Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 8: Chính trị – Ma quỷ đang họa loạn các quốc gia của chúng ta (Phần II) (audio)

Mục Lục

4. Bạo lực và dối trá là thủ đoạn quan trọng nhất trong chính sách cai trị của chủ nghĩa cộng sản

1) Bạo lực và dối trá dưới chế độ cực quyền cộng sản (đảng cộng sản nắm quyền lực tối cao)

2) Tà linh cộng sản kích động bạo lực ở phương Tây

3) Sự dối trá của tà linh cộng sản bao trùm chính trị phương Tây

5. Chủ nghĩa cực quyền là kết quả tất yếu của nền chính trị chủ nghĩa cộng sản

1) Thực chất của chủ nghĩa cực quyền là thủ tiêu ý chí tự do, thủ tiêu sự tự do hướng thiện

2) Chế độ phúc lợi suốt đời

3) Các quy định pháp luật rối rắm trải đường cho chủ nghĩa cực quyền

4) Lợi dụng khoa học kỹ thuật để khống chế, đẩy con người đến cực quyền

6. Tà linh cộng sản đặt phương Tây vào một cuộc chiến tranh toàn diện đầy nguy hiểm

Lời kết

=========

4. Bạo lực và dối trá là thủ đoạn quan trọng nhất trong chính sách cai trị của chủ nghĩa cộng sản

Trong giáo lý của mình, đảng cộng sản không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục tiêu “tối cao” hướng tới chủ nghĩa cộng sản. Đảng cộng sản công khai tuyên bố cần phải dùng bạo lực và dối trá làm công cụ để chiếm lĩnh và thống trị thế giới. Từ sự xuất hiện đầu tiên của chính quyền cộng sản ở Nga cho đến nay, chỉ trong thời gian ngắn ngủi một thế kỷ, chủ nghĩa cộng sản đã gây ra cái chết cho hàng trăm triệu người. Đảng cộng sản dùng bất cứ thủ đoạn tồi tệ nào như giết người hàng loạt, phóng hỏa, bắt cóc, tống tiền, lừa dối…, sự tà ác của nó khiến người ta phải rùng mình, tuy nhiên đại đa số những người trong cuộc lại không hề cảm thấy chút hối hận.

Lời dối trá của tà linh cộng sản phân thành “lời dối trá nhỏ”, “lời dối trá trung bình” và “lời dối trá lớn”. Việc phân loại này áp dụng chung cho các quốc gia cộng sản cực quyền và các quốc gia phương Tây. Một lời đồn đại, một mẩu tin giả hoặc một sự việc vu cáo, hãm hại đối thủ chính trị, những lời dối trá kiểu như vậy mặc dù có tính chất ác liệt nhưng chỉ là “lời dối trá nhỏ”. Trong một khoảng thời gian, qua những hoạt động phức tạp và sự phối hợp trên nhiều phương diện, tà linh cộng sản đã tạo ra một loạt những lời dối trá có tính hệ thống và quy mô nhất định, đây có thể coi là những “lời dối trá trung bình”, ví dụ ĐCSTQ đã ngụy tạo ra “vụ tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn” vào năm 2001 nhằm kích động sự thù hận của dân chúng đối với những người tu luyện Pháp Luân Công. Khó nhận ra nhất là những “lời dối trá lớn” mà tà linh cộng sản biên tạo ra, vì “lời dối trá lớn” gần như đồng dạng với toàn bộ hình thái ý thức của ma quỷ, quy mô của nó cũng lớn như vậy, tầng cấp cũng nhiều như vậy, diễn biến thời gian cũng dài như vậy, các phương diện liên quan cũng rộng lớn như vậy, số người tham gia cũng nhiều như vậy, những người tham gia cũng có “sự chân thành” và “nhiệt tình” như vậy, khiến cho mọi người rất khó nhận rõ diện mạo chân thực và toàn cảnh của những lời dối trá đó. Cái gọi là “lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản” trong “xã hội đại đồng” mà tà linh cộng sản đã biên tạo ra trong lịch sử, do không thể nào kiểm nghiệm được trong một khoảng thời gian ngắn hoặc trong một khu vực, nên nó được xếp vào “lời dối trá lớn”. Khái niệm “chủ nghĩa tiến bộ” bị chủ nghĩa cộng sản đánh cắp như đã phân tích ở phần trên cũng thuộc phạm trù “lời dối trá lớn”. Mấy chục năm nay, chủ nghĩa cộng sản gây sức ép cho một số phong trào xã hội, dẫn dắt quần chúng đi theo sự hỗn loạn và những cải cách mà tà linh mong muốn, như phong trào bảo vệ môi trường cũng thuộc loại này….

4.1 Bạo lực và dối trá dưới chế độ cực quyền cộng sản

Đảng cộng sản cổ súy cho đấu tranh giai cấp, hơn nữa lại là kiểu đấu tranh một sống một chết. “Tuyên ngôn đảng cộng sản” tuyên bố công khai rằng: “Mục đích của họ (những người theo đảng cộng sản) chỉ có dùng bạo lực lật đổ toàn bộ chế độ xã hội hiện tại thì mới có thể tiến lên được”. [1] Lenin trong cuốn “Nhà nước và cách mạng” cũng đề xuất: “Giai cấp tư sản nhà nước sẽ được thay thế bằng giai cấp vô sản nhà nước (chuyên chính giai cấp vô sản) … chỉ có thể làm được điều này thông qua bạo lực cách mạng” [2] Trong quá trình cướp đoạt chính quyền, dù trong công xã Paris, trong cuộc cách mạng tháng 10 Nga hay trong các phong trào vận động công nông nghiệp do ĐCSTQ kích động, đảng cộng sản đều sử dụng những thủ đoạn bạo lực vô cùng khát máu, không phân biệt người già, phụ nữ, trẻ em, đốt nhà, đánh đập, cướp của, giết người, những thủ đoạn vô cùng ác độc nghe rùng rợn. Với sự thống trị đầy bạo lực, tội ác của đảng cộng sản càng thêm chất chồng.

Tà giáo cộng sản vừa sử dụng bạo lực, vừa sử dụng dối trá để duy trì quyền lực. Dối trá là chất bôi trơn cho bạo lực, nó cũng trở thành một phương thức khác để nô dịch con người. Trong thời kỳ sử dụng bạo lực và trong suốt khoảng thời gian tạm dừng sử dụng bạo lực, nó vẫn không thể ngừng dối trá được. Bạo lực có lúc tạm hoãn, nhưng dối trá lại là trạng thái thường ngày. Với đảng cộng sản thì cái gì cũng có thể hứa hẹn được, nhưng nó không bao giờ nghĩ đến việc thực hiện lời hứa của mình. Không những vậy, nếu cần thiết nó có thể tùy ý thay đổi cách nói ra, thay đổi hình thức, không còn chút cơ sở đạo đức nào, quả là quá vô liêm sỉ.

Đảng cộng sản rêu rao rằng cần xây dựng một “thiên đường nhân gian”, từ đó bắt đầu gieo rắc khắp nơi lời nói dối hoang đường này, tạo nên vô số “địa ngục nhân gian”.

Mao Trạch Đông của Trung Quốc, Ben Beira của Algeria và Castro của Cuba trước khi lên nắm quyền đều tuyên bố rằng họ sẽ không bao giờ thực hiện chế độ cộng sản cực quyền. Nhưng sau khi lên nắm chính quyền, họ đều lập tức bắt đầu thực hiện chuyên chế, thanh trừng trên quy mô lớn, hãm hại những người đối lập và quần chúng trong xã hội.

Đảng cộng sản còn giảo hoạt bóp méo cả ngôn ngữ. Đây là một trong những biện pháp lừa gạt chủ yếu nhất của tà giáo cộng sản, tức là làm thay đổi nghĩa của từ ngữ, thậm chí còn kết hợp những khái niệm hoàn toàn tương phản lại với nhau. Việc không ngừng lặp lại những ngôn từ này khiến cho ý nghĩa biến dị của nó ăn sâu vào đầu não con người, ví như “Thần” đồng nghĩa với “mê tín”; “truyền thống” đồng nghĩa với “lạc hậu”, “ngu muội”, “phong kiến”; “xã hội phương Tây” đồng nghĩa với “thế lực thù địch” hoặc “thế lực phản Trung Hoa”; “giai cấp vô sản” không có chút tài sản nào là “chủ nhân của tài sản quốc gia”; quần chúng mặc dù không có một chút quyền lực gì, nhưng “tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân”; chỉ ra những bất công trong xã hội là “kích động lật đổ chính quyền nhà nước” v.v. Vì thế, khi nói chuyện với những người bị nhiễm độc sâu sắc của tà giáo cộng sản, chúng ta sẽ phát hiện rằng cả hai bên đều thiếu nền tảng căn bản để giao tiếp với nhau, bởi vì cùng một câu nói nhưng người nói muốn biểu đạt một ý nghĩa này còn người nghe dùng cách nói của đảng cộng sản để lý giải lại hiểu thành nghĩa hoàn toàn khác.

Tà giáo cộng sản không chỉ tự dối trá bản thân nó mà còn lợi dụng học tập chính trị toàn dân, biểu đạt thái độ chính trị toàn dân và các bài kiểm tra chính trị toàn dân để khiến toàn dân phải nói dối, làm bại hoại đạo đức con người. “Mười điều răn của Moses” khuyên răn con người “không được ngụy tạo bằng chứng giả”, Khổng Tử nói: “Tự cổ giai hữu tử, dân vô tín bất lập” (Từ xưa ai cũng đều phải chết, dân không tin thì quốc gia không ổn định). Người ta đều biết tà giáo cộng sản làm điều giả dối, và con người cũng biết ứng phó bằng cách nói dối. Tà giáo cộng sản biết rằng bạn đang nói dối, nhưng bản thân việc nói dối ấy chứng tỏ rằng bạn thà nói dối chứ không kiên định vào chân lý nữa, đây chính là dấu hiệu cho thấy đạo đức đang tuột dốc. Chúng ta đã nhiều lần nói rằng điều mà ĐCSTQ mong muốn làm được nhất không chỉ là hủy hoại thân thể con người mà là khiến đạo đức con người trượt dốc xuống địa ngục, chí ít là trên bề mặt ĐCSTQ đã đạt được một phần mục đích của nó rồi.

4.2 Tà linh cộng sản kích động bạo lực ở phương Tây

Tà linh cộng sản được cấu thành bởi vật chất “hận” bại hoại ở tầng thấp, lý luận về chủ nghĩa cộng sản của nó cũng mang đặc điểm hận này. Nó tuyên dương đấu tranh giai cấp, quy kết căn nguyên của vấn đề là do chế độ xã hội truyền thống, là do người giàu “bóc lột” người nghèo, kích động người nghèo thù hận và đố kỵ với người giàu, từ đó chuyển thành hành động bạo lực. Cùng với sự lan rộng của phong trào chủ nghĩa cộng sản và sự thao túng của tà linh cộng sản, bạo lực và dối trá cũng diễn ra ở mọi nơi trong xã hội phương Tây, khiến xã hội rơi vào trạng thái thù hận và đấu tranh.

Các đảng phái chính trị của chủ nghĩa cộng sản trắng trợn tuyên truyền phổ biến về bạo lực, ngoài ra các phe cánh tả bị tà linh cộng sản thao túng cũng cổ súy cho bạo lực. Ví dụ như Alinsky, một người thuộc phe cánh tả được tôn sùng ở Mỹ, vốn có xuất thân từ băng đảng xã hội đen, sau đó trở thành “quân sư” của phe cánh tả. Tuy ông ta phủ nhận mình là người theo chủ nghĩa cộng sản, nhưng xem xét quan niệm chính trị của ông ta và thủ đoạn chính trị mà ông ta dùng đến, không nghi ngờ gì ông ta chính là cùng một giuộc với đảng cộng sản.

“Quy tắc phần tử cấp tiến” của Alinsky được các phong trào đường phố ở Mỹ coi là sách giáo khoa. Ông ta không hề che đậy tuyên bố rằng quyển sách của mình là dành cho “những người vô sản” (the have-nots) của chủ nghĩa Machiavelli (chủ nghĩa cộng hòa), không từ bất cứ thủ đoạn nào để chuyển quyền lực từ tay người giàu sang tay người nghèo, đưa nước Mỹ trở thành một quốc gia cộng sản.

Trên bề mặt, ông ta nhấn mạnh: “Đây là quá trình dần dần, thâm nhập và biện chứng chứ không phải là cuộc cách mạng đổ máu”, nhưng trên thực tế ông ta lại vô cùng yêu thích bạo lực, chỉ là cách sử dụng kín đáo hơn mà thôi. Đảng Báo Đen, một tổ chức chủ nghĩa xã hội ở Mỹ sùng bái chủ nghĩa Mao, giơ cao khẩu hiệu “chính quyền sinh ra từ họng súng”. Đảng này bị Alinsky cười nhạo nói: “Khi đang bị kẻ địch nắm tất cả vũ khí mà còn hô hào ‘chính quyền sinh ra từ họng súng’ thì đúng là ấu trĩ, lúc này nên tin tưởng vào quá trình bầu cử và dân chủ, có vũ khí rồi dùng vũ lực cũng chưa muộn”. Vì vậy, chủ trương của ông ta thực chất là giống như ĐCSTQ: ban đầu là “giấu nghề”, cuối cùng mới lộ ra “thanh gươm sáng loáng”. Một quy tắc của ông ta là khuyến khích phe cấp tiến trong chính trị cần dùng mọi thủ đoạn lưu manh để tiến hành khủng bố, cuối cùng đạt được mục đích phá hoại và gây rối loạn.

Chuyên gia David Horowitz, người am hiểu sâu sắc về Alinsky cho rằng, Alinsky và những người đi theo ông ta không có một chút ảo tưởng nào vào chế độ hiện nay, họ biết rất rõ mục tiêu của mình là phá hoại triệt để chế độ này, họ coi quá trình này là một cuộc chiến [3]. Vì thế họ sẽ không từ mọi thủ đoạn mà căn cứ vào yêu cầu thực tế để quyết định lúc nào nên sử dụng bạo lực, dùng loại bạo lực gì và nói dối thế nào.

Trong xã hội Mỹ, có thể thấy rằng một số đảng phái chính trị trong thời kỳ công kích phe đối lập cũng không từ thủ đoạn nào như gian lận và công kích cá nhân, tương tự như đảng cộng sản, hơn nữa thường nhắc đến bạo lực. Khuynh hướng bạo lực ngày càng mạnh mẽ, mâu thuẫn và rạn nứt trong xã hội cũng ngày càng rõ rệt. Ngày nay, mối quan hệ giữa hai đảng cánh tả và cánh hữu ở Mỹ quả đúng là mối quan hệ giằng co giữa phe cánh đảng cộng sản với thế giới tự do năm xưa (thời chiến tranh lạnh), cả hai giống như nước với lửa, không đội trời chung.

Kể từ cuộc bầu cử tổng thống mới năm 2016 đến nay, nước Mỹ đã xảy ra rất nhiều vụ bạo lực khởi phát từ các nhóm “Antifa” (nhóm biểu tình chống phát xít), mục tiêu nhắm vào những người ủng hộ tổng thống mới đắc cử và những người phe bảo thủ, địa điểm tại nơi diễn ra cuộc mit-tinh ủng hộ tân tổng thống hoặc tại các nơi công cộng khác. Nhóm “Antifa” cản trở mọi người phát biểu, thậm chí tấn công những người ủng hộ.

Làn sóng dân tị nạn gần đây đã mang tới cho các quốc gia châu Âu rất nhiều vấn đề xã hội. Những “tinh anh” (người có tiếng nói trong xã hội) ủng hộ di dân dựa trên quan điểm “đúng đắn chính trị” cũng chỉ trích thậm tệ đối với những người dân thường phản đối chính sách dân tị nạn, gọi họ là “côn đồ”, “chuột bọ”, “vô lại” v.v. [4]

Tháng 6 năm 2017, Steve Scalise, lãnh đạo đảng Cộng hòa thuộc Hạ viện Mỹ đã bị người ủng hộ của một đảng phái khác bắn trọng thương khi đánh bóng chày, khiến ông suýt mất mạng. Một quan chức đảng chính trị cánh tả đến từ miền trung nước Mỹ thậm chí còn nói rằng ông ta rất “vui mừng” khi ông Steve này bị bắn, vị quan chức này sau đó đã bị cách chức.

Đằng sau những cuộc xung đột bạo lực này đều có nhân tố tà linh cộng sản, không phải tất cả mọi người đều mong muốn xảy ra xung đột, nhưng chỉ một số ít phần tử thuộc chủ nghĩa cộng sản đóng vai trò hạt nhân, làm ra vẻ quang minh chính đại, là đủ để gây sóng to gió lớn.

Do chịu sự ảnh hưởng của tà linh cộng sản, một số đảng phái chính trị và chính khách lúc thế lực còn yếu thì tuyên bố bảo vệ quyền dân chủ của người dân, tuân thủ các quy tắc thể thức dân chủ; đến khi thế lực của họ đủ lớn thì dùng các thủ đoạn để áp chế những người bất đồng ý kiến, tùy ý tước đoạt quyền dân chủ của người khác. Tháng 2 năm 2017, khi một nghị viên gốc Việt phê bình một nghị viên trước đây đã phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam tại nghị viện của một bang ở miền tây nước Mỹ, micro của cô đã bị tắt tiếng, sau đó cô bị ép ra khỏi phòng họp. [5] Nếu tình hình này tiếp tục phát triển, cuối cùng tất yếu sẽ dẫn đến chuyên chế cực quyền theo phương thức của chủ nghĩa cộng sản.

4.3 Sự dối trá của tà linh cộng sản bao trùm chính trị phương Tây

Danh tiếng của chủ nghĩa cộng sản ở phương Tây rất bê bối, vì vậy dối trá trở thành sự lựa chọn tất yếu của nó khi nó muốn bành trướng.

Các đoàn thể và đảng phái cánh tả theo chủ nghĩa cộng sản thường sử dụng chiêu bài “tự do”, “tiến bộ”, “lợi ích cộng đồng” để tranh thủ sự ủng hộ của người dân, trên thực tế họ muốn thực thi kế hoạch thúc đẩy chủ nghĩa xã hội của họ. So với lời dối trá về “thiên đường nhân gian” của chủ nghĩa cộng sản thì chiêu bài này tuy cách thức khác nhau nhưng mục tiêu là giống nhau. Một số đảng phái chính trị đưa ra chính sách phù hợp với chủ nghĩa cộng sản, nhưng lại khoác cái tên khác, không phải dưới danh nghĩa chủ nghĩa cộng sản, song trên thực tế là thực hiện theo chủ nghĩa cộng sản. Ví dụ như muốn thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân theo chủ nghĩa xã hội, nhưng lại không nói là chủ nghĩa xã hội mà nói là “nguyện vọng của công chúng” và “chữa bệnh cho tất cả mọi người”; muốn quy định tiền lương tối thiểu thì không nói là tiền lương tối thiểu mà nói là “tiền lương sinh hoạt cơ bản”. Kết quả là chính phủ ở các nước phương Tây càng ngày càng lớn, chính phủ can thiệp ngày càng nhiều vào cuộc sống của công dân.

Các đoàn thể và chính khách thân chủ nghĩa cộng sản vì phiếu bầu mà hứa suông, cách làm này cũng tương tự như cách mà đảng cộng sản lừa gạt người dân. Ví dụ như họ thường hứa nâng phúc lợi cho người dân, thậm chí còn hứa rằng mỗi người trưởng thành đều có việc làm và có thẻ bảo hiểm y tế, nhưng tiền để làm những việc đó lấy từ đâu và kết quả cuối cùng sẽ như thế nào thì không ai quan tâm, bởi vì rất nhiều người vốn dĩ không nghĩ đến việc sẽ giữ lời hứa của mình lúc tranh cử. Một ứng cử viên quốc hội ở miền tây Hoa Kỳ gần đây đã tiết lộ, bản thân ông đã tham gia một đảng cánh tả trong nhiều năm, họ gồm quan chức cấp bộ trưởng liên bang, nghị viên quốc hội, nghị sĩ liên bang, nghị sĩ tiểu bang, ủy viên hội đồng thành phố v.v. thành lập nên một tổ chức chính trị và đặt ra một kế hoạch trong 25 năm, họ muốn thông qua việc khống chế các quan chức các cấp khác nhau trong chính phủ để tương lai ra tranh cử tổng thống. Ông phát hiện rằng tuyên bố cương lĩnh ban đầu của tổ chức là nỗ lực giúp đỡ cộng đồng xử lý các vấn đề như băng đảng bạo lực, thanh thiếu niên bỏ học, thiếu nữ mang thai, di dân bất hợp pháp, phúc lợi không công bằng v.v. nhưng lại luôn khiến những người đó ỷ lại vào chính phủ. Họ gọi đó là con đường “nô dịch”.

“Khi tôi nêu ra những nghi vấn của mình với những người khác trong tổ chức, họ lại hỏi ngược lại tôi ba vấn đề: Một là, nếu tất cả các vấn đề đặt ra đều được giải quyết, thì những ứng cử viên sau đó còn việc gì để giải quyết? Hai là, anh có biết để giải quyết những vấn đề này thì cần có bao nhiêu tiền đổ vào thành phố chúng ta không? Ba là, anh có biết rằng những vấn đề này đã tạo ra bao nhiêu cơ hội việc làm không?” Lúc đó tôi nghĩ, chẳng phải những người này rõ ràng đang bảo tôi phải kiếm tiền từ những đau khổ của cộng đồng, từ các băng đảng bạo lực, từ việc trẻ em tàn sát lẫn nhau v.v. hay sao?”

Ông nói rằng, nếu dành thời gian xem những hồ sơ lưu lại kết quả bầu cử của đảng này có thể phát hiện rằng, họ muốn khiến mọi người thất vọng, bị áp bức, rơi vào tình trạng nợ nần, lý do là vì họ có thể trục lợi từ đó. Cuối cùng ông đã quyết định rời khỏi đảng này. [6]

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008, một tổ chức đoàn thể theo chủ nghĩa tự do có 40 năm lịch sử “Hiệp hội cải cách các tổ chức cộng đồng hiện nay” (The Association of Community Organizations for Reform Now, viết tắt là ACORN) đã bị phát hiện làm giả hàng nghìn mẫu đăng ký cử tri. [7]

Năm 2009, tiếng xấu của đoàn thể này lại một lần nữa gây chấn động toàn quốc. Đoàn thể này hô hào khẩu hiệu bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ lợi ích của người thu nhập thấp, lấy danh nghĩa giúp đỡ người thu nhập thấp về y tế, chỗ ở, bầu cử để nhận một số tiền cứu trợ lớn từ chính phủ và chính quyền liên bang. Hai người điều tra đã giả làm “gái mại dâm” và “người môi giới mại dâm” đến văn phòng của ACORN ở những thành phố lớn trên toàn quốc để “tìm kiếm sự giúp đỡ” và bí mật quay video. Trong video cho thấy nhân viên của ACORN đã dạy họ cách làm thế nào dùng tên công ty giả và danh tính giả để mở nhà chứa, dạy họ làm thế nào để rửa tiền, giấu tiền và tránh né sự kiểm soát, làm thế nào để nói dối cảnh sát và trốn thuế v.v. Mặc dù ACORN liên tục tự biện minh cho mình, nhưng vì thanh danh và ảnh hưởng của nó quá xấu nên cuối cùng mất đi nguồn tài trợ, một năm sau phải đóng cửa. [8]

Ngoài ra, rất nhiều lời hứa chính trị biểu hiện bề ngoài nghe thật xúc động lòng người nhưng kết quả cuối cùng lại có thể hủy đi tương lai của dân chúng, đơn cử như “hiệu ứng Curley” được hai giáo sư của đại học Harvard nghiên cứu phát hiện. [9]

Tạp chí “Forbes” đã khái quát hiệu ứng Curley như sau: “Các chính khách và các đảng phái chính trị thông qua thực thi một số chính sách nào đó, đã chèn ép và bóp nghẹt sự phát triển kinh tế, từ đó khiến cho việc bầu cử nghiêng sang phía có lợi cho bản thân mình, cuối cùng nắm được quyền chủ đạo trong thời gian dài. Tương phản lại với trực giác của mọi người, việc làm cho một thành phố trở nên nghèo hơn ngược lại lại giúp cho người đã gây ra sự nghèo khổ đó đạt được thành công chính trị” [10]

Nói cụ thể, các chính khách (phe cánh tả) có thể thông qua việc bóp méo tài chính và thu thuế để phân phối lại chính sách và ngôn luận, ví dụ như ưu đãi thuế cho công hội, các hạng mục của chính phủ và một số ít doanh nghiệp, nhưng lại tăng thuế đối với một số doanh nghiệp khác và người giàu, như thế người được hưởng lợi (bao gồm người nghèo và công hội v.v.) sẽ dần dần ỷ lại vào những chính khách và đảng phái chính trị đã cho họ ưu đãi, từ đó trong các cuộc vận động bầu cử họ sẽ ủng hộ những chính khách đó thông qua phiếu bầu và các khoản quyên góp. Trong khi đó, chính sách thu thuế cao nhằm vào người giàu để chi trả cho các dự án của chính phủ đã bức ép người giàu và các doanh nghiệp rời khỏi thành phố này, tiến tới giảm bớt những người phản đối các chính khách hoặc đảng phái chính trị này. Như thế, địa vị của các chính khách hoặc đảng phái chính trị ở đó sẽ ổn định trong thời gian dài, nhưng cùng với đó việc thu thuế và cơ hội việc làm ở thành phố đó cũng giảm dần qua các năm, thậm chí cuối cùng đi đến phá sản.

Bài báo trên tạp chí “Forbes” chỉ ra rằng, ảnh hưởng của hiệu ứng Curley rất sâu rộng, 10 thành phố nghèo nhất nước Mỹ với dân số 25 vạn dân trở lên đều chịu ảnh hưởng của chính sách cánh tả này. Đến nay, ở một bang nào đó của miền Tây nơi cánh tả chiếm tuyệt đại đa số giới quan trường, thì trên thực tế họ cũng đang đối mặt với nguy hiểm như vậy.

Phe cánh tả còn định nghĩa lại ngôn ngữ, ví dụ như khái niệm “bình đẳng”, những người theo chủ nghĩa bảo thủ nhấn mạnh sự “bình đẳng về cơ hội”, rồi mới đến cạnh tranh công bằng, người mạnh thì thắng, nhưng phe cánh tả lại chú trọng “bình đẳng về kết quả”, tức là cho dù một người có nỗ lực hay không thì cũng nên nhận được nhiều như người khác. Những người theo chủ nghĩa bảo thủ cho rằng “khoan dung” là bao dung tất cả những ý kiến khác nhau và tín ngưỡng khác nhau, có thể khoan dung, độ lượng ngay cả khi lợi ích cá nhân bị tổn hại; nhưng phe cánh tả lại lý giải từ “khoan dung” thành “dung nhẫn với tội ác”. Hai bên đều có cách lý giải rất khác nhau về những khái niệm tự do và chính nghĩa. Việc ủng hộ những hành vi bại hoại luân lý như đồng tính luyến ái, nam nữ dùng chung nhà vệ sinh, hợp pháp hóa sử dụng cần sa v.v. được khoác lên cái áo “chủ nghĩa tiến bộ”, có vẻ như tiến bộ về đạo đức, kỳ thực lại là phá hoại hết thảy luân thường đạo lý mà Thần trao cho con người. Đó là thủ đoạn làm biến dị quan niệm đạo đức con người của phe cánh tả, cũng là mục đích của tà linh cộng sản.

Trước đây người ta vẫn luôn cho rằng nước Mỹ là quốc gia trung kiên của xã hội tự do, là thành trì cuối cùng chống lại chủ nghĩa cộng sản. Nhưng ngày nay ở Mỹ chúng ta có thể thấy rõ những chính sách như thu thuế cao, phúc lợi cao, “chủ nghĩa tập thể”, “chính phủ lớn”, “xã hội dân chủ”, “công bằng xã hội” v.v. đều xuất phát từ tư tưởng của chủ nghĩa Marx-Lenin và chủ nghĩa xã hội mà phe cánh tả suy tôn và đưa vào áp dụng trong thực tế, điều này có quan hệ rất lớn tới sự dối trá của tà linh cộng sản. Đặc biệt là thế hệ trẻ, những người không thể hiểu được lịch sử tàn bạo của các quốc gia cộng sản, họ khao khát và truy cầu một lý tưởng hư ảo, từ đó mà bị lừa dối bởi chủ nghĩa cộng sản biến tướng đã thay hình đổi dạng, họ vô tình đã bước trên con đường bị hủy hoại mà không thể quay trở về.

5. Chủ nghĩa cực quyền là kết quả tất yếu của nền chính trị chủ nghĩa cộng sản

Các quốc gia cực quyền cộng sản khống chế mọi mặt đời sống của con người, điểm này mọi người đều đã biết. Chủ nghĩa cộng sản dùng phương thức phi bạo lực từng bước mở rộng quyền lực chính phủ, tăng cường khống chế đời sống xã hội, cuối cùng đi đến thể chế cực quyền. Ở các quốc gia chưa thành lập thể chế cực quyền cộng sản, người dân vẫn có thể bị mất đi các quyền tự do bất cứ lúc nào, tình cảnh vô cùng nguy hiểm. Đáng sợ hơn là chủ nghĩa cực quyền hiện đại đã lợi dụng khoa học kỹ thuật để giám sát và khống chế chặt chẽ từng cá nhân.

5.1 Thực chất của chủ nghĩa cực quyền là thủ tiêu ý chí tự do, thủ tiêu sự tự do hướng thiện

Con người sống dựa trên những giá trị truyền thống mà Thần thiết lập cho con người, Thần cũng dẫn dắt con người phát triển dựa trên cơ sở những giá trị văn hóa truyền thống. Những giá trị văn hóa này là con đường quan trọng kết nối con người với Thần, trên cơ sở văn hóa đó đã sinh ra một bộ phương thức quản lý xã hội phù hợp, đó cũng là đời sống chính trị.

Thần trao cho con người ý chí tự do và quyền lựa chọn phương thức tự quản lý bản thân. Con người dùng kỷ luật đạo đức để tự quản lý mình, gánh vác trách nhiệm gia đình và xã hội. Alexis de Tocqueville, một học giả chính trị nổi tiếng ở Pháp vào thế kỷ 19, sau khi khảo sát nền chính trị ở Mỹ đã đánh giá rất cao chủ nghĩa tự xét, lý giải về cái ác, sự nhẫn nại và việc sử dụng biện pháp phi bạo lực để xử lý vấn đề v.v. của nước Mỹ, ông cho rằng sự vĩ đại của nước Mỹ chính là việc họ có thể tự sửa chữa những sai lầm của mình. [12]

Thứ mà tà linh cộng sản muốn là chính trị cực quyền, khiến cho con người đi ngược lại với truyền thống và đạo đức, cắt đứt con đường hướng thiện, tín Thần của con người, khiến con người từ chỗ là con dân của Thần mà vô tình trở thành con dân của ma quỷ, tuân theo sự thống trị của ma quỷ. Trong những quốc gia của đảng cộng sản, chính phủ lũng đoạn tất cả tài nguyên xã hội, từ kinh tế, giáo dục cho đến các phương tiện truyền thông. Trong hoàn cảnh đó, mọi việc đều phải nghe theo lệnh người đứng đầu đảng cộng sản, phục tùng sự thống trị “giả, ác, bạo” của đảng cộng sản. Nếu có người vẫn chưa mất hết lương tâm, vẫn tu tâm hướng thiện thì người đó sẽ đi ngược lại hình thái ý thức và chính sách pháp luật của đảng cộng sản, trở thành kẻ thù của đảng cộng sản, hoặc sẽ bị coi là “dân đen” phải vật lộn dưới đáy xã hội, hoặc rõ ràng chỉ có một con đường chết.

Trong xã hội tự do, chính phủ cũng đang phát triển theo hướng cực quyền hóa, dần dần trở thành chính phủ lớn bao quát tất cả mọi mặt. Một trong những đặc trưng của chính trị cực quyền là nhà nước lập ra kế hoạch và bắt người dân thực hiện theo, từ đó nhà nước khống chế kinh tế. Hiện nay các chính phủ phương Tây thông qua các biện pháp can thiệp vĩ mô như tài khóa quốc gia, thu thuế, tài chính … can thiệp và khống chế kinh tế để thực hiện những kế hoạch của chính phủ với mức độ ngày càng mạnh mẽ, xu thế ngày càng rõ rệt. Đồng thời, phạm vi quản lý của chính phủ phương Tây cũng mở rộng, bao trùm cả tín ngưỡng, gia đình, giáo dục, kinh tế, văn hóa, năng lượng, giao thông, thông tin, du lịch v.v.. Từ việc cơ quan hành chính trung ương mở rộng quyền lực đến việc chính quyền địa phương quản chế đời sống của dân cư, đặt ra rất nhiều quy định pháp luật, các phán quyết của tòa án đối với các vụ án, điều này dẫn đến việc các bộ ngành chính phủ liên tục mở rộng quyền lực trên tất cả các phương diện, mức độ khống chế xã hội trước nay chưa từng có, ví dụ như cưỡng chế toàn dân mua bảo hiểm sức khỏe, nếu không mua sẽ bị phạt tiền. Chính phủ lấy danh nghĩa lợi ích cộng đồng để bóc lột một phần tài sản và quyền lợi của cá nhân.

Chính phủ cực quyền lấy khẩu hiệu “đúng đắn chính trị” để bóc lột quyền tự do ngôn luận, quy định mọi người được nói những gì và không được nói những gì. Có người công khai phản đối các chính sách tà ác thì bị chụp mũ “đưa ra những ngôn luận đầy thù hận”. Nếu có người dám phản đối tính “đúng đắn chính trị”, nhẹ thì sẽ bị cô lập, nặng thì sẽ bị khai trừ hoặc cách chức, thậm chí bị đe đọa và tấn công bằng vũ lực.

Dùng tiêu chuẩn chính trị biến dị để thay thế tiêu chuẩn đạo đức, rồi lại dùng pháp luật, điều lệ và dư luận để cưỡng chế chấp hành, dùng áp lực mạnh mẽ tạo ra bầu không khí khủng bố khiến mọi người tự cảm thấy bất an, từ đó bóp nghẹt ý chí tự do của con người, thủ tiêu sự tự do hướng thiện tự nhiên của con người, đây thực chất là nền chính trị của chủ nghĩa cực quyền.

5.2 Chế độ phúc lợi suốt đời

Ngày nay, chính sách phúc lợi của nhà nước đã trở thành hiện tượng phổ biến toàn cầu, dù là quốc gia hay đảng phái nào, dù là chủ nghĩa bảo thủ hay chủ nghĩa tự do, thì biện pháp chính sách đều không khác biệt về bản chất. Những người sống ở các quốc gia cộng sản khi đến thế giới tự do đều ấn tượng sâu sắc bởi chế độ đãi ngộ phúc lợi của xã hội phương Tây, trẻ em được miễn phí giáo dục và bảo hiểm y tế, người già được nhà nước hỗ trợ, họ cho rằng đây mới thực sự là xã hội chủ nghĩa cộng sản.

Nostradamus, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp ở thế kỷ 16 đã tiên đoán rằng: “Đến thời trước và sau khi Mars sẽ thống trị thiên hạ, nói là để có cuộc sống hạnh phúc cho mọi người”. Phúc lợi xã hội hiện nay chẳng phải chính là những thứ của chủ nghĩa cộng sản trong các quốc gia tư bản phát triển sao? Chỉ là không sử dụng phương thức bạo lực cách mạng mà thôi.

Việc con người truy cầu cuộc sống tốt hơn, bản thân điều đó không phải là sai, nhưng đằng sau chế độ phúc lợi xã hội cao của chính phủ lại ẩn chứa những vấn đề rất lớn. Không có bữa ăn nào miễn phí, cơ sở để có phúc lợi cao là phải đánh thuế cao, mà bản thân phúc lợi cũng sẽ gây ra rất nhiều vấn đề.

Nhà tư pháp người Anh Dicey đã quan sát thấy rằng, trước năm 1908, một người dù giàu hay nghèo có mua bảo hiểm sức khỏe cho bản thân mình hay không hoàn toàn do cá nhân tự do quyết định. Việc anh ta lựa chọn mua bảo hiểm sức khỏe cũng giống như việc anh ta quyết định mặc áo màu đen hay mặc áo màu nâu vậy, hoàn toàn không liên quan tới nhà nước. Nhưng “Luật bảo hiểm quốc dân” cuối cùng mang đến cho nhà nước và người nộp thuế trách nhiệm nặng hơn nhiều so với những điều mà cử tri Anh dự liệu, … Bảo hiểm thất nghiệp … trên thực tế là nhà nước thừa nhận mình phải có trách nhiệm giúp đỡ mỗi cá nhân tránh khỏi khó khăn do thất nghiệp … Luật bảo hiểm quốc dân đúng là phù hợp với lý luận của chủ nghĩa xã hội.” [13]

Phúc lợi chủ nghĩa xã hội theo mô thức Bắc Âu được rất nhiều quốc gia trên thế giới đồng tình và thực hiện theo, nó từng được coi là ví dụ tích cực về sự phồn vinh mà chủ nghĩa xã hội mang lại được xã hội phương Tây mô phỏng theo. Tỷ lệ thuế/GDP (tổng giá trị sản phẩm quốc nội) tại các nước Bắc Âu là cao nhất thế giới, tỷ lệ ở các quốc gia này đều khoảng 50%. [14] Nhưng có người chỉ ra phúc lợi y tế xã hội chủ nghĩa mà các chính phủ đang thực thi có sáu vấn đề nghiêm trọng: không thể duy trì lâu dài, những thứ miễn phí thì mọi người đều muốn chiếm được phần nhiều hơn; không có thưởng phạt, những người làm trong ngành y tế chỉ muốn không phải chịu trách nhiệm pháp lý, làm nhiều hay làm ít thì lương cũng đều như nhau; gây tổn thất lớn cho chính phủ; người ta sẽ tận dụng những sơ hở của chế độ để biển thủ, lạm dụng và tiến hành hoạt động kinh tế ngầm; nhà nước sẽ thông qua chế độ y tế để quyết định sự sống chết của con người; chế độ quan liêu gây hỗn loạn trong quản lý. [15]

Năm 2010, một người tên là Jonas đã phải tự khâu vết thương chảy máu của mình trong một phòng cấp cứu ở một quốc gia Bắc Âu. Anh ta ban đầu đi đến phòng khám nhưng phòng khám đã đóng cửa, sau đó anh ta đi đến phòng cấp cứu và phải chờ trong 3 giờ đồng hồ, vết thương liên tục chảy máu nhưng không một ai xử lý. Nhưng hành động bất đắc dĩ phải tự cứu lấy bản thân của anh ta cuối cùng lại bị nhân viên của bệnh viện coi là phạm pháp và bị báo cáo. Đây chỉ là một ví dụ nhỏ, tình huống thực tế còn tồi tệ hơn nhiều, vì y tế miễn phí nên mọi người đều mong muốn, khiến cho nguồn tài nguyên bị lạm dụng; “tài nguyên có hạn” và “miễn phí” hai vấn đề này đã gây nên sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu mà không cách nào dung hợp, cung không đủ để đáp ứng cầu tạo thành hiện tượng xếp hàng dài chờ đợi, những người có nhu cầu thực sự sẽ bị chế độ y tế xã hội chủ nghĩa biến tướng trừng phạt.

Điều này không chỉ là vấn đề hiệu suất, mà nguy hiểm hơn là tất cả mọi thứ “từ khi sinh ra đến khi chết đi” của người ta đều do chính phủ lo liệu, nhìn bề ngoài giống như đều được hưởng thụ, nhưng nhìn từ góc độ khác kỳ thực đang ỷ lại tất cả vào chính phủ, trao mọi thứ của bản thân vào trong tay chính phủ. Đến lúc này, việc đi theo thể chế cực quyền dễ dàng như trở bàn tay.

Tocqueville từng nói: “Nếu chính quyền bạo lực tái hiện ở những quốc gia dân chủ ngày ngay, nó sẽ cải biến thành một diện mạo khác; loại chính quyền bạo lực này sẽ ngày càng lan rộng hơn, nhưng đồng thời lại mang sắc thái ôn hòa hơn, nó sẽ nô lệ người dân nhưng lại không khiến họ cảm thấy một chút đau đớn nào.” Phúc lợi quốc gia có thể coi là lời giải thích tốt nhất cho tầm nhìn sâu rộng của nó. [16]

5.3 Các quy định pháp luật rối rắm trải đường cho chủ nghĩa cực quyền

Chính trị cực quyền thủ tiêu sự tự do hướng thiện nhưng lại tạo môi trường hoạt động cho cái ác. Con người muốn dùng pháp luật để giải quyết những vấn đề gây ra do con người làm điều ác, đó chính là tự chui vào sợi dây thòng lọng của ma quỷ. Trong xã hội ngày nay, các quốc gia đều đưa ra rất nhiều quy định pháp luật, pháp luật về thuế của Mỹ có hơn 70.000 trang, pháp luật về bảo vệ sức khỏe gần 20.000 trang, ngay cả thẩm phán và luật sư cũng không cách nào hiểu hết nhiều điều luật như vậy, càng không nói đến những người bình thường. Liên bang và các quận, thành phố, thị trấn trên toàn quốc, bình quân mỗi năm thông qua 40.000 điều luật mới, có thể nói là nhiều vô số, người ta chỉ hơi sơ suất không chú ý là sẽ vi phạm pháp luật, nhẹ thì bị phạt tiền, nặng thì phải ngồi tù.

Từ việc được phép sử dụng những loại móc câu nào để câu cá, đến việc ăn uống nơi công cộng không cho phép phát ra âm thanh, tất cả đều bị pháp luật quản chế. Một số tiểu bang miền tây nước Mỹ ban bố một quy định mới về hạn chế tiêu thụ năng lượng, theo quy định mới này thì các TV màn hình lớn không đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt sẽ bị hạn chế sử dụng; cấm hoàn toàn sử dụng túi nilon; có thành phố mà nếu cư dân muốn đặt một cái lều che ở sân sau nhà họ cũng phải được chính quyền cho phép v.v.

Những vụ kiện tụng quá lặt vặt sẽ làm hỗn loạn quan niệm đạo đức của con người. Luật pháp quá nhiều, lại có rất nhiều quy định trái ngược hoặc xa rời trực giác đạo đức của con người, điều này đã tạo thành một khuynh hướng: khi muốn làm một việc gì người ta chỉ cần biết việc này có hợp pháp không mà không quan tâm việc này có phù hợp với đạo đức không. Lâu dần, những người đại diện cho tà linh cộng sản càng dễ dàng hơn trong việc trực tiếp quy định ra hình thái ý thức của ma quỷ.

Pháp luật dù có tốt hơn nữa thì sức mạnh của nó cũng chỉ là yếu tố bên ngoài, khó có thể ước thúc tâm hồn con người được. Lão Tử nói: “Pháp lệnh tư chương, đạo tặc đa hữu.” (Pháp lệnh càng sinh ra nhiều, thì trộm cướp cũng càng nhiều) Khi cái ác hoành hành càng nhiều thì pháp luật cũng không thể làm được gì. Pháp luật càng ban hành nhiều, chính phủ lớn dùng pháp luật để quản lý con người thì càng quản càng không được. Con người không nhận ra rằng vấn đề xã hội là do ma quỷ phóng đại mặt ác của con người tạo thành, mà lại cho rằng có thể do pháp luật có vấn đề, từ đó mà rơi vào cái vòng luẩn quẩn dùng pháp luật để giải quyết vấn đề, vậy là từng bước đẩy xã hội tới chủ nghĩa cực quyền.

5.4 Lợi dụng khoa học kỹ thuật để khống chế con người tiến đến cực quyền

Chủ nghĩa cực quyền sử dụng bộ máy quốc gia và cảnh sát chìm để giám sát và khống chế người dân, khoa học kỹ thuật hiện đại đã khống chế con người đến cực độ, khiến người ta không lạnh mà vẫn run.

Trang Web “Business Insider” gần đây đã tổng kết 10 phương thức giám sát công dân của Trung cộng: [17]

1. Sử dụng kỹ thuật nhận diện khuôn mặt để lùng bắt mục tiêu giữa biển người mênh mông.

2. Yêu cầu những người quản lý nhóm trò chuyện theo dõi giám sát mọi người.

3. Buộc công dân phải tải xuống những ứng dụng cho phép chính phủ giám sát những hình ảnh và video trên điện thoại di động của mình.

4. Theo dõi hoạt động mua sắm trực tuyến của mọi người.

5. Cảnh sát được trang bị kính có chức năng nhận diện khuôn mặt, đứng ở những nơi đông người (như trên đường phố hoặc ga tàu) để tìm kiếm mục tiêu.

6. Lắp đặt những người máy cảnh sát tại các ga tàu, chúng có khả năng quét hình ảnh khuôn mặt người đi đường và đối chiếu với khuôn mặt người cần bắt.

7. Dùng kỹ thuật nhận diện khuôn mặt để truy tìm những người qua đường không đúng luật.

8. Tùy tiện dừng người đi bộ để kiểm tra điện thoại di động của họ.

9. Theo dõi những bài chia sẻ đăng trên mạng xã hội để truy tìm gia đình và địa vị của người đăng.

10. Xây dựng phần mềm dự đoán, tổng hợp dữ liệu của mọi người, đánh dấu những nhân vật bị chính quyền coi là mối đe dọa.

Thời báo “Financial Times” đã đăng một bài báo chỉ ra mục đích đen tối của hệ thống tín dụng xã hội của Trung cộng là: Nó không chỉ sử dụng một lượng lớn dữ liệu để tính toán điểm tín dụng, mà còn dùng những dữ liệu này để lượng hóa khuynh hướng chính trị của tất cả các công dân Trung Quốc. Bài báo chỉ ra rằng hệ thống tín dụng xã hội này có thể được điều chỉnh lại để tạo ra điểm số “ái quốc” – tức là điểm số dùng để đánh giá mức độ giữ vững lập trường đi theo đường lối chính trị của đảng cộng sản của mỗi người dân. [18]

Với sự kết hợp của hồ sơ lưu trữ và rất nhiều thông tin dữ liệu được số hóa, chỉ cần chính phủ muốn thì những người không phục tùng hoặc có điểm số thấp sẽ bị mất việc, ngân hàng sẽ đình chỉ khoản vay mua nhà của anh ta, bộ giao thông sẽ thu hồi bằng lái xe của anh ta, bệnh viện cũng có thể từ chối chữa bệnh cho anh ta.

Ngày nay, Trung cộng có hệ thống giám sát lớn nhất trên thế giới. Trên đường phố và những nơi công cộng ở Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy các camera giám sát, hệ thống này có khả năng tìm thấy một người nằm trong danh sách đen từ trong 1,4 tỷ người chỉ trong 7 phút. Những phần mềm giám sát trên điện thoại di động như Wechat khiến cho việc giám sát “đi vào từng nhà”, những người có điện thoại di động không còn một chút tự do riêng tư nào, khiến con người không cách nào thoát ra được. Khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, quyền lực của chính phủ cũng càng ngày càng lớn. Chính phủ trong xã hội tự do nếu tiếp tục nghiêng về cánh tả thì dân chúng sẽ đối mặt với tình cảnh đáng sợ tương tự, đây hoàn toàn không phải chuyện giật gân, bịa đặt.

6. Tà linh cộng sản đặt phương Tây vào một cuộc chiến tranh toàn diện đầy nguy hiểm

Do sự xâm nhập của tà linh cộng sản mà xã hội nước Mỹ ngày nay phải đối mặt với tình trạng bị chia rẽ trước nay chưa từng có, phe cánh tả sử dụng sức mạnh trên tất cả các phương diện để ngăn chặn và công kích những người chủ trương theo đường lối chính trị truyền thống. Dùng từ “chiến tranh” để mô tả tình trạng này có thể nói là không quá phóng đại chút nào.

Nước Mỹ thời cận đại, mặc dù các đảng phái có thể dùng ngôn từ để công kích lẫn nhau kịch liệt trong giai đoạn bầu cử, nhưng một khi bầu cử hoàn thành xong liền bắt đầu giai đoạn “chữa trị vết thương”, hàn gắn những rạn nứt, bắt đầu hoạt động chính trị bình thường. Nhìn chung cảm nhận lớn nhất về giới chính trị phương Tây hiện nay chính là sự đối kháng và rạn vỡ sâu sắc, trật tự chính trị có biểu hiện bất thường khiến người ta phải lo lắng. Các chính khách và các đảng phái chỉ trích thậm chí công kích lẫn nhau, dùng chính sách để cản trở lẫn nhau; người dân liên tục biểu tình, quy mô ngày càng lớn, xu thế sử dụng bạo lực rõ rệt.

Trong nội bộ chính phủ, một số chính khách phe cánh tả vào giai đoạn đầu tuyển cử đã bắt đầu vạch ra kế sách đối phó với những người ứng cử của các đảng phái khác nhau. Sau khi tuyển cử kết thúc, phe cánh tả lại bắt đầu khởi tố nhằm chiếm ưu thế trong tuyển cử. Sau khi tân tổng thống nhậm chức, thống đốc của một tiểu bang ở miền tây Hoa Kỳ thuộc phe cánh tả nói rằng: hiện tại có một “cơn cuồng phong” kịch liệt phản đối tân tổng thống trên mọi phương diện. Những quan chức cấp cao trong đảng cánh tả này thừa nhận rằng một đội quân thuộc phái tự do đầy phẫn nộ đã yêu cầu họ phát động một cuộc “chiến tranh toàn diện” đối với tổng thống mới đắc cử, hễ gặp chính phủ là phản đối, ắt phải làm thế mới lấy được lòng dân. [19]

Phe cánh tả ý đồ dùng mọi thủ đoạn để đạt được mục đích của nó. Về chính sách, phe cánh tả chủ yếu phản đối để mà phản đối. Thông thường không có gì lạ khi các đảng phái khác nhau có quan điểm khác nhau đối với một chính sách cụ thể. Nhưng dù sự khác nhau có nghiêm trọng đến đâu thì các đảng phái khác nhau đều có một nhận thức chung, đó là mong muốn đảm bảo an toàn cho quốc gia và cộng đồng. Nhưng thật không thể tưởng tượng rằng không những đề xuất bảo vệ biên giới bị công kích kịch liệt, thậm chí có tiểu bang còn thông qua điều luật “thành phố bảo hộ”. Điều luật này cấm người thi hành pháp luật của liên bang thẩm tra, xét hỏi thân phận của người di dân, cho phép từ chối cung cấp thông tin của những người di dân bất hợp pháp phạm tội cho nhân viên thi hành pháp luật của liên bang.

Về truyền thông dư luận, trước cuộc tuyển cử tổng thống, các kênh truyền thông lớn do phe cánh tả chỉ đạo hậu thuẫn đắc lực cho các ứng cử viên của phe cánh tả, vì vậy kết quả tuyển cử khiến rất nhiều người kinh ngạc không nói nên lời. Sau khi cuộc tuyển cử kết thúc, các kênh truyền thông lớn phối hợp với các chính khách cánh tả dốc sức thêu dệt ra các sự kiện, lôi kéo sự chú ý của dân chúng vào việc đả kích tổng thống mới đắc cử, thậm chí không từ cả việc đăng các tin tức giả tạo, dùng các tin tức giả làm nhiễu loạn cái nhìn của người dân. Trước những thành tựu đạt được của tổng thống mới đắc cử, các kênh truyền thông lớn dường như nhìn mà không thấy; còn đối với những ứng cử viên cánh tả có vấn đề nghiêm trọng, thái độ của các kênh truyền thông lớn chỉ hời hợt, qua loa.

Trong xã hội bình thường, các đoàn thể hoặc đảng phái khác nhau cũng có thể có những chủ trương khác nhau, thậm chí có thể nảy sinh xung đột, nhưng những xung đột này chỉ tạm thời và cục bộ, cuối cùng hai bên sẽ cùng bàn bạc để tìm cách giải quyết vấn đề bằng phương thức hòa bình. Chỉ trong xã hội bị chi phối bởi tư duy đấu tranh giai cấp của tà linh cộng sản thì con người mới mang tâm thái đấu tranh mọi lúc mọi nơi, người ta cho rằng sẽ không bao giờ hòa giải và hợp tác với đối thủ, cần phải triệt để đánh bại đối thủ, đánh đổ hoàn toàn thể chế hiện hành.

Kiểu chiến tranh toàn diện này thể hiện ở sự đối kháng toàn diện trong những nước cờ chính trị, xây dựng chính sách và truyền thông dư luận, khiến cho xã hội rạn nứt sâu sắc, các hành vi cực đoan và bạo lực tăng lên về số lượng, mở rộng về phạm vi và quy mô. Đây chính là kết quả mà tà linh cộng sản mong muốn.

Năm 2016, cuộc điều tra dân chúng mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Công cộng được đồng sáng lập bởi Associated Press và Trung tâm Nghiên cứu Ý kiến Công cộng Quốc gia tại Đại học Chicago cho thấy: khoảng 85% người được phỏng vấn cho rằng sự rạn nứt chính trị của đất nước đã trở nên trầm trọng hơn so với quá khứ, 80% nhìn nhận rằng người Mỹ có sự bất đồng rất lớn trong những giá trị quan quan trọng nhất. [20]

Một quốc gia thống nhất cần có một giá trị quan hoặc văn hóa thống nhất, mặc dù mỗi tôn giáo có các giáo lý khác nhau nhưng tiêu chuẩn về đúng sai, thiện ác là tương đồng, điều này khiến nước Mỹ mặc dù là đất nước của dân nhập cư nhưng các chủng tộc vẫn có thể chung sống hòa bình. Vậy mà khi giá trị quan hiện nay xảy ra rạn nứt, sự rạn nứt của quốc gia cũng sẽ xảy ra trong nay mai.

Lời kết

Từ xưa đến nay, con người luôn luôn có mặt xấu và nhược điểm, truy cầu đối với quyền lực, tiền tài, danh vọng. Mục đích của ma quỷ là lợi dụng những tính xấu của con người để tạo ra thể hệ “những người đại diện cho ma quỷ” trong nội bộ các quốc gia. Quốc gia cũng như thân thể con người, các cơ cấu của quốc gia cũng giống như các bộ phận của thân thể con người, mỗi loại đều có công dụng và chức năng riêng. Nếu các cơ cấu của quốc gia đều hữu ý hay vô ý nằm trong tay người đại diện của ma quỷ thì cũng giống như ý thức ngoại lai sẽ thay thế linh hồn của con người, hoặc có thể nói là, ý thức ngoại lai trực tiếp thao túng, khống chế thân thể con người.

Nếu như có người có thể khiến toàn thể xã hội thoát khỏi sự khống chế của ma quỷ, thì cái hệ thống của ma quỷ này rất có thể sẽ dùng mọi cách để phản kháng lại, như sử dụng truyền thông để bôi nhọ, dùng vũ lực tấn công, dùng các thông tin sai lệch để làm rối loạn phán đoán của người dân, làm các bộ phận chức năng không phối hợp được với nhau, khiến cho mệnh lệnh hành chính trở thành vô hiệu, dùng rất nhiều tài nguyên đi ủng hộ phe phản đối, khiến xã hội rơi vào trạng thái đấu tranh và rạn nứt; thậm chí dùng mọi phương thức để tạo ra các vấn đề kinh tế và xã hội, khiến xã hội bất ổn định, khiến những người không hiểu rõ sự thực hướng mũi nhọn vào những người và những nhóm người phản đối ma quỷ. Rất nhiều người vừa là người tạo ra hệ thống này, vừa là nạn nhân của nó, mặc dù họ có thể từng làm việc xấu, nhưng họ lại không phải là kẻ địch thực sự của nhân loại.

Chính trị có khả năng khống chế, can thiệp và nắm giữ tài nguyên kinh tế mà sức mạnh quốc gia hay sức mạnh cá nhân không thể địch nổi, nếu dùng nó vào việc tốt thì có thể đạt được những thành tựu rực rỡ, tạo phúc cho người dân; nếu lạm dụng nó làm việc xấu sẽ gây tội nghiệp cực lớn. Mục đích của chương này nhằm vạch trần nhân tố tà linh cộng sản trong nền chính trị của thế giới ngày nay, giúp con người phân biệt rõ thiện ác, nhìn thấu gian kế của ma quỷ, đưa chính trị quay về con đường đúng đắn.

Cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng nói: “Chúng ta thường cho rằng xã hội quá phức tạp, không thể tiến đến tự trị, chính phủ do những người tinh anh vận hành tốt hơn chính phủ của dân do dân và vì dân. Nhưng khi mỗi người chúng ta đều không thể quản lý chính mình thì ai có năng lực quản lý người khác đây?” [21] Tổng thống Mỹ Trump nói: “Chúng ta tôn thờ Thiên Chúa chứ không tôn thờ chính phủ.” [22]

Quyền lực chính trị cần quay trở về con đường chân chính dựa trên nền tảng giá trị truyền thống. Nhân loại được Thần bảo hộ mới có thể không bị ma quỷ thao túng, mới có thể tránh khỏi con đường bị nô dịch và hủy diệt, mới có thể bước trên con đường chân chính.

*********

Tài liệu tham khảo:[1] “Tuyên ngôn đảng cộng sản” – Marx và Engel (Kho tàng chủ nghĩa Marx)

[2] Chương 1 “Nhà nước và cách mạng”- Lenin (Kho tàng chủ nghĩa Marx)

[3] “Alinsky, Beck, Satan, and Me” – David Horowitz, Discoverthenetworks.org, tháng 8 năm 2009, http://www.discoverthenetworks.org/Articles/alinskybecksatanandmedh.html.

[4] “Căn bệnh mới của các quốc gia dân chủ: sự rạn nứt giữa những người tinh anh và dân chúng” – Hà Thanh Liên, VOA, ngày 5/7/2016, https://www.voachinese.com/a/democratic-countries-elite-people-20160703/3402923.html。

[5] “After Lawmaker”s Silencing, More Cries of ”She Persisted” – Mike McPhate, California Today, ngày 28/2/2017, https://www.nytimes.com/2017/02/28/us/california-today-janet-nguyen-ejection.html.

[6] “Ứng cử viên California: Tại sao tôi lại chuyển từ đảng dân chủ sang đảng cộng hòa” – Linda Khương, Lưu Phi, trang tin tức Đại Kỷ Nguyên ngày 7/5/2018 http://www.epochtimes.com/b5/18/5/7/n10367953.htm

[7] “County Rejects Large Number of Invalid Voter Registrations” – Bill Dolan, Northwest Indiana Times, Ngày 2/10/2008, http://www.nwitimes.com/news/local/county-rejects-large-number-of-invalid-voter-registrations/article_6ecf9efd-c716-5872-a2ed-b3dbb95f965b.html.

[8] “Association of Community Organizations for Reform Now,” Wikipedia, https://en.wikipedia.org/wiki/Association_of_Community_Organizations_for_Reform_Now.

[9] “The Curley Effect: The Economics of Shaping the Electorate” – Edward L. Glaese and Andrei Shleifer, The Journal of Law, Economics, & Organization Vol. 21, No. 1 (2005): 1-19. Doi:10.1093/jleo/ewi001.

[10] “President Obama”s Wealth Destroying Goal: Taking The “Curley Effect” Nationwide” – Mark Hendrickson, Forbes, ngày 31/5/2012, https://www.forbes.com/sites/markhendrickson/2012/05/31/president-obamas-wealth-destroying-goal-taking-the-curley-effect-nationwide/#793869d63d75.

[11] Như trên

[12] Alexis de Tocqueville, Democracy in America, Volume 1, trans. Henry Reeve (New Rochelle, New York: Arlington House).

[13] “Diễn giải mối quan hệ giữa pháp luật nước Anh thế kỷ 19 và dư luận” Albert. V. Dicey. Dẫn từ: Milton Friedman/Rose D.Friedman, “Sự lựa chọn tự do” (nhà xuất bản cơ khí công nghiệp Bắc Kinh, 2008)

[14] Danish Ministry of Taxation, “Skattetrykket,” 24/6/2012

[15] Paul B. Skousen, The Naked Socialist: Socialism Taught with The 5000 Year Leap Principles (Izzard Ink), Kindle Edition.

[16] “Bàn về dân chủ nước Mỹ” – Alexis de Tocqueville.

[17] Alexandra Ma, “China Is Building a Vast Civilian Surveillance Network — Here Are 10 Ways It Could Be Feeding Its Creepy “Social Credit System”,” Business Insider, April 29, 2018, http://www.businessinsider.com/how-china-is-watching-its-citizens-in-a-modern-surveillance-state-2018-4.

[18] Gilliam Collinsworth Hamilton, “China”s Social Credit Score System Is Doomed to Fail,” Financial Times, November 16, 2015, https://www.ft.com/content/6ba36896-75ad-356a-a768-47c53c652916.

[19] “Weakened Democrats Bow to Voters, Opting for Total War on Trump”, Jonathan Martin and Alexander Burns, New York Times, 23/2/2017, https://www.nytimes.com/2017/02/23/us/democrats-dnc-chairman-trump-keith-ellison-tom-perez.html.

[20] The Associated Press–NORC, “New Survey Finds Vast Majority of Americans Think the Country Is Divided over Values and Politics,” ngày 1/8/2016, http://apnorc.org/PDFs/Divided1/Divided America AP-NORC poll press release FINAL.pdf.

[21] “Inaugural Address” – Ronald Regan, ngày 20/1/1981, http://www.presidency.ucsb.edu/ws/?pid=43130.

[22] “Remarks by President Trump at the 2017 Values Voter Summit” – Donald Trump, ngày 13/10/2017, https://www.whitehouse.gov/briefings-statements/remarks-president-trump-2017-values-voter-summit/.

 

Bản tiếng Hán: http://www.epochtimes.com/gb/18/6/1/n10448270.htm

Bản tiếng Anh: https://www.theepochtimes.com/chapter-eight-politics-how-communism-sows-chaos-part-ii_2594599.html

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Ngày đăng: 4-09-2019