã viết trong cuốn sách “Những nạn nhân của cách mạng: Sự hưng thịnh của nghiên cứu về thân phận và sự phong bế của tư tưởng tự do”, khi ông hỏi Alan Charles Kors, giáo sư khoa lịch sử trường đại học Pennsylvania rằng, ba người có ảnh hưởng nhất đối với môn nhân văn học của các trường đại học Mỹ trong mấy chục năm qua là ai, giáo sư Kors trả lời gần như không cần suy nghĩ, có 3 cuốn sách có tầm ảnh hưởng nhất là “Những ghi chép trong tù” của Gramsci, “Giáo dục của người bị áp bức” (Pedagogy of the Oppressed) của Paulo Freire và “Những người khốn khổ trên toàn thế giới” (The Wretched of the Earth) của Frantz Fanon. [15]

Gramsci là một nhân vật khét tiếng trong đảng cộng sản Italia, cuốn sách này của chúng tôi đã có nhiều thảo luận. Paulo Freire, nhà lý luận giáo dục người Brazil là người sùng bái Lenin, Mao Trạch Đông, Fidel và Guevara. Cuốn sách “Giáo dục của người bị áp bức” của ông xuất bản năm 1968, năm 1970 xuất bản bản tiếng anh, trở thành một trong những cuốn sách phải đọc của các học viện giáo dục Mỹ. Lấy câu nói của nhà giáo dục học Sol Stern: Cuốn sách này không quan tâm đến bất cứ vấn đề giáo dục cụ thể nào, “mà nó là một bản luận văn chính trị về xã hội không tưởng, kêu gọi lật đổ quyền thống trị của chủ nghĩa tư bản, xây dựng một xã hội của giai cấp vô sản”. [16] Thực ra, quan điểm mà Paulo Freire liên tục nhắc đi nhắc lại chính là trên thế giới chỉ tồn tại hai loại người: người áp bức và người bị áp bức. Người bị áp bức không nên tiếp nhận sự giáo dục như trong quá khứ, mà nên cho họ biết rằng họ đang bị áp bức và kích động họ phản kháng.

Frantz Fanon sinh ra trên hòn đảo Pháp thuộc Martinique thuộc vùng biển Ca-ri-bê, ông đã tham gia “chiến tranh giải phóng dân tộc” chống Pháp ở Algeria. Ông xuất bản cuốn “Những người khốn khổ trên toàn thế giới” năm 1961, cuốn sách được Sartre, nhà triết học theo chủ nghĩa tồn tại ở Pháp và là đảng viên đảng cộng sản Pháp đặt lời tựa. Sartre đã khái quát tư tưởng của Frantz Fanon như sau: Người phương Tây là những người thực dân, vì thế họ là kẻ tà ác; người không phải là người phương Tây là những người bị người thực dân bóc lột, vì thế họ là người cao thượng. Frantz Fanon kêu gọi người dân nước thuộc địa tiến hành cách mạng vũ trang, lật đổ sự thống trị của thực dân, trong quá trình đó bạo lực sẽ khiến người dân “đoàn kết lại với nhau”, “trên phương diện cá nhân, bạo lực là một thứ sức mạnh có tính thanh lọc. Nó giúp những người dân bản địa thoát khỏi cảm giác thấp kém, tuyệt vọng và trạng thái không biết làm gì cả; bạo lực giúp họ không còn sợ hãi và khôi phục sự tự tôn của mình”. [17] Sartre thấm nhuần tư tưởng của Fanon, ông đã viết trong lời tựa của cuốn sách như sau: “Trong giai đoạn đầu của cuộc phản loạn cần phải giết người. Đánh chết một người châu Âu là một mũi tên trúng hai đích, vừa giảm đi một người áp bức đồng thời giảm đi một người bị áp bức, còn lại là một người chết và một người tự do; người còn sống lần đầu tiên cảm thấy nơi mình đang đứng là đất nước của mình.” [18]

Lý luận của ba người này đã dẫn dắt con người dùng nhãn quan đấu tranh giai cấp để quan sát lịch sử và xã hội, nó có tính mê hoặc và tính kích động cực lớn. Một khi để cho tư tưởng thù hận giai cấp này thâm nhập vào đầu, các sinh viên sẽ nhìn nhận cơ cấu xã hội và các hiện tượng bình thường bằng tâm thái đối kháng, và tất nhiên sẽ dẫn đến tâm lý bất mãn, phản đối, phản loạn, thậm chí nổi dậy làm cách mạng.

Rốt cuộc ai là nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với môn xã hội nhân văn ở các trường đại học Mỹ? Trả lời cho vấn đề này đương nhiên mỗi người đều có đáp án riêng của mình, nhưng không thể phủ nhận rằng chủ nghĩa Marx, phái Frankfurt và các lý luận chủ nghĩa hậu hiện đại chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Marx hay chủ nghĩa Freud kề vai sát cánh với chủ nghĩa cộng sản phá hoại văn hóa và đạo đức đã chiếm vai trò chủ đạo trong môn nhân văn ở các trường đại học.

1.2.2 Tà linh cộng sản dùng danh nghĩa “lý luận” để hoành hành trong giới học thuật

Từ sau những năm 1960, phương thức nghiên cứu của hệ văn học Mỹ (bao gồm cả văn học tiếng Anh, tiếng Pháp, văn học so sánh v.v.) đã có sự thay đổi căn bản. Bình luận văn học truyền thống chứng minh giá trị đạo đức và thẩm mỹ của các tác phẩm văn học kinh điển, điều này khiến cho việc đọc các tác phẩm văn học trở thành một phương thức quan trọng để nâng cao tri thức, hun đúc tình cảm, đạo đức, bồi dưỡng nguồn cảm hứng. Đối với người nghiên cứu văn học mà nói, tác phẩm văn học đặt ở vị trí số một, lý luận văn học phục vụ cho việc thưởng thức tác phẩm văn học được đặt ở vị trí thứ yếu.

Những năm 1960 là giai đoạn các phong trào phản văn hóa trong xã hội nổi lên ngùn ngụt khí thế, trong nội bộ các học viện cũng bùng nổ những cuộc “lý luận”. Những lý luận muôn hình vạn trạng về triết học, tâm lý học, văn học và văn hóa đua nhau xuất hiện, mối quan hệ giữa lý luận và tác phẩm văn học diễn ra sự đảo chiều. Lý luận có tính ưu tiên hơn tác phẩm văn học, tác phẩm văn học trở thành ví dụ “tùy ý lựa chọn” để thuyết minh cho “hiệu quả” của lý luận. [19]

Rốt cuộc thì “lý luận” này là gì? Nó đã đánh đổ giới hạn truyền thống của các môn học, bao gồm triết học, tâm lý học, xã hội học, phân tích tinh thần v.v., nó là một mớ hỗn độn với tham vọng giải thích tổng thể văn hóa và xã hội. Nhà lý luận văn học Kale giải thích về “lý luận” như sau: “Lý luận thường công kích mạnh mẽ những quan niệm thông thường, với ý đồ thuyết phục chúng ta rằng những “kiến thức thông thường” mà chúng ta vốn quen thuộc thực ra đã hình thành trong lịch sử, loại lý luận (được tạo dựng) này thể hiện rất tự nhiên, đến nỗi chúng ta gần như không nhận ra nó thực ra chỉ là một kiểu lý luận”. [20] Cũng chính là nói, lý luận đã trắng trợn chế giễu, đảo ngược, phá hủy những nhận thức truyền thống được truyền thụ từ gia đình, tôn giáo tín ngưỡng và luân lý đạo đức liên quan đến thị phi, thiện ác, đúng sai, tốt xấu, sau cùng bị thay thế bằng giá trị quan tà ác, đảo lộn đúng sai.

Tạm bỏ qua bề ngoài phức tạp, khó hiểu của nó, thì cái gọi là “lý luận” này chẳng qua là một thứ quái thai được chắp vá từ chủ nghĩa Marx tân cổ điển, phái Frankfurt, phân tích tinh thần, chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc, chủ nghĩa hậu hiện đại v.v.. Nói một cách đơn giản, “lý luận” chính là liên minh tà ác giữa lý luận của chủ nghĩa Marx và các chủ nghĩa phản truyền thống khác, mục đích của nó là dùng phương thức học thuật để phá hủy nền tảng văn minh nhân loại. “Lý luận” là hình thức ngụy trang mới của ma quỷ chủ nghĩa cộng sản trong nội bộ các học viện phương Tây. Từ những năm 1960 đến nay, xuất phát từ các môn văn học, lịch sử, triết học v.v., nó dần dần xâm chiếm các môn học khác, cuối cùng tiếp quản hết các môn học khoa học xã hội nhân văn truyền thống.

Trên thực tế, “lý luận” và “lý luận phản biện” là từ chỉ cùng một hiện tượng. Những môn nghiên cứu mới xuất hiện như “nghiên cứu phản biện pháp luật (critical legal studies)”,  “nghiên cứu phản biện nhân chủng (critical race studies)”, “nghiên cứu phản biện giới tính (critical gender studies)”, “nghiên cứu phản biện xã hội (critical social studies), thậm chí là “nghiên cứu phản biện khoa học (critical science studies)”, “nghiên cứu phản biện y học (critical studies in medicine)” v.v. đều là ứng dụng mới của lý luận phản biện. Hiện tượng “lý luận” hoành hành trong giới học thuật này thực chất chính là hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản khuếch tán trong lĩnh vực giáo dục và lĩnh vực học thuật, dùng các lý luận biến dị nhanh chóng làm hư hỏng thế hệ trẻ, mở đường cho mục đích hủy diệt nhân loại.

1.2.3 Nghiên cứu văn học bị chính trị hóa

Đối với phê bình văn học chủ nghĩa Marx mà nói, ý nghĩa của một tác phẩm văn học kinh điển không nằm ở giá trị bên trong nó (tác phẩm văn học kinh điển thậm chí được cho là căn bản không có giá trị nội tại), mà phụ thuộc vào việc nó phản ánh được tư tưởng của giai cấp thống trị (chủng tộc, giới tính) đã trở thành tư tưởng thống trị như thế nào. Một nhà lý luận văn học chủ nghĩa Marx nổi tiếng người Mỹ đã tuyên bố thẳng rằng: “quan điểm chính trị” là “giới hạn tuyệt đối cho việc đọc và giải thích các tác phẩm”. [21] Cũng chính là nói, khi phân tích tất cả các tác phẩm văn học cần coi chúng là những câu chuyện ngụ ngôn chính trị, chỉ khi tìm ra “hàm nghĩa thâm sâu” của tính giai cấp, chủng tộc, giới tính và khuynh hướng áp bức ở trong tác phẩm đó thì mới được xem là lý giải “sâu sắc” và “toàn diện” về tác phẩm đó.

Những người đến từ các quốc gia cộng sản không hề xa lạ gì với kiểu “phê bình văn học” võ đoán và hoang đường này. Lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông từng có cái nhìn độc đáo về tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” – một trong tứ đại danh tác của Trung Quốc như sau: “Hồng Lâu Mộng” viết về 4 gia tộc lớn, tính đấu tranh giai cấp cực kỳ mãnh liệt, chết hàng chục mạng người”. Lịch sử của ĐCSTQ và Liên Xô đã cho thấy bình luận văn học không phải lúc nào cũng là một cuộc thảo luận tao nhã với những lời hay ý đẹp, có lúc nó sẽ biến thành cuộc đấu tranh đầy máu và nước mắt. Ví dụ cuộc Đại Cách mạng Văn hóa nổ ra trên bề mặt có liên quan đến việc bình luận một tác phẩm văn học. Hưởng ứng lời kêu gọi của Mao Trạch Đông về học tập Hải Thụy – một vị quan thanh liêm Triều Minh, nhà lịch sử học Ngô Hàm đã sáng tác vở kịch lịch sử “Hải Thụy bãi quan”. Ngày 10/11/1965, Giang Thanh, Trương Xuân Kiều … đã cùng lên kế hoạch viết một bài phê bình do Diêu Văn Nguyên chấp bút, có tựa đề “Bình luận về vở kịch lịch sử Thụy Hải bãi quan” đăng trên báo “Văn Hối” của Thượng Hải, họ quy kết “Thụy Hải bãi quan” có liên quan đến việc Bành Đức Hoài phản đối chính sách “ba ngọn cờ hồng” (chỉ những chính sách của ĐCSTQ đã gây ra nạn đói lớn là “Đường lối chung”, “Đại nhảy vọt” và “Công xã nhân dân”). Bài viết phê phán vở kịch “Thụy Hải bãi quan” đã châm ngòi cho cuộc Đại Cách mạng Văn hóa.

So với phê bình văn học trong các học viện ở phương Tây trong mấy chục năm nay, việc ĐCSTQ áp đặt đấu tranh giai cấp trong phê bình văn học đối với tất cả các tác phẩm văn học quả là quá “thô thiển”. Nhưng phê bình văn học chủ nghĩa Marx mới ở phương Tây lại giống như một loại vi rút biến thể, nó trở nên mạnh hơn và mang độc tính lớn hơn. Sau khi trang bị những vũ khí lý luận mới, nó đưa những tác phẩm văn học kinh điển trong văn hóa nhân loại lên bàn mổ để mổ xẻ, cắt xén và xuyên tạc, từ những tác phẩm văn học kinh điển của Hy Lạp, La Mã cổ đại, những tác phẩm của Dante, Shakespeare cho đến cả những tiểu thuyết của Victoria, không tác phẩm nào bị bỏ sót. Tuy những bình luận này sử dụng những thuật ngữ rối rắm, khó hiểu, lại được che đậy bằng vẻ ngoài đường hoàng, cao thâm khó đoán, nhưng mục đích chính của rất nhiều nghiên cứu văn học lại nhạt nhẽo, đơn điệu khiến người ta phải giật mình, đó chẳng qua chỉ để chứng minh một tác phẩm nào đó mang cái nhìn phiến diện về giai cấp bị áp bức, nữ giới, dân tộc thiểu số, vì thế tác phẩm đó thuộc về “kiến trúc thượng tầng của giai cấp thống trị”, mục đích của nó là làm tê liệt quần chúng nhân dân, khiến cho con người không thể sinh ra “ý thức giai cấp cách mạng”. Học giả người Mỹ Roger Scruton đã đưa ra nhận xét thẳng thắn mà sâu sắc rằng: “Phương pháp của những nhà lý luận văn học mới là công cụ lật đổ với ý đồ phá hoại giáo dục nhân văn từ bên trong, cắt đứt sự đồng thuận và ràng buộc của chúng ta với văn hóa truyền thống của mình.” [22]

1.2.4 Lý luận “hình thái ý thức” tà ác của chủ nghĩa Marx

Một khái niệm xuyên suốt trong học thuật nhân văn của chủ nghĩa Marx là “hình thái ý thức”. Marx gọi những thứ như đạo đức, tôn giáo, trừu tượng học là hình thái ý thức, ông ta cho rằng trong xã hội giai cấp, hình thái ý thức chiếm vị trí thống trị là tư tưởng của giai cấp thống trị, tư tưởng này không hề phản ánh hiện thực chân thực, mà “ngược lại”, nó bẻ cong hiện thực. [23] Chủ nghĩa Marx mới vào thế kỉ 20 coi phá hoại văn hóa trở thành giai đoạn tất yếu của cách mạng, cần phải sáng tác những tác phẩm văn học lớn dựa trên khái niệm “hình thái ý thức”. Nhà chủ nghĩa Marx người Hungari – Lukacs định nghĩa hình thái ý thức là “ý thức sai lầm” đối lập với “ý thức giai cấp” chân chính. Nhà chủ nghĩa Marx người Pháp Althusser đưa ra khái niệm “bộ máy hình thái ý thức quốc gia”, bao gồm tôn giáo, giáo dục, gia đình, pháp luật, chính trị, công đoàn, báo chí, văn hóa v.v., chúng cùng có tác dụng như bộ máy bạo lực quốc gia.

Trong khái niệm hình thái ý thức của Althusser hàm chứa một kiểu ngụy biện gian xảo. Bất cứ xã hội hay chế độ nào đều có thể có mặt tiêu cực, chỉ ra mặt tiêu cực để sửa chữa và hoàn thiện nó là điều tất yếu. Nhưng Althusser và những người theo chủ nghĩa Marx không chỉ ra cụ thể những thiếu sót và khiếm khuyết của chế độ xã hội nào mà một mực phủ định tất cả, lý do phủ định là vì kiến trúc thượng tầng của những chế độ này đều để bảo vệ cho lợi ích của giai cấp thống trị. Đây không phải là phân tích tính đúng sai, thật giả của một mệnh đề, mà là chỉ trích người đề xuất ra mệnh đề có động cơ bất thuần hoặc có ý định không tốt, đây là một logic sai lầm thường thấy, gọi là “bỏ thuốc độc vào giếng nước (poisoning the well)”. Cũng giống như nước đã bị bỏ thuốc độc rồi thì không ai có thể uống được, một người đã bị gièm pha bởi những lời đồn đại, bị bôi nhọ về nhân cách thì dù người đó nói có đạo lý thế nào đi nữa, người khác sẽ không tin lời nói của họ. Việc phê phán hình thái ý thức của Althusser chính là một vụ “bỏ thuốc độc vào giếng nước” quy mô và phức tạp hơn.

Khái niệm bộ máy hình thái ý thức quốc gia của Althusser bao hàm tất cả mọi thứ, nó phản ánh cái nhìn thù hận cực đoan của chủ nghĩa xã hội đối với xã hội nhân loại, nó muốn phủ định hoàn toàn, tiêu diệt triệt để và nhanh chóng. Đây thực ra là do tà linh cộng sản đứng đằng sau thao túng, ra sức giết chết văn hóa nhân loại.

Khái niệm “hình thái ý thức” của chủ nghĩa Marx là một lý luận hời hợt, trừu tượng, cực đoan, một mệnh đề giả tạo, vô giá trị, vai trò của nó là phủ nhận hết thảy quan niệm đạo đức truyền thống. Những người theo chủ nghĩa Marx đã lặp lại lời nói dối này hàng vạn lần với “sự căm phẫn đạo đức” tột đỉnh, đã kích động và lừa đối được rất nhiều người đầu óc đơn giản.

1.2.5 Chủ nghĩa Marx hậu hiện đại

Từ sau những năm 1960, những lý luận được đưa ra bởi một nhóm các nhà lý luận người Pháp đã trở thành vũ khí tư tưởng hữu hiệu nhất của chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa Marx trong giới học thuật Mỹ, nhân vật đại biểu cho nhóm này là Jacques Derrida và Michel Foucault. Năm 2007, tác giả được trích dẫn nhiều nhất trong các tác phẩm chuyên ngành trong lĩnh vực nhân văn là Foucault (2521 lần), tác giả được trích dẫn nhiều thứ 3 là Derrida (1874 lần). [24] Qua ảnh hưởng của hai người này có thể thấy được ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản trong giới học thuật Mỹ. Có nhà bình luận đã chỉ ra chủ nghĩa hậu hiện đại và chủ nghĩa Marx có mối quan hệ đồng lõa, điều này cũng rất có lý. [25] Chúng tôi tạm thời gọi sự kết hợp giữa hai trường phái lý luận này là “chủ nghĩa Marx hậu hiện đại”.

“Chủ nghĩa cấu trúc” của Derrida là một loại thuyết vô thần tinh xảo và là một kiểu ngụy biện của chủ nghĩa tương đối, nó phóng đại vô hạn tính tương đối, tính không xác định của ngôn ngữ nhằm phủ nhận tính ổn định, rõ ràng của ngôn ngữ và văn bản. Ngôn ngữ có tính đa nghĩa, một tác phẩm có thể có nhiều cách giải thích, điều này là bình thường, từ thời Hy Lạp cổ đại và thời Tiên Tần ở Trung Quốc đã có rất nhiều người trình bày sáng tỏ được đạo lý này. Tuy nhiên, nếu coi đó là lý do để phủ định cả những tác phẩm có ý nghĩa tương đối ổn định thì chính là đi theo hướng ngụy biện của chủ nghĩa tương đối.

Khác với thuyết vô thần truyền thống, Derrida sử dụng thuật ngữ triết học để biểu đạt, do vậy quan điểm của ông không chỉ có tính sát thương đối với khái niệm “Thần”, mà còn gây đả kích mang tính phá hủy đối với các khái niệm liên quan đến tín ngưỡng truyền thống như “lý tính”, “quyền uy”, “ý nghĩa” v.v. Những nhà lý luận chịu ảnh hưởng của Derrida liên tiếp mổ xẻ các khái niệm như “ý nghĩa”, “lý tính” … Biểu hiện bề mặt của nó khá phức tạp, thâm sâu khiến rất nhiều người rơi vào mê cung lý luận. Chủ nghĩa cấu trúc đã hoành hành trong giới nhân văn phương Tây suốt một thời gian dài, trở thành một trong những vũ khí sắc bén nhất của tà linh cộng sản để phá hủy tín ngưỡng, truyền thống và văn hóa.

Foucault từng có một giai đoạn gia nhập đảng cộng sản Pháp, lý luận của ông phát triển xoay quanh khái niệm “quyền lực” (power), cốt lõi có thể khái quát bằng một câu: “không có chân lý, chỉ có quyền lực”, cũng có nghĩa là, quyền lực đã lũng đoạn quyền giải thích chân lý, vì thế bất cứ chân lý nào cũng đều là giả dối và không đáng tin cậy. Trong cuốn sách “Kỷ luật và trừng phạt”, Foucault lý luận: “Nhà tù rất giống với nhà máy, trường học, doanh trại, bệnh viện, mà nhà máy, trường học, doanh trại và bệnh viện lại rất giống nhà tù, không lẽ điều này khiến người ta kinh ngạc sao?” [26] Coi các cơ cấu không thể thiếu trong xã hội như nhà tù, rồi sau đó kêu gọi mọi người lật đổ nhà tù, tính phản xã hội trong lý luận của Foucault biểu hiện thật rõ nét.

Những học giả trang bị cho mình chủ nghĩa cấu trúc, tư tưởng của Foucault và các lý luận phê bình khác thường biến mọi thứ thành tương đối, làm ô uế truyền thống và đạo đức, họ nhiệt liệt bình luận rằng “mọi sự phân tích đều là sai lầm”, “không có chân lý, chỉ có quyền lực”, “không có lịch sử, chỉ có tự sự”. Họ lý giải về những khái niệm như chân, thiện, mỹ, chính nghĩa … một cách tương đối, sau đó vứt bỏ nó như thứ giẻ rách. Những sinh viên trẻ tuổi vừa mới bước vào viện nghiên cứu sẽ không dám nghi ngờ quyền uy của giáo sư, càng không thể chống cự nổi thứ lý luận ù đầu nhức tai này, một khi bị cuốn vào đó thì sẽ rất khó vùng vẫy thoát ra. Đây chính là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tà linh cộng sản mặc sức hoành hành trong lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn ở phương Tây.

1.3 Tạo ra môn học mới với mục đích nhồi nhét hình thái ý thức

Trong các phong trào phản văn hóa vào những năm 1960 ở Mỹ, một số phần tử cấp tiến âm mưu mở rộng lý luận tả khuynh cấp tiến của họ vào trong các trường đại học và các phòng nghiên cứu. Có học giả cho rằng việc thành lập chuyên ngành nghiên cứu người da đen, không phải là yêu cầu trong phát triển học thuật mà là kết quả của sự đe dọa chính trị. [27]

Năm 1967, một cuộc tổng bãi công xảy ra ở cổng học viện San Francisco, dưới áp lực của hội sinh viên người da đen, học viện đã thành lập chương trình “nghiên cứu người da đen” đầu tiên ở Mỹ. Người phụ trách chương trình cho rằng chương trình này chủ yếu để “cổ vũ tinh thần cho các sinh viên người da đen”, vì thế môn khoa học mà các sinh viên này học không phải là môn khoa học thông thường, mà là “khoa học của người da đen”. Cái gọi là “khoa học của người da đen” chỉ những thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học người da đen, hoặc dùng một phương thức nào đó khiến bài giảng khoa học của giáo viên có liên quan chặt chẽ đến cuộc sống của người da đen ở Mỹ. Cũng như vậy, những môn như toán học, văn học, lịch sử, triết học v.v. trước tiên cũng phải được sửa đổi theo ý thức của người da đen. Tháng 10 năm 1968, 20 thành viên của hội sinh viên da đen của trường cao đẳng Santa Barbara thuộc đại học California đã chiếm lĩnh trung tâm máy tính của trường học, khiến cho nhà trường phải đóng cửa. Một năm sau, trường này đã phải thành lập khoa nghiên cứu người da đen và trung tâm nghiên cứu người da đen. Tháng 4 năm 1969, hơn 100 sinh viên người da đen ở Đại học Cornell đã mang súng ngắn và những bao chứa đầy đạn, chiếm lĩnh tòa nhà văn phòng của trường, yêu cầu thành lập chuyên ngành nghiên cứu người da đen, toàn bộ do người da đen giảng dạy. Khi các giáo viên đứng ra ngăn cản, một lãnh tụ sinh viên uy hiếp rằng: “Trong không đầy ba giờ nữa, toàn bộ trường đại học Cornell sẽ không còn một ai sống sót”. Sau khi bị uy hiếp, Đại học Cornell đã trở thành trường thứ ba trên toàn quốc thành lập môn học này. [28]

Shelby Steele, người sau đó trở thành nghiên cứu viên cao cấp của viện nghiên cứu Hoover thuộc trường đại học Stanford là một trong những nhân vật chính thúc đẩy việc các trường đại học thành lập chuyên ngành nghiên cứu người da đen. Ông nói, dưới sự dẫn động của không khí thời đại, những người da trắng phụ trách các trường đại học mang “cảm giác tội lỗi” rất lớn, khiến họ sẽ đáp ứng bất cứ yêu cầu nào do những người đại biểu của sinh viên đề xuất. [29] Gần như cùng lúc đó, rất nhiều phòng nghiên cứu chuyên môn như nghiên cứu nữ giới, nghiên cứu Mỹ La-tinh, nghiên cứu đồng tính luyến ái đường hoàng tiến vào các trường đại học Mỹ. Đến ngày nay, nước Mỹ đã có hàng nghìn chương trình nghiên cứu như vậy.

Lý luận căn bản của chuyên ngành nghiên cứu nữ giới ngầm định rằng sự khác biệt giới tính không phải do bẩm sinh mà là kết quả của “kết cấu xã hội”; trong lịch sử nữ giới bị nam giới và chế độ phụ quyền áp bức trong thời gian dài; vì thế tôn chỉ quan trọng nhất của chuyên ngành nghiên cứu nữ giới là nâng cao ý thức xã hội về nữ giới, dẫn đến cải cách toàn diện trong xã hội, tức là cách mạng.

Một giáo sư theo chủ nghĩa nữ quyền của trường Santa Cruz thuộc đại học California xuất thân từ một gia đình đảng viên cộng sản nổi tiếng. Cô ta kiêu ngạo tuyên bố mình là một nhà chủ nghĩa cộng sản và là “một nhà hoạt động đồng tính nữ”, từ năm 1980 cô bắt đầu giảng dạy về chủ nghĩa nữ quyền. Cô mở rộng “chủ nghĩa duy vật lịch sử” của Marx thành “khuynh hướng tình dục”, coi “khuynh hướng tình dục” là một loại hành vi gợi nên ý thức chính trị. Nhưng lý do cô bước vào giảng đường đại học chính là vì có một đảng viên đảng cộng sản từng nói với cô rằng: “Đây là nhiệm vụ cách mạng của cô”, bản thân cô cũng công khai nói rằng mình sẽ “biến việc dạy học thành một hình thức vận động chính trị”. Với mục tiêu này, cô chủ trương thành lập một “khoa nghiên cứu chủ nghĩa nữ quyền” hoàn chỉnh tại trường Santa Cruz thuộc đại học California. [30] Trong đề cương giáo trình khóa học, cô viết: đồng tính luyến ái nữ là “hình thức tối cao của chủ nghĩa nữ quyền”, tức là cải biến khuynh hướng tình dục thành ý thức xã hội cao cấp nhất. [31]

Hệ thống đại học Missouri đã thiết kế các chương trình học từ năm thứ nhất đến năm thứ tư, hướng dẫn sinh viên đứng trên quan điểm của cánh tả để nhìn nhận chủ nghĩa nữ quyền, văn học, giới tính và “hòa bình”. Ví dụ, môn học “giới tính phi pháp” coi giới tính là “sản phẩm của văn hóa”, chứ không phải do tự nhiên sinh ra, từ đó nhồi nhét vào đầu sinh viên một loại quan điểm dựa trên sự áp bức giới tính và sự phân biệt đối xử giữa các loại giới tính. [32]

Chương 5 của bài viết này đã chỉ rõ sự thâm nhập của chủ nghĩa cộng sản là nguyên nhân quan trọng của phong trào phản chiến kể từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai ở phương Tây. Trong gần mấy chục năm qua, một môn nghiên cứu mới ở các trường đại học Mỹ là “nghiên cứu hòa bình” cũng có liên quan tới sự thâm nhập của chủ nghĩa cộng sản. Học giả David Horowitz và Jacob Laksin sau khi nghiên cứu 250 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành “nghiên cứu hòa bình” trong các trường đại học Mỹ đã đi đến kết luận rằng, mục đích chủ yếu của những ngành này là khiến sinh viên biến thành phe cánh tả phản chiến, vì thế nó là một chuyên ngành mang tính chính trị chứ không phải mang tính học thuật. [33]

Trong bộ môn “nghiên cứu hòa bình”, quyển giáo trình “Nghiên cứu hòa bình và xung đột” (Peace and Conflict Studies) được sử dụng rộng rãi để làm rõ khuynh hướng hình thái ý thức trong lĩnh vực nghiên cứu hòa bình. Khi giải thích vấn đề nạn đói và bần cùng, cuốn sách này đã dùng cách giải thích của chủ nghĩa Marx, cho rằng nguyên nhân gây ra nạn đói trên thế giới không phải do sản xuất không đủ mà là do phân phối không công bằng. Tác giả chỉ trích những người sở hữu đất đai và những thương nhân buôn bán nông sản rằng chính sự tham lam của họ đã khiến cho hàng trăm triệu người bị đói mỗi ngày. Mặc dù ý nghĩa chính của cuốn sách này là “chống bạo lực”, nhưng có một thứ bạo lực mà cuốn sách này không những không phản đối mà còn khen ngợi hết lời, đó chính là bạo lực cách mạng của giai cấp vô sản. Trong sách viết: “Mặc dù Cuba hoàn toàn không phải là thiên đường nhân gian, hơn nữa quyền tự do cá nhân và quyền công dân ở đây không được tôn trọng rộng rãi, nhưng ví dụ về Cuba chứng minh rằng bạo lực cách mạng có lúc có thể mang lại cho quần chúng nhân dân điều kiện sống tốt hơn”. Trong khi đó, cuốn sách này lại không đề cập một chữ nào đến chính quyền bạo lực của Fidel và thảm họa mà cuộc cách mạng Cuba gây ra.

Cuốn sách giáo trình được viết sau sự kiện 11/9/2001 này cũng đề cập đến vấn đề chủ nghĩa khủng bố. Điều khiến người ta kinh ngạc là tác giả cuốn sách gần như hoàn toàn đồng tình với các phần tử khủng bố, thậm chí đưa từ “phần tử khủng bố” vào trong dấu ngoặc kép. Họ biện minh cho việc này như sau: “Việc đặt từ “phần tử khủng bố” vào trong dấu ngoặc kép có thể khiến những độc giả vốn coi cách gọi này là đương nhiên cảm thấy rất kỳ quái. Chúng tôi làm vậy không phải muốn làm nhẹ tính chất khủng bố của hành động này, mà muốn chỉ ra rằng một “phần tử khủng bố” trong mắt một người lại là một “chiến sĩ tự do” trong mắt người khác, qua đó nhấn mạnh cần phải giảm bớt sự căm phẫn đạo đức (đối với chủ nghĩa khủng bố)”. [34]

Bản thân giới học thuật chuyên nghiệp nên có lập trường trung lập, trước khi nghiên cứu không nên thiết lập sẵn một lập trường. Những chuyên ngành mới phát triển này đã đặt lập trường hình thái ý thức lên trên — Giáo sư khoa nghiên cứu nữ giới tất nhiên phải tin vào chủ nghĩa nữ quyền, giáo sư khoa nghiên cứu người da đen tất nhiên phải tin rằng địa vị thấp kém của người Mỹ gốc Phi trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa là do sự kỳ thị của người da trắng gây ra. Mục đích tồn tại của các nghiên cứu này không phải để tìm ra chân lý, mà là truyền bá, nhồi nhét hình thái ý thức.

Những môn học mới này là sản phẩm phụ của cuộc đại cách mạng văn hóa Mỹ. Một khi bước vào các trường đại học, chúng liền có khả năng tự sinh sôi phát triển, không ngừng đòi hỏi nhiều kinh phí hơn và mở rộng quy mô tuyển sinh, những sinh viên được đào tạo xong lại tiếp sức thêm để mở rộng những môn học này.

Chúng đã không còn dễ dàng bị loại bỏ khỏi các trường đại học nữa.

Đáng nói là những môn học này được sáng lập nên bởi những người có tư tưởng xấu bị tà linh cộng sản thao túng, mục đích của chúng là tạo ra và phóng đại mâu thuẫn giữa các nhóm người khác nhau, kích động thù hận, nhằm tạo điều kiện cho bạo lực cách mạng. Những môn học này không có mối liên hệ rõ ràng với những nhóm người tự xưng là đại biểu của nó (người Mỹ gốc Phi, nữ giới…). Trong một xã hội bình thường, việc nghiên cứu nữ giới hay nghiên cứu một chủng tộc nào đó là tiêu chí của một nền học thuật phát triển, hoàn toàn không có gì đáng bị chỉ trích.

1.4 Tiêm nhiễm các loại hình thái ý thức cấp tiến tả khuynh

David Horowitz và Jacob Laksin trong cuốn sách “Phòng học một đảng: các giáo sư cấp tiến tả khuynh trong các trường đại học tốt nhất của Mỹ đã làm cách nào để tuyên truyền cho sinh viên và phá hoại nền dân chủ của chúng ta”, đã liệt kê ra trên 150 môn học tồi tệ nhất ở 12 trường đại học. Những môn học này chứa đầy những quan điểm “cánh tả”. Một số môn học được che đậy bằng những ngôn ngữ học thuật, nhưng một số môn học thì ngay cả những quy phạm học thuật cũng không có, khiến những môn này xem có vẻ giống như những môn học chính trị ở các nước theo đảng cộng sản.

“Khoa nghiên cứu đoàn thể xã hội” của trường Santa Cruz thuộc đại học California tổ chức một khóa nghiên cứu thảo luận, nội dung của nó là “làm thế nào để tổ chức cách mạng. Chúng ta sẽ tìm hiểu các nhóm người khác nhau trong quá khứ và hiện nay đã làm thế nào để chống lại, khiêu chiến và lật đổ các hệ thống quyền lực, bao gồm (nhưng không chỉ giới hạn trong số này) chủ nghĩa tư bản, sự áp bức của chính phủ và chủ nghĩa chủng tộc trên toàn thế giới”. [35]

“Giáo sư kiệt xuất” Bill Ayers của trường Chicago thuộc đại học Illinois những năm 60 của thế kỷ 20 là người lãnh đạo và là phần tử cánh tả cực đoan trong phong trào “người dự báo thời tiết” (weathermen), một phong trào của “tổ chức sinh viên đấu tranh cho dân chủ xã hội” (SDS). Năm 1969, phong trào “người dự báo thời tiết” chuyển sang hoạt động ngầm và trở thành tổ chức khủng bố đầu tiên ở Mỹ, tổ chức này ra sức kích động những sinh viên cấp tiến ở Mỹ phát động tấn công khủng bố châm ngòi các cuộc chiến tranh chủng tộc. Tổ chức này đã phát động đánh bom đồi Capitol (trụ sở Quốc hội Mỹ), Tổng cục cảnh sát New York, Lầu năm góc và trụ sở chính của lực lượng vệ binh quốc gia. “Câu nói bất hủ” của Ayers được nhiều người biết đến nhất là: “Giết chết những người giàu. Đập nát nhà cửa, xe cộ của họ. Đưa cách mạng về nhà, giết chết cha mẹ của bạn, đây mới gọi là cách mạng”. [36] Quan điểm của Ayers trong các tác phẩm học thuật và lý lịch của ông ta khá tương đồng với nhau. Trong một cuốn sách của mình, ông ta đã nhấn mạnh cần phải “khắc phục cái nhìn “thiên kiến” đối với những tội phạm bạo lực vị thành niên”. [37]

Do Ayers được những người theo chủ nghĩa tiến bộ cánh tả bảo vệ, Cục điều tra liên bang đã không thể bắt được ông ta. Năm 1980, Ayers xuất hiện trở lại trước công chúng, nhờ lợi dụng sơ hở của pháp luật, ông ta đã thoát được tội hình sự. Sau đó, Ayers đến giảng dạy ở trường Chicago thuộc đại học Illinois, nghiên cứu phương pháp “giáo dục trẻ em từ sớm”. Quan điểm chính trị của ông ta không hề thay đổi chút nào, ngược lại còn cảm thấy tự hào về những vụ tấn công bằng bom năm xưa của mình. Ayers được thăng chức lên làm phó giáo sư và giáo sư, tiếp đến vinh dự được trao danh hiệu “giáo sư kiệt xuất và học giả cao cấp”, danh hiệu học hàm cao nhất của đại học này. Mỗi lần thăng chức đều cần được sự biểu quyết của toàn bộ khoa và các giáo sư của học viện. Việc ông ta được thăng chức chứng tỏ trường đại học đã mặc nhiên thừa nhận hành động khủng bố của ông ta trong quá khứ.

Một phó giáo sư môn tuyên truyền học của đại học Texas đã không e dè chia sẻ trên trang mạng của trường, mô tả bản thân là một “nhà hoạt động trường kỳ theo chủ nghĩa xã hội”. Cô là thành viên của “tổ chức chủ nghĩa xã hội quốc tế”, là một đảng Bolsevik tự phong mong muốn đi theo “chuyên chính của giai cấp vô sản” tại Mỹ. Trên trang cá nhân của mình, cô đã liệt kê ra năm giáo trình có tính dẫn dắt chính trị. Giáo trình “Cách mạng xã hội và truyền bá học” mà cô giảng dạy, theo mô tả của cô, nhằm mục đích “khuyến khích mọi người dấn thân để thay đổi các phong trào đã và đang diễn ra tại Mỹ”. [38]

1.5 Phủ nhận truyền thống vĩ đại của nước Mỹ

Năm 2014, một nhóm sinh viên của đại học công nghệ kỹ thuật Texas đã tiến hành một cuộc điều tra trong trường học, họ đặt ba câu hỏi cho người được phỏng vấn: “Ai là người dành chiến thắng trong cuộc nội chiến Nam – Bắc?”, “Phó tổng thống là ai?”, “Chúng ta giành được độc lập từ tay thực dân nào?” Rất nhiều sinh viên hoàn toàn không biết những kiến thức thông thường về lịch sử và chính trị của nước Mỹ này, nhưng lại thuộc như lòng bàn tay khi nói về chuyện tình cảm hôn nhân của những ngôi sao. [39]

Năm 2008, Viện nghiên cứu liên trường đã thực hiện phỏng vấn ngẫu nhiên 2500 người Mỹ, phát hiện chỉ một nửa trong số những người được hỏi có thể nói rõ cơ cấu tam quyền phân lập của nước Mỹ là gì. [40] Năm 2014, tổ chức “Đánh giá phát triển giáo dục toàn quốc” phát hiện chỉ có 18% sinh viên khá thông thuộc lịch sử nước Mỹ, hơn nữa với 33 câu hỏi trong đề thi kiến thức chung của công dân, thì có đến 71% người Mỹ được dưới 49 điểm (60 điểm mới đỗ). [41]

Học về lịch sử nước Mỹ không chỉ để hiểu về quá trình hình thành một quốc gia, mà cũng để hiểu quốc gia đó được xây dựng trên nền tảng giá trị quan nào, và cái giá phải trả để bảo vệ những giá trị truyền thống này. Duy chỉ có vậy, mọi người mới có thể trân quý những gì đang có hôm nay và cũng sẽ bảo vệ truyền thống này để truyền lại cho thế hệ sau.

Nhưng lãng quên lịch sử chính là cắt đứt truyền thống, không hiểu được nghĩa vụ công dân là điều kiện tất yếu để xuất hiện chính phủ cực quyền. Chúng ta sẽ thắc mắc rằng: Giáo dục lịch sử và giáo dục công dân của Mỹ rốt cuộc có vấn đề gì? Câu trả lời có thể được tìm thấy qua các sách giáo trình mà sinh viên Mỹ sử dụng và qua chính những người thầy của họ.

Howard Zinn, tác giả cuốn sách giáo khoa lịch sử phổ biến nhất, cuốn“Lịch sử dân tộc Mỹ”, là một người theo chủ nghĩa Marx. Cuốn sách này mang đến một ấn tượng cho người đọc là tất cả những tấm gương anh hùng và những câu chuyện làm lay động lòng người trong lịch sử nước Mỹ đều chỉ là những lời dối trá vô liêm sỉ, lịch sử đen tối của nước Mỹ đầy rẫy những áp bức, bóc lột và diệt chủng. [42]

Một giáo sư kinh tế học của đại học Boston cho rằng những phần tử khủng bố – kẻ thù của nước Mỹ là những “chiến sĩ tự do chân chính”, còn nước Mỹ mới là ma quỷ. Trong một bài diễn văn được phát biểu năm 2004, họ so sánh những kẻ khủng bố tấn công trung tâm thương mại thế giới với những người phản kháng đã nổ phát súng đầu tiên trong cuộc chiến tranh giành độc lập cho nước Mỹ tại Lexinton. [43]

1.6 Bôi nhọ các tác phẩm kinh điển của văn minh phương Tây

Năm 1988, các giáo sư và sinh viên theo chủ nghĩa cấp tiến ở đại học Stanford đã phản đối môn học lịch sử văn minh phương Tây của trường đại học này. Họ hô to khẩu hiệu: “Hey, hey, ho, ho! Phải vứt bỏ nền văn minh phương Tây đi!” Đại học Stanford đã phải nhượng bộ những người phản đối, họ dùng môn học “Văn hóa, tư tưởng và giá trị quan” mang đặc trưng văn hóa đa dạng thay thế cho lịch sử văn minh vốn có của phương Tây. Môn học mới tuy không xóa bỏ một số nhân vật kinh điển trong văn hóa phương Tây như Homer, Plato, Thánh St. Augustine, Dante và Shakespeare v.v, nhưng lại quy định mỗi học kỳ phải học một số tác phẩm viết về những nhóm người bị áp bức trong lịch sử như phụ nữ, người dân tộc thiểu số v.v. William Bennett, bộ trưởng giáo dục liên bang của Mỹ lúc bấy giờ gọi phương thức cải cách môn học này là “môn học đáng sợ” (curriculum by intimidation). Các trường đại học nổi tiếng khác cũng rất nhanh chóng thực hiện theo, các trường đại học hạng hai và hạng ba cũng “không chịu tụt hậu”. Trong vài năm, các môn khoa học xã hội đại cương ở các trường đại học Mỹ đã biến đổi long trời lở đất.

Nhà tư tưởng theo chủ nghĩa bảo thủ Desusa trong cuốn “Giáo dục không có tự do” đã lấy ví dụ từ cuốn sách “Tôi, Rigoberta Menchu: Một người phụ nữ Ấn Độ ở Guatemala” nhằm chứng minh các môn học mới ở đại học Stanford đã được định hướng hình thái ý thức. Cuốn sách kể về quá trình trưởng thành của một cô gái trẻ người Ấn Độ ở Guatemala. Bố mẹ cô đã bị vô cớ sát hại trong một cuộc thảm sát, cô quyết tâm phản kháng, tư tưởng của cô càng ngày càng cực đoan. Cô dần dần ủng hộ phong trào “giành quyền tự quyết” của người da đỏ Nam Mỹ, phản đối nền văn hóa Mỹ Latinh bị châu Âu hóa (Europeanizes Latino Culture). Đầu tiên cô trở thành một người theo chủ nghĩa nữ quyền, sau đó trở thành người theo chủ nghĩa xã hội, cuối cùng trở thành người theo chủ nghĩa Marx. Phần cuối của cuốn sách, cô bắt đầu tham gia “mặt trận nhân dân” trong cuộc biểu tình ở Paris, bàn luận về những chủ đề “thanh niên giai cấp tư sản”, “Molotov Cocktail (tức là bom xăng)”… Một chương trong cuốn sách có tiêu đề là “Rigoberta từ bỏ hôn nhân và vai trò làm mẹ”. [44]

Các trường đại học của Mỹ đã lấy danh nghĩa “đúng đắn chính trị” để loại bỏ tác phẩm kinh điển, điều này ít nhất đã gây ra những hậu quả có tính phá hoại trên những phương diện sau. Thứ nhất, thay thế những tác phẩm văn học kinh điển có giá trị ổn định, lâu dài bằng những tác phẩm “văn học cách mạng” hoặc “văn học của người bị áp bức” được sáng tác cẩu thả, nông cạn nhưng có tính kích động; Thứ hai, đặt các tác phẩm văn học cách mạng hoặc văn học của người bị áp bức ngang hàng với tác phẩm văn học kinh điển, cũng giống như đã chiếm vị trí của các tác phẩm văn học kinh điển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý của sinh viên; thứ ba, các tác phẩm văn học kinh điển bị đặt ngang hàng với các tác phẩm hạ lưu, khiến cho nó bị hạ thấp giá trị; Thứ tư, tư tưởng chỉ đạo trong việc phân tích các tác phẩm văn học kinh điển cũng biến thành việc phê phán lý luận, nghiên cứu văn hóa, đánh giá hệ tư tưởng chính trị và “đúng đắn chính trị”, các học giả hào hứng nghiên cứu sự kỳ thị giới tính và kỳ thị chủng tộc ẩn đằng sau các vở kịch của Shakespeare, hay khuynh hướng đồng tính luyến ái của các nhân vật trong những tác phẩm kinh điển v.v., điều này là sự xuyên tạc và sỉ nhục đối với những tác phẩm kinh điển. Thứ năm, những sinh viên chịu ảnh hưởng của những tư tưởng này rất khó tin vào nhân cách cao thượng, sự nghiệp vĩ đại và động cơ cao cả trong những tác phẩm kinh điển, mà dưỡng thành một thái độ căm ghét, miệt thị, thậm chí thù hận tất cả mọi thứ.

Trong giáo dục nhân văn truyền thống, chủ đề cơ bản của các tác phẩm văn học kinh điển đều hướng tới các giá trị đạo đức, bác ái, chính nghĩa, trung thành, dũng cảm, tinh thần hi sinh bản thân… Còn giáo dục lịch sử đề cập đến các sự kiện trọng đại trong quá trình thành lập và phát triển của quốc gia, trong đó rất nhiều sự kiện giúp người ta hồi tưởng lại nguồn gốc lập quốc, tức là những giá trị quan truyền thống nhất.

Phần lớn các tác phẩm văn học kinh điển truyền thống phương Tây đều do người da trắng châu Âu viết; dựa vào khẩu hiệu “đa nguyên hóa” hoặc “nữ quyền”, những người theo phái cánh tả kêu gọi mọi người đọc nhiều hơn những tác phẩm văn học của những người da màu, người dân tộc thiểu số và người Mỹ la-tinh. Giáo dục lịch sử có khuynh hướng mô tả lịch sử của một quốc gia thành một giai đoạn đen tối, trong đó tràn ngập sự cướp đoạt và nô dịch đối với phụ nữ, người dân tộc thiểu số. Giáo dục lịch sử không còn là sự hồi tưởng lại truyền thống lịch sử vẻ vang mà là để nhồi nhét “cảm giác tội lỗi” đối với những tội ác đã gây ra cho những người phụ nữ và người dân tộc thiểu số.

Thời gian con người dành cho việc đọc có hạn, khi giáo dục cố ý hướng con người chú trọng vào các tác phẩm mang tính “đúng đắn chính trị”, thì thời gian con người dành cho việc đọc các tác phẩm kinh điển truyền thống đã bị giảm bớt rồi. Kết quả tạo ra một thế hệ sinh viên quay lưng lại với cội nguồn văn hóa của chính mình, đặc biệt là quay lưng lại với những giá trị quan được truyền thừa thông qua tín ngưỡng. Văn hóa truyền thống của mọi dân tộc đều do Thần truyền lại, văn hóa có thể đa dạng nhưng không thể bị trộn lẫn, mà kết quả của sự hỗn tạp văn hóa chính là đã cắt đứt cầu nối văn hóa giữa con người với vị Thần đã tạo ra nhân chủng đó.

1.7 Lũng đoạn sách giáo khoa và các nghiên cứu học thuật nhân văn

Nhà kinh tế học Paul Samuelson vô cùng coi trọng vai trò của sách giáo khoa. Ông nói: “Nếu sách giáo khoa kinh tế học của đất nước này là do tôi viết, tôi sẽ không quan tâm ai là người đặt ra các điều ước và quy định pháp luật.” [45] Sách giáo khoa được phát hành số lượng lớn, có quyền lực cao và có ảnh hưởng cực lớn đối với sinh viên. Bởi vậy lũng đoạn sách giáo khoa chính là nắm giữ quyền chủ đạo trong việc nhào nặn tư tưởng của sinh viên.

Những học giả, giáo sư theo tư tưởng cấp tiến sau khi nhận được chức vị giáo dục suốt đời và đạt được danh tiếng nhất định trong giới học thuật, họ tiếp tục khống chế các nhà xuất bản và các hội đồng trong trường đại học. Vì thế các loại quan niệm cấp tiến đã được đưa vào trong sách giáo khoa, được ngụy trang thành tri thức để cưỡng chế nhồi nhét cho sinh viên. Trong số các cuốn sách bắt buộc phải đọc và sách giáo khoa được giảng dạy ở một số môn học, số lượng các tác phẩm theo chủ nghĩa Marx đã vượt quá số tác phẩm theo các trường phái khác. Cuốn sách “Lịch sử dân tộc Mỹ” của Howard Zinn được đề cập đến ở trên chỉ là một ví dụ trong rất nhiều sách giáo khoa buộc phải đọc của môn lịch sử, môn kinh tế, môn văn học, môn nghiên cứu phụ nữ v.v.

Giới học thuật cánh tả sau khi đã hình thành một thế lực tương đối, họ có thể lợi dụng chế độ “thẩm định lẫn nhau” phổ biến trong giới học thuật Mỹ để áp chế những phát ngôn bất đồng quan điểm. Một bài luận văn khiêu chiến với hình thái ý thức của phái cánh tả chắc chắn sẽ bị “người cùng ngành” trong phe cánh tả từ chối công bố.

Rất nhiều tập san học thuật chuyên ngành văn học lấy “lý luận phê phán” làm định hướng, nội dung đầy rẫy những thuật ngữ học thuật khó hiểu, nhưng chủ yếu đều là phủ nhận Thần, phủ nhận văn hóa truyền thống, kích động cách mạng lật đổ chế độ xã hội, chính trị và trật tự kinh tế hiện tại. Có một số luận văn cố gắng chứng minh tất cả những quy phạm và đạo đức truyền thống, thậm chí bao gồm cả quy phạm khoa học đều bắt nguồn từ “kết cấu xã hội”, tức là người nắm giữ quyền lực có thể biến chuẩn mực chủ quan của mình trở thành quan niệm phổ quát, sau đó áp đặt quan niệm đó lên đại chúng xã hội, dùng nó để củng cố địa vị thống trị của giai cấp và nhóm người mà họ đại diện.

Năm 1996, Alan Sokal giáo sư vật lý học của đại học New York đã công bố một bài luận văn trên tạp chí học thuật nghiên cứu văn hóa “Văn bản xã hội” (Social text) của nhà xuất bản đại học Duke của Mỹ, với tiêu đề “Vượt qua các ranh giới: Hướng tới thuyết minh về sự biến đổi của lực hấp dẫn lượng tử” (Transgressing the Boundaries: Towards a Transformative Hermeneutics of Quantum Gravity). Luận văn này gọi “lực hấp dẫn lượng tử” là do kết cấu ngôn ngữ và xã hội, toàn bộ luận văn đưa ra dẫn chứng phong phú, có 109 chú giải, đã tham khảo 219 luận văn. [46]

Ngày cuốn tạp chí xuất bản, Sokal tuyên bố trên tạp chí “Ngôn ngữ cầu nối” rằng bài luận văn này chỉ là một trò đùa quái đản. Việc ông cố ý gửi bài cho tạp chí “Văn bản xã hội” chỉ là một “thực nghiệm nghiên cứu có liên quan đến văn hóa của một nhà vật lý học”.

Sokal đã phát biểu trong buổi phỏng vấn của chương trình radio “All Things Considered”, sở dĩ ông làm như vậy là lấy ý tưởng từ một cuốn sách có tên là “Sự mê tín cao hơn, 1994” (Higher Superstition, 1994). Tác giả cuốn sách này nói: Một số tạp chí khoa học nhân văn sẽ xuất bản bất cứ thứ gì, chỉ cần nó có “tư tưởng phù hợp với cánh tả” và trích dẫn tác phẩm của những nhà tư tưởng cánh tả nổi tiếng. Vì thế ông đã sáng tác ra một bài luận văn với ngôn ngữ mang đậm hình thái ý thức cánh tả, trích dẫn những nội dung không liên quan và hoàn toàn bịa đặt. [48]

Ông nói: “Kết quả kiểm nghiệm của tôi chí ít đã chứng minh rằng một số lĩnh vực thời thượng của giới học thuật cánh tả tại Mỹ đã trở nên lười tư duy. Biên tập viên của tạp chí “Văn bản xã hội” thích bài viết của tôi, bởi vì họ thích kết luận của nó: “Nội dung và phương pháp luận của khoa học hậu hiện đại đã cung cấp sự hỗ trợ tri thức mạnh mẽ cho kế hoạch chính trị tiến bộ”. Hiển nhiên họ cảm thấy không cần phải đi phân tích chất lượng của các chứng cứ, tính hữu hiệu của các luận cứ, hoặc tính tương quan giữa luận cứ với cái gọi là kết luận này”. [49] Trò đùa cợt của Sokal đã chứng minh rằng, rất nhiều kết quả học thuật trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa và lý luận phê phán hoàn toàn không có tính học thuật hay tính nghiêm túc nào.

Qua các đề tài luận văn được lựa chọn trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội học thuật Mỹ, có thể thấy rõ sự thâm nhập của các loại hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản vào môn xã hội nhân văn đã ngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng trong mấy chục năm qua. Hiệp hội ngôn ngữ hiện đại (Modern Language Association) là một trong những hiệp hội học giả lớn nhất ở Mỹ, số lượng hội viên vượt quá 25.000 người, chủ yếu là những học giả và giáo sư nghiên cứu ngôn ngữ hiện đại và giáo dục. Số lượng người tham gia đại hội thường niên của hiệp hội này đều vượt trên 10.000 người mỗi năm. Qua theo dõi lịch sử các chuyên đề thảo luận hàng năm trên website của hiệp hội này, sẽ phát hiện tỷ trọng đáng kể các luận văn sử dụng kết cấu lý luận của chủ nghĩa Marx, hoặc sử dụng các lý luận biến dị như tư tưởng của học phái Frankfurt, chủ nghĩa kết cấu, chủ nghĩa hậu kết cấu v.v. làm công cụ, hoặc sử dụng ngôn ngữ hình thái ý thức cấp tiến như chủ nghĩa nữ quyền, nghiên cứu đồng tính luyến ái, đánh giá hệ tư tưởng chính trị. Các hiệp hội học thuật khác bao gồm cả Hiệp hội xã hội học Mỹ (American Sociological Association) cũng có khuynh hướng tương tự, chỉ khác nhau về mức độ.

Phải chỉ ra rằng, các trường đại học Mỹ có truyền thống giáo dục nhân văn, dù là sinh viên nhập học chuyên ngành nào cũng phải học một số môn bắt buộc, mà những môn học này cơ bản đều do các giáo sư khoa văn, sử, triết học, xã hội học, truyền bá học … thiết kế và giảng dạy. Học giả người Mỹ Thomas Sowell đã chỉ ra rằng những môn học bắt buộc chỉ cần xem hình thức là biết nội dung, sinh viên không thể thoát khỏi phải học những môn này, những môn này thường trở thành môi trường quan trọng để các giáo sư nhồi nhét hình thái ý thức. Lợi dụng quyền lực trong tay, các giáo sư mời chào các sinh viên tiếp thu các quan điểm cấp tiến tả khuynh của mình, thậm chí lấy thành tích làm mồi nhử để ép buộc các sinh viên đồng ý với quan điểm của họ. Nếu sinh viên dũng cảm thử thách quan điểm của giáo sư, các giáo sư sẽ trừng phạt họ bằng cách cho điểm thấp. [50] Vì thế, quan điểm chủ nghĩa Marx do khoa khoa học xã hội nhân văn giảng dạy không chỉ làm ô nhiễm những sinh viên học chính chuyên ngành này, mà còn ảnh hưởng đến gần như tất cả các sinh viên mới.

Sinh viên đại học thích được tôn trọng như người trưởng thành, nhưng dù sao thì kinh nghiệm cuộc sống chưa nhiều, kiến thức có hạn, mà đại học lại là một môi trường tương đối phong bế, họ sẽ không tưởng tượng nổi rằng các giáo sư và học giả mà mình tôn kính lại lợi dụng sự ngây thơ và nhẹ dạ của sinh viên để nhồi nhét vào đầu họ một bộ hình thái ý thức và giá trị quan sai lầm, độc hại. Các phụ huynh chi trả học phí cao chỉ hy vọng con cái họ được học những kỹ năng và tri thức hữu dụng, làm nền tảng cho cuộc sống sau này. Làm sao họ có thể ngờ được rằng con cái họ bị tước đoạt cơ hội học tập quý báu nhất, ngày này qua ngày khác bị cấp tiến hóa, những quan niệm sai lầm mà chúng bị ép phải tiếp thu sẽ ảnh hưởng đến nửa cuộc đời còn lại của chúng?

Khi hết thế hệ này đến thế hệ khác bước vào hệ thống giáo dục bị ma quỷ thâm nhập, học những sách giáo khoa do những người đại diện của nó biên soạn và bịa đặt những lý luận biến dị, thì mục tiêu phá hủy đạo đức, phá hoại văn hóa và cuối cùng là hủy diệt nhân loại của tà linh cộng sản cũng càng ngày càng tới gần.

1.8 Trường đại học tiến hành tẩy não “giáo dục lại” và phá hoại đạo đức

Cùng với sự hoành hành của hình thái ý thức chủ nghĩa Marx trong các trường đại học, bắt đầu từ thập niên 80 của thế kỷ trước, chính sách của các trường đại học ngày càng tập trung vào việc ngăn chặn những ngôn luận có “tính xúc phạm”, đặc biệt là những ngôn luận xúc phạm đến nữ giới hoặc người dân tộc thiểu số. Học giả người Mỹ Donald Alexander Downs chỉ ra rằng: Từ năm 1987 đến năm 1992, ước tính có khoảng 300 trường đại học của Mỹ thực thi chính sách liên quan đến quy phạm ngôn luận, dùng hình thức bán pháp luật hóa để nghiêm cấm những phát ngôn “xúc phạm” những nhóm người hoặc sự vật nhạy cảm. [51]

Những người ủng hộ hành động này có lẽ xuất phát từ lòng tốt, nhưng kết quả lại sản sinh ra một kết quả hoang đường: Từ đó số người tự xưng mình có quyền không bị xúc phạm không ngừng tăng lên (trên thực tế đây không phải là quyền công dân được bất kỳ pháp luật nào công nhận), và có thể vin vào bất cứ lý do nào – sự tràn lan của văn hóa chủ nghĩa Marx, khiến cho bất cứ ai cũng có thể tìm ra lý do tuyên bố mình thuộc “nhóm người bị áp bức” dựa trên các phương diện văn hóa, lịch sử ông cha, màu da, giới tính, thiên hướng tình dục của bản thân. Mà các quy định hành chính của các trường đại học cũng liên tục trao đặc quyền cho những người tự xưng là người bị hại, theo logic của chủ nghĩa Marx, những người bị áp bức đương nhiên là những người đúng đắn trên khía cạnh đạo đức, người khác thậm chí còn không dám nghi ngờ tính xác thực của việc họ tự xưng là người bị xúc phạm. Tính hoang đường của logic này nằm ở chỗ nó âm thầm hoán đổi tiêu chuẩn đạo đức đánh giá thiện ác, đúng sai. Khi ngày càng nhận được sự đồng thuận của mọi người (trong chủ nghĩa Lenin-Stalin, điều này được gọi là tính giác ngộ giai cấp cao), người ta đã vô hình trung vứt bỏ hoàn toàn tiêu chuẩn thiện ác trong giá trị phổ quát truyền thống, dùng cảm xúc nhóm (group emotion) để cắt đứt tiêu chuẩn thiện ác, đúng sai. Điều này biểu hiện cực kỳ rõ nét tại các quốc gia cực quyền cộng sản, cuối cùng dẫn đến người vô sản lưu manh (người bị áp bức) có thể đường hoàng giết hại các địa chủ và nhà tư bản (người áp bức).

Một trong những nguyên nhân khiến các trường hợp tùy ý tuyên bố bản thân là “người bị xúc phạm” không ngừng tăng lên, đó là các học giả chủ nghĩa Marx trong lĩnh vực văn hóa đã tạo ra một hệ thống khái niệm tưởng như đúng mà lại là sai, không ngừng mở rộng định nghĩa các hành vi và ngôn từ mang tính “kì thị”: như công kích vi mô (micro-agression), cảnh báo kích hoạt (trigger warning) và vùng an toàn (safe space) v.v., còn về phương diện hành chính các đại học cũng đã đưa ra các chính sách trừng phạt và bồi dưỡng bắt buộc như “đào tạo độ nhạy cảm” và “đào tạo đa nguyên hóa” v.v.

“Công kích vi mô” nghĩa là sự xúc phạm nhẹ hoặc có ẩn chứa sự xúc phạm bằng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ trong cuộc sống thường ngày, cho dù “người xúc phạm” có thể hoàn toàn vô ý hoặc không biết. Sự vô ý hoặc không biết này gọi là “không nhạy cảm” (insensitive, trong chủ nghĩa Lenin-Stalin điều này được gọi là tính giác ngộ giai cấp thấp). Nội dung đào tạo quan trọng của rất nhiều sinh viên đại học khi mới nhập học chính là đào tạo độ nhạy cảm (sesitivity training), ví dụ như sinh viên được cảnh báo không được nói một số từ ngữ, không được mặc một số trang phục, nếu không sẽ bị quy là “công kích vi mô”, bị coi là vi phạm quy định của trường học. Trong một số trường học, không được nói câu “hoan nghênh đến nước Mỹ” vì có thể bị quy là kỳ thị, bị coi là công kích vi mô. Nguyên nhân là điều này sẽ khiến một số người dân tộc thiểu số từng bị đối xử bất công trong lịch sử nước Mỹ như người da đỏ, người châu Phi, người Nhật, người Hoa nhớ lại lịch sử tủi nhục của tổ tiên. Trường đại học California công bố một danh sách dài những câu nói “công kích vi mô” bị cấm bao gồm những câu nói thường dùng như “Nước Mỹ là một lò luyện lớn” (kì thị chủng tộc), “Nước Mỹ là vùng đất nhiều cơ hội” và “Nam và nữ đều có cơ hội thành công như nhau” (phủ nhận sự bất bình đẳng về giới tính hoặc chủng tộc) v.v [52] Người vi phạm quy định công kích vi mô sẽ bị nhà trường phạt, vì điều này sẽ cản trở nhà trường xây dựng cái gọi là “vùng an toàn”.

Một ví dụ điển hình của “công kích vi mô” xảy ra tại trường đại học Indiana – đại học Purdue Indianapolis. Một sinh viên da trắng đã vi phạm điều lệ quấy nhiễu chủng tộc chỉ vì đọc một cuốn sách có tên là “Sinh viên đại học Notre Dame đánh bại Đảng 3 chữ K (Đảng Ku Klux Klan)”. Nhưng bức ảnh chụp chung của đảng 3 chữ K trên trang bìa cuốn sách khiến cho một bạn học của sinh viên này cảm thấy bị xúc phạm (sinh viên này cũng là người quản lý ký túc xá). Văn phòng xử lý tranh chấp của nhà trường cho rằng sinh viên này đã vi phạm quy định về kỳ thị chủng tộc. Sau đó nhờ nỗ lực kháng cáo của sinh viên cũng như sự giúp đỡ của các đoàn thể khác, nhà trường đành phải thừa nhận rằng sinh viên này không mắc lỗi gì cả. [53]

Cái gọi là “đào tạo độ nhạy cảm” và “đào tạo đa nguyên hóa”, có thể so sánh với việc tẩy não “giáo dục lại” ở Trung Quốc và Liên Xô cũ. Mục đích của “giáo dục lại” là khắc sâu lập trường giai cấp: “giai cấp tư sản”, “giai cấp địa chủ” (hiện tại là nam giới hoặc là người da trắng) cần phải nhận rõ “nguồn gốc tội lỗi” của “giai cấp áp bức” mình, giai cấp bị áp bức cần phải nhận rõ sự “giả tạo” về văn hóa của giai cấp tư sản, trừ bỏ “áp bức tiềm ẩn”, vứt bỏ hoàn cảnh cá nhân để nhận thức rõ tình cảnh bị áp bức của giai cấp mình (hiện nay phụ nữ cần phải nhận thức rõ sự khác biệt giới tính của người phụ nữ truyền thống chỉ là “sự mê hoặc” do văn hóa truyền thống tạo nên, người da đen phải nhận thức rõ “công bằng” chỉ là sự giả tạo do văn hóa truyền thống của người da trắng dựng nên, phân biệt cảnh ngộ cá nhân với chủng tộc và hoàn cảnh giới tính); muốn học tập phương pháp phân tích giai cấp của chủ nghĩa Marx, cần ý thức được việc nhận thức vấn đề theo lập trường của “giai cấp áp bức” là “sai”. Vì thế phải thay đổi thế giới quan, hoàn toàn suy nghĩ và hành động theo lập trường chủ nghĩa Marx (giai cấp vô sản), những lời nói và hành động phủ nhận áp bức giai cấp hay đấu tranh giai cấp đều phải chịu sự trừng phạt nghiêm khắc. “Đào tạo độ nhạy cảm” là cần nhận thức đầy đủ về những “bất công xã hội”, lời nói và hành động cần đứng trên lập trường của nhóm người “bị áp bức” (nữ giới, người dân tộc thiểu số, người đồng tính v.v.).

Ví dụ, năm 2013 đại học Northwest đã yêu cầu tất cả sinh viên đều phải hoàn thành xong khóa học liên quan đến đa nguyên hóa mới được tốt nghiệp. Theo giải thích của nhà trường, sau khi hoàn thành khóa học này, sinh viên sẽ có thể “phát triển khả năng tư duy mang tính phê phán của họ” (học phân tích giai cấp), “nhận thức được vị trí của mình trong hệ thống bất công” (nhận thức rõ thành phần giai cấp của mình), và “suy nghĩ về quyền lực và đặc quyền của mình” (phải đứng trên lập trường của giai cấp “bị áp bức”). [51]

Một ví dụ điển hình khác là chương trình tẩy não “tái giáo dục” năm 2007 của đại học Delaware (nhà trường tuyên bố “điều trị thái độ và tín ngưỡng không đúng đắn của sinh viên”). Chương trình này nhắm tới 7000 sinh viên lưu trú tại trường. Họ bị cưỡng chế yêu cầu tham gia “trị liệu” ý thức tư tưởng. Mục đích rõ ràng của nó là bắt sinh viên tiếp thu quan điểm nhất quán về một số vấn đề nào đó, như chính trị, chủng tộc, khác biệt giới tính, chủ nghĩa bảo vệ môi trường … Trợ lý ký túc xá đại học yêu cầu phát cho mỗi sinh viên một bảng câu hỏi. Những vấn đề liên quan đến giới tính và chủng tộc trong bảng câu hỏi bao gồm “họ mong muốn sẽ hẹn hò với người thuộc chủng tộc nào và giới tính nào”, mục đích chính là khiến sinh viên “cởi mở” hơn về những phương diện này. Có sinh viên khi bị hỏi “khi nào bạn ý thức được định dạng giới tính (gender identity) của mình” (định dạng giới tính chỉ sự nhận thức về giới tính khác với giới tính sinh học, ví dụ người có giới tính sinh học là nam có thể cho rằng mình có định dạng giới tính nữ), cô ấy đã trả lời rằng: “Đó không phải là việc của bạn”. Kết quả là cô ấy bị trợ lý ký túc xá báo cáo lên ban quản lý trường học. [55]

Hình thức “giáo dục lại” bị chính trị hóa mà ma quỷ an bài cho các sinh viên này, mục đích không chỉ làm đảo loạn tiêu chuẩn đánh giá đạo đức do Thần lưu lại, một phương diện khác nó phóng đại quan điểm chủ nghĩa cá nhân của sinh viên, luôn coi mình là trung tâm. Trong môi trường chính trị bị cường điệu hóa này, những sinh viên trẻ này học được cách biến “tình cảm của số đông” thành mục tiêu “cao thượng” để đạt được mục tiêu cá nhân của mình: Chỉ cần tuyên bố mình là người bị hại thuộc một “nhóm người bị hại” nào đó thì có thể tùy ý khống chế và uy hiếp người khác, hoặc đạt được mục đích cá nhân của mình; nếu quan điểm của người khác không thống nhất với quan điểm của mình thì có thể dùng lý do “bị xúc phạm” để kháng nghị với nhà trường yêu cầu người phát ngôn đó im lặng; nếu không thích quan điểm nào đó trên báo của sinh viên phái bảo thủ, thì thậm chí có thể đốt báo của họ.

Cảm giác bị xúc phạm vốn là cảm giác chủ quan, nhưng giờ đây cảm giác này lại trở thành chứng cứ “khách quan”. Còn về việc các giáo sư đại học không cẩn thận dẫm phải mìn. Chỉ trong một đêm, sinh viên các trường đại học bắt đầu yêu cầu giáo sư trước khi sử dụng một tài liệu nào đó phải đưa ra “cảnh báo kích hoạt” trước, vì một số tài liệu phải đọc hay chủ đề giảng dạy có thể sẽ gây “phản ứng tiêu cực” cho sinh viên. Trong vài năm qua, thậm chí cả những tác phẩm kinh kiển như “Người lái buôn thành Venice” của Shakespeare, “Biến Thái (tiếng Latinh, Metamorphoseon Libri) của thi sĩ La Mã Ovid cũng bị yêu cầu liệt vào danh sách cảnh báo kích hoạt. Có trường học yêu cầu, nếu một tác phẩm nào đó có thể gây ra phản ứng tiêu cực cho sinh viên thì hết sức nên tránh sử dụng. [56]

Rất nhiều sinh viên trưởng thành trong môi trường này, ý thức coi bản thân là trung tâm không ngừng tăng lên, họ chỉ chăm chú đến việc bản thân không bị xúc phạm. Ý thức nhóm (một hình thức biểu hiện khác của “ý thức giai cấp”) trong nhà trường cũng không ngừng tăng mạnh, khiến cho họ không hiểu làm thế nào suy nghĩ độc lập, không hiểu được trách nhiệm cá nhân. Họ cũng giống như những sinh viên cấp tiến thập niên 60 (hiện nay đã trở thành giáo viên của họ) đều phản đối truyền thống, nghiêm trọng hơn là sa vào các tệ nạn dâm loạn, uống rượu, hút ma túy, nói tục chửi bậy. Nhưng ẩn đằng sau thái độ đùa bỡn với đời của họ là tâm hồn yếu đuối, không chịu nổi bất kỳ sự đả kích và chèn ép nào, chưa nói đến việc gánh vác trách nhiệm.

Đào tạo trong giáo dục truyền thống là ước thúc đối với bản thân, tư duy độc lập, ý thức trách nhiệm và lòng khoan dung đối với người khác. Còn ma quỷ muốn cho thế hệ sau không ngừng phóng túng bản thân, trở thành công cụ để chúng lợi dụng và thao túng nhằm thống trị thế giới. 

*********

Tài liệu tham khảo:[1] Các bài báo về vấn đề này rất nhiều, ví dụ:

https://www.thedailybeast.com/elite-campuses-offer-students-coloring-books-puppies-to-get-over-trump; http://college.usatoday.com/2016/11/15/heres-how-universities-are-offering-support-to-students-after-trumps-election/.

[2] Theo điều tra năm 2017 của Tổ chức chính sách quốc gia Hoa Kỳ, số lượng sinh viên quốc tế đã chiếm phần lớn số kỹ sư ngành khoa học kỹ thuật trong các học viện nghiên cứu và đại học Mỹ. Số lượng sinh viên quốc tế chính quy chiếm tỷ lệ cao trong ba chuyên ngành kỹ sư điện tử, kỹ sư hóa dầu và kỹ sư công nghệ thông tin với tỷ lệ lần lượt là 81%, 81%, 79%. Elizabeth Redden, “Foreign Students and Graduate STEM Enrollment”, Inside Higher Ed, October 11, 2017, https://www.insidehighered.com/quicktakes/2017/10/11/foreign-students-and-graduate-stem-enrollment. [3] G. Edward Griffin, Deception Was My Job: A Conversation with Yuri Bezmenov, Former Propagandist for the KGB, American Media, 1984.

[4] Scott Jaschik, “Professors and Politics: What the Research Says”, Inside Higher Ed, February 27, 2017, https://www.insidehighered.com/news/2017/02/27/research-confirms-professors-lean-left-questions-assumptions-about-what-means.

[5] Như trên.

[6] Như trên.

[7] Như trên.

[8] “The Close-Minded Campus? The Stifling of Ideas in American Universities”, American Enterprise Institute Website, June 8, 2016, https://www.aei.org/events/the-close-minded-campus-the-stifling-of-ideas-in-american-universities/.

[9] Quoted from Fred Schwartz and David Noebel, You Can Still Trust the Communists…to Be Communists (Socialists and Progressives too) (Manitou Springs, CO: Christian Anti-Communism Crusade, 2010), 2-3.

[10] Tham khảo: Zygmund Dobbs, Keynes at Harvard: Economic Deception as a Political Credo. (Veritas Foundation, 1960), Chapter III, “American Fabianism”.

[11] Quoted from Robin S. Eubanks, Credentialed to Destroy: How and Why Education Became a Weapon (2013), 26.

[12] Quoted from Walter Williams, More Liberty Means Less Government: Our Founders Knew This Well (Stanford: Hoover Institution Press, 1999), 126.

[13] David Macey, “Organic Intellectual”, The Penguin Dictionary of Critical Theory (London: Penguin Books, 2000), 282.

[14] Marx: “Đề cương của Feuerbach” (Thư viện chủ nghĩa Marx tiếng Trung).

[15] Bruce Bawer, “The Victims” Revolution: The Rise of Identity Studies and the Closing of the Liberal Mind (New York: Broadside Books, 2012), Chapter 1.

[16] Như trên.

[17] Franz Fanon, The Wretched of the Earth, trans. Constance Farrington (New York: Grove Press, 1963), 92.

[18] Jean Paul Sartre, “Preface”, The Wretched of the Earth by Franz Fanon, 22.

[19] Roger Kimball, Tenured Radicals: How Politics Has Corrupted Our Higher Education, revised edition (Chicago: Ivan R. Dee, 1998), 25-29.

[20] Jonathan Culler, Literary Theory: A Very Short Introduction (Oxford: Oxford University Press, 1997), 4.

[21] Fredrick Jameson, The Political Unconscious: Narrative as a Socially Symbolic Act (Ithaca, NY: Cornell University Press, 1981), Chapter 1.

[22] Quoted from Roger Kimball, 「An Update, 1998,

Tenured Radicals: How Politics Has Corrupted Our Higher Education, 3rd Edition (Chicago: Ivan R. Dee, 2008), xviii.

[23] Marx: “Hình thái ý thức ý chí Đức” (Thư viện chủ nghĩa Marx tiếng Trung)

[24] “Most Cited Authors of Books in the Humanities, 2007”, Times Higher Education, https://www.uky.edu/~eushe2/Bandura/BanduraTopHumanities.pdf

[25] Joshua Phillip, “Jordan Peterson Exposes the Postmodernist Agenda”, The Epoch Times, June 21, 2017, https://www.theepochtimes.com/jordan-peterson-explains-how-communism-came-under-the-guise-of-identity-politics_2259668.html.

[26] Quoted from Roger Kimball, “The Perversion of Foucault”, The New Criterion, March 1993, https://www.newcriterion.com/issues/1993/3/the-perversions-of-m-foucault.

[27] David Horowitz and Jacob Laksin, One Party Classroom (New York: Crown Forum, 2009), 51.

[28] David Horowitz and Jacob Laksin, One Party Classroom, 51-52.

[29] Bruce Bawer, The Victims』 Revolution: The Rise of Identity Studies and the Closing of the Liberal Mind, Chapter 3.

[30] David Horowitz and Jacob Laksin, One Party Classroom, 3.

[31] David Horowitz, The Professors: The 101 Most Dangerous Academics in America (Washington D.C.: Regnery Publishing, Inc., 2013), 84-85.

[32] David Horowitz and Jacob Laksin, One Party Classroom, 212.

[33] David Horowitz, Indoctrinate U.: The Left”s War against Academic Freedom (New York: Encounter Books, 2009), Chapter 4.

[34] Như trên.

[35] David Horowitz and Jacob Laksin, One Party Classroom, 1-2.

[36] http://www.azquotes.com/author/691-Bill_Ayers.

[37] David Horowitz, The Professors: The 101 Most Dangerous Academics in America, 102.

[38] David Horowitz and Jacob Laksin, One Party Classroom, 116.

[39] “Who Won the Civil War? Tough Question”, National Public Radio, November 18, 2014, https://www.npr.org/sections/theprotojournalist/2014/11/18/364675234/who-won-the-civil-war-tough-question.

[40] “Summary of Our Fading Heritage: Americans Fail a Basic Test on Their History and Institutions”, Intercollegiate Studies Institute Website, https://www.americancivicliteracy.org/2008/summary_summary.html.

[41] “Study: Americans Don’t Know Much About History”, July 17, 2009, https://www.nbclosangeles.com/news/local/Study-Americans-Dont-Know-About-Much-About-History.html.

[42] Howard Zinn, A People”s History of the United States (New York: HarperCollins, 2003).

[43] David Horowitz, The Professors: The 101 Most Dangerous Academics in America, 74.

[44] Dinesh D Souza, Illiberal Education: The Politics of Race and Sex on Campus (New York: The Free Press, 1991), 71.

[45] Paul Samuelson, “Foreword”, in The Principles of Economics Course, eds. Phillips Saunders and William B. Walstad (New York: McGraw-Hill College, 1990).

[46] Alan D. Sokal, “Transgressing the Boundaries: Toward a Transformative Hermeneutics of Quantum Gravity,” Social Text No. 46/47 (Spring – Summer, 1996), 217-252.

[47] Alan D. Sokal, “A Physicist Experiments with Cultural Studies,” Lingua Franca (June 5, 1996). Available at http://www.physics.nyu.edu/faculty/sokal/lingua_franca_v4/lingua_franca_v4.html.

[48] Alan D. Sokal, “Parody,” All Things Considered, National Public Radio, May 15, 1996, https://www.npr.org/templates/story/story.php?storyId=1043441.

[49] Alan D. Sokal, “Revelation: A Physicist Experiments with Cultural Studies,” in Sokal Hoax: The Sham That Shook the Academy, ed. The Editors of Lingua Franca (Lincoln, NE: University of Nebraska Press, 2000), 52.

[50] Thomas Sowell, Inside American Education: The Decline, The Deception, The Dogma (New York: The Free Press, 1993), 212-213.

[51] Donald Alexander Downs,Restoring Free Speech and Liberty on Campus (Oakland, CA: Independent Institute, 2004), 51.

[52] Eugene Volokh, “UC Teaching Faculty Members Not to Criticize Race-based Affirmative Action, Call America “Melting Pot,” and More,” The Washington Post, June 16, 2015, https://www.washingtonpost.com/news/volokh-conspiracy/wp/2015/06/16/uc-teaching-faculty-members-not-to-criticize-race-based-affirmative-action-call-america-melting-pot-and-more/?utm_term=.c9a452fdb00f.

[53] “Victory at IUPUI: Student-Employee Found Guilty of Racial Harassment for Reading a Book Now Cleared of All Charges,” Foundation for Individual Rights in Education, https://www.thefire.org/victory-at-iupui-student-employee-found-guilty-of-racial-harassment-for-reading-a-book-now-cleared-of-all-charges/.

[54] “Colleges Become Re-Education Camps in Age of Diversity,” Investor”s Business Daily,  https://www.investors.com/politics/editorials/students-indoctrinated-in-leftist-politics/.

[55] Greg Lukianoff, “University of Delaware: Students Required to Undergo Ideological Reeducation,” Foundation for Individual Rights in Education, https://www.thefire.org/cases/university-of-delaware-students-required-to-undergo-ideological-reeducation/.

[56]Alison Flood, “US Students Request “Trigger Warnings” on Literature,” The Guardian, May 19, 2014, https://www.theguardian.com/books/2014/may/19/us-students-request-trigger-warnings-in-literature

 

Bản tiếng Hán: http://www.epochtimes.com/gb/18/6/30/n10526970.htm

Bản tiếng Anh: https://www.theepochtimes.com/chapter-twelve-sabotaging-education-part-i_2636144.html

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Ngày đăng: 4-09-2019