Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 9: Kinh tế – Mồi nhử của ma quỷ (Phần I) (audio)

Mục lục

Lời dẫn

1. Các quốc gia phát triển phương Tây đang tham gia vào một hình thức khác của chủ nghĩa cộng sản

1.1 Thu thuế cao và phúc lợi cao ở các quốc gia phát triển phương Tây

1.1.1 Chủ nghĩa xã hội biến tướng

1.1.2 Thực trạng chính sách thu thuế cao

1.1.3 Thực trạng chính sách phúc lợi cao

1.1.4 Ma quỷ lợi dụng chế độ phúc lợi cao để làm băng hoại đạo đức và gia tăng mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo

1.1.5 Chế độ phúc lợi cao tạo nên “văn hóa đói nghèo”

1.1.6 Phe cánh tả sử dụng chính sách phúc lợi để biến dân chúng thành kho phiếu bầu

1.2 Các quốc gia phương Tây tích cực can thiệp vào kinh tế

1.2.1 Thực trạng can thiệp của nhà nước

1.2.2 Hậu quả và thực chất sự can thiệp của nhà nước

1.2.3 Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội sẽ dẫn đến chủ nghĩa cực quyền cộng sản…

2. Mô hình Trung cộng – Nền kinh tế quái thai của chủ nghĩa xã hội

2.1 Tà linh cộng sản không buông lỏng sự khống chế đối với nền kinh tế Trung Quốc

2.2 Sự thực đằng sau sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

2.3 Hậu quả mà mô hình kinh tế kỳ dị gây ra

3. Chủ nghĩa xã hội đưa các quốc gia kém phát triển đi vào đường cùng

3.1 Bóng ma kinh tế cộng sản tại các nước Đông Âu cũ vẫn ám ảnh

3.2 Thất bại của nền kinh tế chủ nghĩa xã hội của các nước thuộc thế giới thứ 3 

=========

Lời dẫn

Hơn một trăm năm trước, Marx đã xuất bản cuốn “Tư bản luận” hô hào dùng chế độ công hữu để xóa bỏ chế độ tư hữu, nửa thế kỷ sau, làn sóng công hữu của chủ nghĩa cộng sản đã lan rộng đến 1/3 diện tích toàn cầu. 

Khoảng những năm 1990, chủ nghĩa cộng sản ở Đông Âu bị giải thể, rất nhiều quốc gia Đông Âu đành phải thực hiện “liệu pháp cú sốc” để quay trở lại nền kinh tế thị trường. Một số quốc gia vốn không phải do đảng cộng sản cầm quyền nhưng lại tôn thờ chủ nghĩa xã hội đã tiến hành quốc hữu hóa tài sản quốc gia, quá trình thực hiện chế độ công hữu và kinh tế kế hoạch đã mang đến đói nghèo và thống khổ cho các quốc gia này, họ cũng đành phải bắt đầu thực hiện kinh tế thị trường tự do một phần. 

Tà linh cộng sản xâm lấn toàn cầu với mục đích thống trị thế giới. Những quốc gia này lần lượt từ bỏ chủ nghĩa cộng sản hoặc mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa, đây chẳng phải là minh chứng cho sự thất bại của tà linh cộng sản hay sao? Sự thực không đơn giản như vậy. Một trong những đặc điểm của tà linh cộng sản là để đạt được mục tiêu cuối cùng của mình, nó không hề có nguyên tắc nào mà biến hóa khôn lường; “nguyên tắc” của nó biến đổi theo ý muốn của nó, phủ nhận một phần thủ đoạn của bản thân nó cũng là thủ đoạn để nó đạt được mục tiêu lớn hơn, trong lĩnh vực kinh tế nó cũng sử dụng thủ đoạn này. 

Phân tích cụ thể tình hình kinh tế thế giới hiện nay và thực chất đằng sau, chúng ta không thể không kinh ngạc khi phát hiện rằng móng vuốt ma quỷ của tà linh cộng sản sớm đã vươn tới từng ngóc ngách của lĩnh vực kinh tế. Trong các viễn cảnh tươi đẹp, trong sự sùng bái mù quáng vào chính phủ, nền kinh tế của các quốc gia đang từng bước rời khỏi quỹ đạo của nền kinh tế tự do, mất đi đạo đức căn bản và rơi vào vòng khống chế của tà linh cộng sản. Do vậy, nhận rõ bộ mặt chân thực của nó để suy nghĩ và tìm ra đối sách là việc vô cùng cấp thiết. 

1. Các quốc gia phát triển ở phương Tây đang tham gia vào một hình thức khác của chủ nghĩa cộng sản 

Marx đã nói trong “Tuyên ngôn đảng cộng sản”: “Những người theo đảng cộng sản có thể khái quát lý luận của mình chỉ trong một câu: Tiêu diệt chế độ tư hữu”. Đối với con người mà nói, cần phải “tiêu diệt cá tính, tính độc lập và tự do của người tư sản”; đối với xã hội mà nói thì tức là “lợi dụng chế độ chính trị của bản thân nó để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản của giai cấp tư sản, tập trung toàn bộ công cụ sản xuất vào tay quốc gia, tức là nằm trong tay giai cấp thống trị là giai cấp vô sản”. [1] Để đạt được mục đích này, tà linh cộng sản đã dùng biện pháp giết chóc và bạo lực ở những quốc gia cộng sản. Tuy nhiên ở những xã hội tự do thì biện pháp bạo lực của chủ nghĩa cộng sản lại không có nhiều môi trường để phát huy, vì vậy tà linh cộng sản đã sử dụng phương thức phi bạo lực, dùng các hình thức chủ nghĩa xã hội biến tướng, chia thành các giai đoạn khác nhau và các mức độ khác nhau để thẩm thấu vào toàn xã hội, bề ngoài chúng ta khó mà phân biệt được.

Rất nhiều chính sách kinh tế của các quốc gia phương Tây hiện nay trên bề mặt có vẻ như không phải là chủ nghĩa xã hội, tên gọi cũng không phải là chủ nghĩa xã hội, nhưng cuối cùng nó đều làm hạn chế, suy yếu, thậm chí tước đoạt tài sản tư hữu, làm suy yếu quyền tự do của doanh nghiệp, khuếch trương quyền lực của chính phủ, tiếp cận tới chủ nghĩa xã hội, thủ đoạn sử dụng cũng bao gồm thu thuế cao, phúc lợi cao và nhà nước tích cực can thiệp vào nền kinh tế một cách toàn diện. 

1.1 Thu thuế cao và phúc lợi cao ở các quốc gia phát triển phương Tây 

Một đặc điểm quan trọng của nền kinh tế chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội ở các quốc gia phương Tây là chế độ phúc lợi cao. Những quốc gia phát triển phương Tây thực thi chính sách phúc lợi cao, khiến cho những người đến từ các quốc gia cộng sản cảm thấy những chính sách đó rất giống với chủ nghĩa cộng sản. 

1.1.1 Chủ nghĩa xã hội biến tướng 

Bản thân chính phủ không tạo ra giá trị, ví như lông dê phải mọc trên thân con dê, nguồn tiền để thực hiện phúc lợi cao đến từ các khoản thuế hoặc các khoản nợ của quốc gia, rốt cuộc thì người dân đều phải trả (nợ quốc gia cuối cùng cũng do người nộp thuế trả, chẳng qua thời gian trả chậm hơn). Phúc lợi cao chính là hình thức chủ nghĩa xã hội biến tướng, chỉ có điều xã hội phương Tây không diễn ra cách mạng bạo lực của đảng cộng sản mà thôi. 

Thu thuế cao đồng nghĩa với việc cưỡng chế chuyển giao một lượng lớn tài sản của tư nhân vào tay nhà nước, để nhà nước thống nhất tiến hành hoạt động kinh tế và phân phối lại tài sản, thực chất nó là hình thức biến tướng, dần dần tiến đến xóa bỏ tài sản tư hữu. 

Chính sách thu thuế cao so với chế độ công hữu và chủ nghĩa bình đẳng của chính quyền cộng sản tuy khác nhau về hình thức nhưng đều có cùng một mục đích, điểm khác biệt giữa hai hình thức này chỉ là việc nhà nước chiếm hữu tài sản xảy ra trước hay sau quá trình sản xuất mà thôi. Trong chế độ công hữu của chính quyền cộng sản, tư liệu sản xuất do nhà nước trực tiếp nắm giữ, còn trong chính sách thu thuế cao ở các quốc gia phương Tây, tư liệu sản xuất do cá nhân nắm giữ nhưng tài sản làm ra lại bị nhà nước chiếm hữu thông qua hình thức thu thuế cao, sau đó được phân phối lại trở thành tài sản công cộng. Hai hình thức này kỳ thực đều tương đương với việc tước đoạt tài sản của người khác, chỉ có điều cách làm của nhà nước phương Tây không bạo lực như nhà nước cộng sản, mà được tiến hành một cách “hợp pháp” thông qua bầu cử và pháp luật. 

Sự trợ giúp của chính phủ, nhất là trợ giúp xã hội trong những sự cố ngoài ý muốn hay thiên tai là hoàn toàn hợp lý. Chính vì chế độ phúc lợi có mặt tích cực nên nó mới có khả năng mê hoặc người ta, tạo cái cớ để tà linh cộng sản lợi dụng, không ngừng thúc đẩy chính sách thu thuế cao và phúc lợi cao. Về mặt này, phúc lợi cao đã đạt được mục đích phá hoại con người, xã hội và đạo đức tương tự như nền kinh tế chủ nghĩa cộng sản. Bản thân nền kinh tế chủ nghĩa cộng sản tự nhiên có tính hủy hoại nhân tính, dựa trên việc con người phải đấu tranh sinh tồn về khía cạnh kinh tế, từ đó kích thích mặt ác của con người, làm bại hoại đạo đức con người. Đây chính là nguyên nhân căn bản khiến tà linh luôn tìm cách thúc đẩy các quan điểm kinh tế của chủ nghĩa cộng sản phát triển ra toàn thế giới, bao gồm cả các nước theo chính quyền cộng sản và các xã hội tự do. 

1.1.2 Thực trạng chính sách thu thuế cao 

Chế độ phúc lợi cao của các quốc gia phát triển ở phương Tây đòi hỏi một nguồn tài chính lớn. Nếu không có chính sách thu thuế cao cũng chính là không có sự chuyển dịch một lượng lớn tài sản tư hữu sang công hữu thông qua việc nộp thuế hoặc các khoản nợ chính phủ, thì chính sách phúc lợi cao sẽ không thể thực hiện được. 

Ví dụ ở Mỹ, quá nửa số thuế thu được dành cho phúc lợi xã hội và y tế, nhưng số thuế này đến từ đâu? Hơn 80% nguồn thuế đến từ thuế thu nhập cá nhân và thuế an toàn xã hội, còn 11% đến từ thuế thu nhập doanh nghiệp. [2] So với Mỹ thì chế độ phúc lợi xã hội ở rất nhiều quốc gia phương Tây còn cao hơn nhiều, tất nhiên cũng đòi hỏi thu thuế cao hơn nữa. 

Theo số liệu thống kê năm 2016 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế quốc tế (OECD), trong số 35 quốc gia có nền kinh tế thị trường thì có 27 quốc gia có thuế suất thu nhập lao động lớn hơn 30%, cao nhất là 54%, xếp thứ hai là 49,4%, đa phần đều ở các nước châu Âu. [3] Đồng thời, khi ăn uống và mua sắm ở châu Âu, người tiêu dùng còn phải chịu thuế giá trị gia tăng, có quốc gia có thuế giá trị gia tăng lên đến 20%. Nếu tính thêm thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế lặt vặt khác thì tổng mức thuế suất sẽ còn cao hơn nữa. 

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, khoảng những năm 1900, người dân ở nhóm 20 quốc gia có nền kinh tế phát triển chỉ phải nộp thuế rất thấp. Ví dụ thuế suất cao nhất ở Ý những năm 1900 là 10%, Nhật Bản và New Zealand là 5%. Tuy nhiên đến năm 1950, thuế suất cao nhất bình quân ở 20 quốc gia này đã vượt quá 60%, sau đó dần hạ xuống còn khoảng 40% ngày nay. [4] 

Chính sách thu thuế cao không chỉ nhắm vào người giàu, nó cũng trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm vào  người nghèo. Người giàu thường có nhiều biện pháp hơn thông qua thương mại và các biện pháp khác để hợp thức hóa việc trốn thuế, nhưng người nghèo khi thu nhập tăng lên lại có nguy cơ mất đi một số phúc lợi xã hội, trong một phạm vi thu nhập nhất định, thậm chí càng làm việc nhiều thì phải nộp thuế càng nhiều, mà phúc lợi nhận được càng ít đi. 

1.1.3 Thực trạng chính sách phúc lợi cao 

Năm 1942, nhà kinh tế học người Anh William Beveridge đã đề xuất chủ trương xây dựng chính sách “phúc lợi quốc gia”, vạch ra “một hệ thống an sinh xã hội toàn diện và phổ quát mang lại lợi ích cho tất cả các công dân”, chế độ phúc lợi cao của xã hội hiện đại đã mở rộng thành một hệ thống bao trùm rất nhiều phương diện như thất nghiệp, y tế, dưỡng lão, tai nạn lao động, nhà ở, giáo dục, chăm sóc trẻ em v.v.., vượt xa khỏi phạm vi truyền thống là việc làm từ thiện có tính khẩn cấp nhằm giải quyết những vấn đề khó khăn tạm thời. 

Một báo cáo của Quỹ Di sản Mỹ cho thấy năm 2013 có 100 triệu người Mỹ (chiếm 1/3 dân số) được nhận các khoản phúc lợi (không bao gồm bảo hiểm an toàn xã hội và bảo hiểm y tế liên bang), bình quân mỗi người nhận mức trợ cấp tương đương 9000 đô la Mỹ. [5] Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Mỹ năm 2016, số người sống dưới mức nghèo khổ chiếm 12,7% dân số Mỹ. Tuy nhiên, mức sinh hoạt của những người nghèo ở Mỹ có thể sẽ còn khiến nhiều người phải giật mình hơn nữa: theo điều tra của chính phủ, trong những gia đình nghèo này, 96% cha mẹ nói rằng con cái của họ chưa từng bị đói, 49,5% số gia đình sống trong những căn nhà một hộ, 40% số gia đình sống trong những căn nhà phố liền kề, chỉ có 9% số gia đình sống trong những căn nhà lưu động; 80% số gia đình có điều hòa; 40% số gia đình có tivi tinh thể lỏng; 3/4 số gia đình có xe hơi. [6] Số lượng đông đảo những người nghèo này lại là cái cớ để chính phủ mở rộng thêm phúc lợi xã hội. 

Trong các nước thành viên của OECD, Mỹ là nước có chính sách phúc lợi thấp hơn mức trung bình. Phần lớn người dân ở các nước Bắc Âu và Tây Âu được hưởng chính sách phúc lợi cao hơn rất nhiều so với người dân ở Mỹ. Ví dụ, hệ thống “an sinh suốt đời” ở Đan Mạch bao gồm chăm sóc y tế miễn phí, giáo dục đại học miễn phí và các khoản tiền phúc lợi lớn, ngay cả những công dân giàu có nhất cũng được hưởng phúc lợi; Trước khi kinh tế Hy Lạp xảy ra khủng hoảng thì người Hy Lạp cũng được hưởng phúc lợi cao, một năm được lĩnh 14 tháng lương, 61 tuổi có thể nghỉ hưu, lương hưu lên đến hơn 90% mức lương khi còn công tác; người Thụy Điển có thể nghỉ ốm lâu nhất 550 ngày liên tục v.v. 

Việc biến chế độ phúc lợi từ biện pháp hỗ trợ khẩn cấp cho người nghèo có tính tạm thời theo quan niệm truyền thống trở thành lợi ích toàn dân được hưởng, kỳ thực đây là thủ đoạn mà tà linh dùng để tiến dần đến thực hiện nền kinh tế chủ nghĩa cộng sản. 

1.1.4 Ma quỷ lợi dụng chính sách phúc lợi cao để làm băng hoại đạo đức và làm gia tăng mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo 

Nhìn từ góc độ kinh tế, bản chất của chính sách phúc lợi quốc gia là lấy tiền của một số người đưa cho một số người khác chi tiêu. Nhưng do chính phủ đóng vai trò trung gian là người phân phối lại tài sản, khiến cho những người hưởng phúc lợi ngày càng coi nhẹ giá trị đạo đức, trở thành những người “không làm mà hưởng”. Về phương diện này, chế độ phúc lợi cao đã gây nên sự băng hoại đạo đức rõ rệt ở các nước Bắc Âu. 

Nhà xã hội học người Thụy Điển Nima Sanandaji đã chỉ ra vấn đề này qua những số liệu “điều tra về giá trị quan của thế giới”. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, có 82% người Thụy Điển và 80% người Na Uy đồng ý rằng: “Việc nhận những khoản phúc lợi xã hội mà chúng ta không nên nhận là không đúng”; nhưng cuộc điều tra tiến hành năm 2005 và năm 2008 lại cho thấy rằng, chỉ có 56% người Na Uy và 61% người Thụy Điển tin rằng “Việc hưởng những khoản phúc lợi xã hội mà bản thân không nên được hưởng là không đúng”. [7] 

Dưới tác động của chính sách phúc lợi xã hội, người ta nhận được ít thành quả do bản thân nỗ lực làm việc hơn, chính sách phúc lợi khuyến khích mọi người sống dựa vào phúc lợi của chính phủ. Theo thời gian, quan niệm đạo đức của con người đã trở nên biến dị một cách vô thức. Sau mấy thế hệ những người trưởng thành trong chế độ phúc lợi, rất nhiều người đã dần dần mất đi tinh thần tự thân phấn đấu, độc lập, chịu trách nhiệm, cần cù của ông cha mình, họ coi việc “thụ hưởng phúc lợi” trở thành một loại quyền lợi, thậm chí thành một loại “nhân quyền”, họ đã dưỡng thành thói quen lệ thuộc vào chính phủ, thậm chí còn đòi hỏi ngược lại chính phủ. Quan niệm của con người đã thay đổi, gần như không thể quay lại quan niệm trước đây được nữa. Đây chính là thủ đoạn nước ấm nấu ếch (Nước ấm nấu ếch là câu chuyện ngụ ngôn của Trung Quốc. Khi thả con ếch thẳng vào nồi nước nóng, nó sẽ lập tức nhảy ra. Nhưng nếu thả vào nồi nước lạnh rồi từ từ đun nóng, con ếch sẽ chết từ từ mà không biết), ma quỷ lợi dụng chính sách phúc lợi cao để dần dần làm băng hoại đạo đức xã hội. 

Không chỉ vậy, chế độ phúc lợi cao còn tước đoạt đi quyền được làm việc thiện của những người làm từ thiện truyền thống, và cũng tước đoạt đi cơ hội cảm ơn của những người nhận từ thiện. 

Phương thức giúp đỡ người nghèo trong xã hội truyền thống là do cá nhân tự quyết định: cá nhân mỗi người xuất phát từ sự cảm thương mà trực tiếp hỗ trợ những người cần sự giúp đỡ, hoặc cá nhân quyên góp cho những tổ chức từ thiện (như giáo hội) sau đó thông qua các tổ chức từ thiện để cứu trợ những người đói nghèo. Trong tình huống này, người cho tặng và người nhận đều rõ ràng. Người nhận vốn dĩ không có quyền yêu cầu người khác cứu trợ mình, nhưng khi nhận được giúp đỡ, họ sẽ mang lòng biết ơn đối với người cho tặng mình. Lòng biết ơn này có thể khiến họ sau này nỗ lực thay đổi hoàn cảnh, bởi vì đó là tâm nguyện của người quyên tặng; cũng có thể sau này khi cuộc sống tốt lên, họ sẽ quay lại làm việc thiện để giúp đỡ xã hội, họ cũng sẽ trở thành người cho tặng hoặc sẽ dùng cách nào đó để báo đáp người đã cho tặng mình. 

Tocqueville, nhà tư tưởng người Pháp đã quan sát thấy rằng trong hành động đạo đức truyền thống, tức là hành động làm từ thiện của cá nhân, sự cho đi và lòng biết ơn trong xã hội có tính bổ trợ cho nhau, có tác dụng tích cực nâng cao đạo đức của toàn xã hội. Mối quan hệ tình cảm hai chiều này đồng thời cũng có thể hóa giải mâu thuẫn và sự đối lập giữa người giàu và người nghèo, bởi vì việc làm từ thiện của cá nhân giúp liên kết hai giai tầng xã hội thông qua tình cảm và lợi ích. [8] 

Chế độ phúc lợi cao ngày nay đã cắt đứt mối liên hệ giữa người cho tặng và người nhận. Một mặt, người cho tặng bị cưỡng ép phải nộp thuế mà không xuất phát từ thiện tâm muốn cho tặng, trên thực tế họ bị cưỡng đoạt quyền được bố thí, hành thiện; mặt khác, người nhận không biết ai là người cho tặng (bản thân chế độ phúc lợi quốc gia không phải là người cho tặng thực sự, người cho tặng thực sự là người nộp thuế), do vậy họ cũng không có lòng biết ơn. 

Ngoài ra, Tocqueville còn chỉ ra rằng chế độ phúc lợi làm gia tăng mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo. Người giàu bị cưỡng chế giao nộp một phần tài sản, nhưng lại không thể được gặp trực tiếp người được cứu trợ mà đồng cảm với họ. Ngược lại, họ chỉ cảm thấy oán hận và khinh miệt những người ở giai tầng đói nghèo, coi những người này là “những kẻ xa lạ tham lam”. Đồng thời, trong tâm người nghèo cũng sẽ nảy sinh sự bất mãn, bởi vì sự cứu trợ về vật chất được coi là việc đương nhiên, nhưng lại không thể giúp người ta no đủ. “Một giai cấp nhìn thế giới bằng con mắt sợ hãi và thù hận, còn giai cấp kia lại nhìn những bất hạnh của bản thân bằng một con mắt thất vọng và đố kỵ”. [9] 

Kích động lòng đố kỵ và đấu tranh, chế độ phúc lợi cao chính là một trong những thủ đoạn của tà linh để hủy hoại con người. Mâu thuẫn này biểu hiện vô cùng rõ rệt khi cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp xảy ra, tuy vậy đó không phải là mâu thuẫn giữa người giàu nhất và người nghèo nhất, mà là mâu thuẫn giữa đa số những người ở tầng lớp trung lưu và người giàu. Ở Hy Lạp, người ta không muốn đóng thuế cao, toàn dân trốn thuế nghiêm trọng. Báo “The Economist” nói: Giới quan chức Hy Lạp gọi trốn thuế là “phong trào toàn dân”. [10] Một khi nền kinh tế có vấn đề, vấn nạn người giàu trốn thuế lại càng nhức nhối hơn. Chính phủ Hy Lạp vì không muốn làm mất lòng cử tri nên suốt một thời gian dài đã phát hành trái phiếu để bù đắp cho thâm hụt ngân sách do việc thu thuế không đủ, để duy trì mức phúc lợi cao ngang bằng với các nước thành viên khác trong Liên minh châu Âu. Sau khi khủng hoảng xảy ra, khi chính phủ cần phải giảm phúc lợi thì một làn sóng bất mãn của những người dân vốn đã quen được nuông chiều bằng phúc lợi cao bùng phát trên quy mô lớn, dân chúng chĩa mũi nhọn vào những người giàu, họ yêu cầu phải thu thuế nhiều hơn từ những người giàu. Rốt cuộc là tầng lớp giàu có hay tầng lớp trung lưu phải chịu trách nhiệm cho cuộc khủng hoảng kinh tế này? Đây là một vấn đề khiến chính phủ phải đau đầu. Nhưng cho dù thế nào, tà linh đã đạt được mục đích của nó là phá hoại đạo đức con người và xúi giục những nhóm người thù hận, đấu tranh lẫn nhau.

Chế độ phúc lợi thúc đẩy quan niệm “không làm mà hưởng”, điều này sẽ làm giảm đi tinh thần nỗ lực làm việc và tích cực phấn đấu của xã hội, nó cũng sẽ khiến nền kinh tế bị tổn thương. 

Ba nhà kinh tế học gồm Martin Halla, Mario Lackner và Friedrich G. Schneider đã tiến hành phân tích những tác động thực tế của chế độ phúc lợi xã hội và đưa ra số liệu chứng minh chế độ phúc lợi chắc chắn sẽ làm suy yếu động lực phát triển của xã hội, mà tác động này phải sau một thời gian rất lâu dài mới có thể thực sự biểu hiện ra. Họ kết luận rằng chế độ phúc lợi xã hội sẽ phá hủy đi nền tảng kinh tế của chính quốc gia đó. [11] 

1.1.5 Chế độ phúc lợi tạo nên “văn hóa đói nghèo” 

Năm 2012, thời báo New York (The New York Times) đã đăng bài báo với tiêu đề “Việc kiếm lời bằng cách không cho trẻ biết chữ” kể một câu truyện đau xót mà chế độ phúc lợi ở Mỹ ngày nay gây ra cho những gia đình nghèo. 

Rất nhiều gia đình đói nghèo sống trong những căn nhà lưu động ở chân núi Appalachian. Những phụ huynh này đã bắt con cái họ phải bỏ học vì họ lo lắng rằng nếu các em đi học sẽ biết đọc, và gia đình họ sẽ không đủ điều kiện để nhận trợ cấp mù chữ mỗi tháng nữa. Những gia đình nghèo này nhận được một khoản tiền trợ cấp 698 đô la Mỹ mỗi tháng từ “Chương trình phụ cấp an sinh” cho đến khi đứa trẻ được 18 tuổi. [12] Chỉ vì khoản trợ cấp trước mắt mà đã khiến các bậc cha mẹ này hi sinh cả cơ hội học hành của con cái.

Khoảng 40 năm trước, chương trình này đã trợ cấp cho những gia đình có trẻ em thực sự bị khuyết tật về mặt trí tuệ hoặc sinh lý. Tuy nhiên hiện nay hơn 55% số “trẻ em khuyết tật” được nhận trợ cấp không thể xác định rõ ràng có là “người chậm phát triển trí tuệ” hay không, toàn nước Mỹ có 1,2 triệu trẻ em như vậy và cần 9 tỷ đô la Mỹ tiền trợ cấp mỗi năm từ những người nộp thuế. [13] 

Ở đây, chính sách phúc lợi và sự tham lam của con người thúc đẩy lẫn nhau. Điều này tất nhiên không phải là ý định ban đầu của những người đề xuất chính sách phúc lợi, nhưng họ đã gián tiếp trợ giúp cho ma quỷ đạt được mục đích hủy hoại con người của nó. 

100 năm trước, Tocqueville đã dự báo rằng chế độ phúc lợi sẽ không thể phân biệt được đúng đối tượng nào cần trợ cấp (tức là không phân biệt được người nhận trợ cấp bị rơi vào cảnh đói nghèo là do họ không nỗ lực vươn lên hay do họ thực sự gặp bất hạnh), vì thế nó cũng không thể giúp đỡ một cách có hiệu quả những người thực sự cần giúp đỡ. [14] 

Xét từ khía cạnh kinh tế, việc lạm dụng chính sách phúc lợi sẽ gây nên gánh nặng tài chính, nhưng đối với những trẻ em nghèo mà nói, chế độ phúc lợi mang đến những bi kịch còn lớn hơn. Nghiên cứu năm 2009 cho thấy 2/3 số trẻ em nghèo khi đến 18 tuổi đều trở thành những người thụ hưởng từ chương trình trợ cấp an sinh dành cho người trưởng thành tàn tật, cũng có nghĩa là suốt đời họ sẽ không thể thoát khỏi cảnh đói nghèo. [15] 

Dưới chế độ phúc lợi, định nghĩa “tàn tật” không ngừng được mở rộng, các chính khách vì để lấy lòng cử tri mà không ngừng khuếch trương chế độ phúc lợi. Tuy nhiên, mặt trái của chế độ phúc lợi lại dẫn đến lạm dụng phúc lợi, dẫn đến suy thoái đạo đức xã hội và nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, đây là sự cố ý an bài của tà linh. 

Phúc lợi xã hội có thể được xem là một biện pháp cứu trợ khẩn cấp, nhưng không nên sử dụng thường xuyên. Phúc lợi xã hội có thể trợ giúp đối với những người gặp tai nạn do nguyên nhân ngoài ý muốn (như tai nạn lao động, bệnh tật, thiên tai v.v.), nhưng nó không thể giải quyết tận gốc vấn đề đói nghèo. Lấy ví dụ nước Mỹ, tính đến năm 2014, trong vòng 50 năm từ khi tổng thống Mỹ Johnson bắt đầu “cuộc chiến chống đói nghèo”, nước Mỹ đã tiêu tốn 2,2 nghìn tỷ đô la Mỹ thu từ người nộp thuế. [16] Nhưng số liệu của Cục Thống kê Mỹ cho thấy ngoại trừ hơn mười năm đầu tiên, tỷ lệ người nghèo ở Mỹ trong gần 40 năm qua cơ bản được duy trì ổn định: tỷ lệ nghèo không hề giảm xuống nhờ các chương trình cứu trợ. [17] 

Nhà kinh tế học người Mỹ William Arthur Niskanen chỉ ra rằng chế độ phúc lợi là nguyên nhân gây ra “văn hóa đói nghèo”. Văn hóa đói nghèo bao gồm đói nghèo, sống lệ thuộc vào phúc lợi, quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, tội phạm, bạo lực, thất nghiệp, nạo phá thai v.v.. Nghiên cứu thực tiễn của Nicholas cho thấy, trong “chương trình trợ cấp những gia đình có trẻ em phụ thuộc” (AFDC), nếu số tiền hỗ trợ tăng thêm 1% sẽ thu hút thêm số người nhận hỗ trợ tăng 3%, số người nghèo sẽ tăng 0.8%, tỷ lệ trẻ em sinh bởi những phụ nữ không kết hôn tăng 2,1%, đồng thời số ca nạo phá thai và số vụ phạm tội, bạo lực cũng tăng lên tương ứng. [18] Điều này chứng tỏ rằng chính sách phúc lợi cao ngược lại khiến con người ỷ lại vào phúc lợi mà thiếu đi tinh thần trách nhiệm. 

Một hậu quả quan trọng của văn hóa đói nghèo là làm tan vỡ gia đình. Nhà kinh tế học Walter E. Williams khi tìm hiểu lịch sử và thực trạng vấn nạn đói nghèo của những người da đen ở Mỹ đã chỉ ra rằng: 85% trẻ em người da đen sinh ra trong những gia đình mẹ đơn thân, đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ nghèo cao trong cộng đồng người da đen. Mà chế độ phúc lợi cao lại chính là thủ phạm tiếp tay, khiến những người mẹ đơn thân không phải chịu trách nhiệm cho những hành động sai lầm của họ, ngược lại họ còn được nhận các khoản phụ cấp nhà ở, thực phẩm và các khoản tiền trợ cấp khác từ phúc lợi xã hội. Phúc lợi trở thành trợ thủ đắc lực làm tỷ lệ sinh con không kết hôn tăng cao, làm tăng số lượng người nghèo. [19] 

Mặc dù mức phúc lợi không ngừng tăng lên nhưng khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ vẫn không ngừng mở rộng suốt 30 năm qua, thu nhập bình quân (không tính yếu tố lạm phát) tăng trưởng chậm, tài sản chảy vào tầng lớp giàu có nhất, thậm chí xuất hiện nghề “làm nghèo”. Càng như vậy thì các đảng phái cánh tả lại càng lấy việc giải quyết vấn đề “người nghèo” làm cái cớ để thúc đẩy mở rộng chính phủ, thu thuế cao, phúc lợi cao, từ đó khiến xã hội rơi vào cái vòng luẩn quẩn. 

1.1.6 Phe cánh tả sử dụng chính sách phúc lợi để biến dân chúng thành kho phiếu bầu 

Các chính khách phe cánh tả thường đưa ra những lý do nghe có vẻ cao thượng như “cứu trợ người nghèo”, “công bằng xã hội” để cổ súy cho chính sách phúc lợi cao, thu thuế cao, nhằm đánh bóng tên tuổi của họ. Kỳ thực, bản thân họ không phải là người ban phát phúc lợi, họ chẳng qua chỉ lấy tài sản của tầng lớp giàu có và trung lưu cấp cho người nghèo mà thôi. Tuy nhiên sau khi chính sách phúc lợi làm rối loạn mối quan hệ giữa người cho và người nhận, những người chủ trương và quy định ra chính sách phúc lợi này lại dẫn dắt những người nhận phúc lợi hướng sự cảm ơn và báo đáp đến chính họ, bằng cách bỏ phiếu bầu cho họ. Lợi dụng chính sách phúc lợi cao để biến quần chúng thành kho phiếu bầu cho mình, đây là hiện tượng phổ biến ở Mỹ và châu Âu.

1.2 Các quốc gia phương Tây tích cực can thiệp vào lĩnh vực kinh tế

1.2.1 Sự can thiệp kinh tế của nhà nước 

Nhìn vào thực trạng hiện nay có thể thấy chính phủ ở xã hội tự do cũng đã can thiệp rất sâu vào lĩnh vực kinh tế. Một mặt là vì dưới ảnh hưởng của chính sách phúc lợi theo hình thái ý thức chủ nghĩa xã hội, chính phủ ngày càng nắm quyền phân phối tài sản. Mặt khác, xã hội phương Tây sau cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm 30 thế kỷ trước đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của học thuyết kinh tế Keynes khuyến khích nhà nước sử dụng chính sách tiền tệ và tài khóa để điều hành nền kinh tế. 

Trong xã hội bình thường, nhà nước có vai trò hữu hạn trong nền kinh tế, thông thường nhà nước chỉ can thiệp vào nền kinh tế khi xảy ra khủng hoảng, tai họa tự nhiên hoặc trong một thời kỳ đặc thù hay tình huống đặc thù nào đó, điều này là bình thường. Nhưng hiện nay chủ nghĩa Keynes đã trở thành một loại trào lưu “thời thượng”, chính phủ các nước đua nhau tích cực theo đuổi chính sách can thiệp vào nền kinh tế. 

Khi chính phủ can thiệp toàn diện vào kinh tế, nhất cử nhất động của nó đều có ảnh hưởng to lớn đến thị trường, trở thành “nhiệt kế” đo biến động của nền kinh tế. Rất nhiều chính sách pháp luật trực tiếp quyết định sự thành bại của doanh nghiệp hoặc ngành kinh doanh nào đó, dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân phải quan sát động thái của chính phủ để hoạt động. Từ vai trò thông thường là người đặt ra các quy định và người giám sát việc thực hiện quy định nay chính phủ trở thành người chỉ đạo và tham gia vào hoạt động kinh tế, từ vai trò trọng tài giờ đây trở thành người “vừa đá bóng vừa thổi còi”, chính phủ sử dụng nguyên tắc “bàn tay hữu hình” thay cho nguyên tắc “bàn tay vô hình”, trở thành người chỉ huy chính và người điều khiển sự vận hành của dòng vốn và thị trường, trở thành người thay thế cho chủ thể kinh tế tư nhân. 

Chính sách tài khóa và chính sách phúc lợi cao khiến cho rất nhiều chính phủ phải gánh những món nợ lớn. Theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác kinh tế quốc tế (OECD), có đến gần một nửa số quốc gia có tỷ lệ nợ lên đến 100% GDP thậm chí lớn hơn, có quốc gia tỷ lệ nợ thậm chí còn vượt quá 200% GDP. [20] Thâm hụt tài khóa lớn đã trở thành hiểm họa tiềm ẩn trong sự phát triển kinh tế và xã hội của rất nhiều quốc gia. 

Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel kinh tế Ronald Coase đã công bố rất nhiều luận văn nghiên cứu về sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế và hiệu ứng của nó, ông phát hiện gần như tất cả sự can thiệp vào lĩnh vực kinh tế đều gây ra những hiệu hứng tiêu cực. Ông cho rằng sự can thiệp quá lớn của chính phủ đã đạt đến cái mà các nhà kinh tế học gọi là “lợi nhuận biên tiêu cực”. [21]

Mặc dù vậy, người ta vẫn thấy rằng bất kể quốc gia nào cũng đang ngày càng tích cực can thiệp vào nền kinh tế, khả năng can thiệp của chính phủ đã đạt đến mức không thể tưởng tượng nổi. 

1.2.2 Hậu quả và thực chất của việc chính phủ can thiệp vào nền kinh tế 

Chính phủ sử dụng quyền lực để can thiệp vào nền kinh tế đã gây hậu quả tối thiểu ở hai phương diện sau: 

Thứ nhất, quyền lực, vai trò và quy mô của chính phủ ngày càng mở rộng. Các quan chức ngày càng cho rằng mình có khả năng can thiệp vào nền kinh tế, để chính phủ vào vai chúa cứu thế, rồi lại càng tích cực can thiệp vào kinh tế hơn. Dù khi đối phó với khủng hoảng, một khi chính phủ đã ra tay xử lý vấn đề thì cho dù khủng hoảng không còn nhưng chính phủ vẫn không nơi lỏng sự can thiệp của mình. 

Thứ hai, con người sẽ ngày càng ỷ lại vào quyền lực của chính phủ. Khi người ta gặp vấn đề khó khăn hoặc không thể đạt được lợi ích như kỳ vọng trên thị trường tự do cạnh tranh, họ sẽ yêu cầu chính phủ can thiệp nhiều hơn để thỏa mãn yêu cầu của bản thân họ. 

Điều này tạo thành cái vòng luẩn quẩn, khiến quyền lực của chính phủ càng ngày càng lớn, không gian cho doanh nghiệp tư nhân và thị trường tự chủ càng ngày càng thu hẹp. Sản xuất sẽ mang tính phụ thuộc và những người lợi dụng các chính khách để trục lợi sẽ yêu cầu chính phủ phải phân phối tài sản nhiều hơn, thậm chí đặt ra các quy định pháp luật để cưỡng chế mọi người chấp hành. 

Ở phương Tây, một trào lưu chính trị mạnh mẽ đang khiến xã hội nghiêng sang phía cánh tả. Một số chính trị gia vốn thuộc phe cánh tả là tàn dư của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, một số chính trị gia vốn không thuộc phe cánh tả nhưng bị phe cánh tả cưỡng ép gia nhập, cũng trở thành đồng minh của phe cánh tả. Các thế lực này đã hợp sức nhau thúc ép chính phủ sử dụng các biện pháp can thiệp vào kinh tế, can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân, ăn mòn hoạt động kinh tế bình thường của nhân loại. Rất nhiều phong trào xã hội nhìn bề ngoài giống như hành vi tự phát của người dân, nhưng kỳ thực đều chịu sự thao túng của tà linh cộng sản đằng sau.

Mọi người có thể thấy rằng chính phủ phương Tây đã ngày càng thường xuyên dùng lý do chính trị và “bình đẳng”, sử dụng quyền lực công để can thiệp vào thị trường, thậm chí dùng pháp luật để cố định việc can thiệp. Không nghi ngờ gì, điều này đã cướp đoạt ý chí tự do của con người vốn là chủ thể của nền kinh tế thị trường, áp đặt ý chí của quốc gia lên thị trường. Thực tế đây là quá trình liên tục hình thành sự tập trung quyền lực của chính phủ lên nền kinh tế, biến nền kinh tế thị trường trở thành nền kinh tế quyền lực, khiến thị trường phụ thuộc vào quyền lực. Về lâu dài, quyền lực chính phủ công sẽ khống chế mọi mặt của nền kinh tế và đời sống của người dân, dùng thủ đoạn kinh tế để xây dựng chính trị tập quyền, nô dịch công dân và toàn xã hội.

Mỗi chính sách kinh tế nhìn bề ngoài có vẻ bình thường, nhưng trong quá trình lâu dài dần dần đi đến cực đoan, cứ như vậy tà linh cộng sản đang từng bước dẫn dắt nhân loại hướng đến chủ nghĩa cộng sản. 

1.2.3 Nền kinh tế chủ nghĩa xã hội sẽ dẫn đến chủ nghĩa cực quyền

Chính sách thu thuế cao, phúc lợi cao, sự can thiệp sâu của chính phủ chính là việc thực hiện chủ nghĩa xã hội dưới chế độ chủ nghĩa tư bản ở phương Tây, nó phù hợp với tư tưởng cốt lõi của nền kinh tế kế hoạch, đều lấy danh nghĩa và quyền lực của chính phủ để thao túng kinh tế, nó coi chính phủ là đấng toàn năng, coi chính phủ như Thần. Điểm khác biệt là hiện nay sự can thiệp của chính phủ ở phương Tây còn chịu ước chế bởi lực lượng tự do trong dân chúng, thêm vào đó là chế độ chủ nghĩa tư bản, cho nên nó không có biểu hiện cực đoan như nền kinh tế kế hoạch ở các quốc gia cộng sản. 

Nhà kinh tế, nhà tư tưởng nổi tiếng Hayek đã từng cảnh báo, bất cứ kế hoạch tái phân phối nào do chính phủ thao túng và thực hiện trên quy mô lớn, trên thực tế đều sẽ can thiệp vào thị trường, và tất nhiên cũng đều dẫn đến thể chế chính trị cực quyền, mà điều này không liên quan gì tới dân chủ. Ông cho rằng “chủ nghĩa xã hội” ở Âu Mỹ hiện nay tuy rằng có điểm khác biệt với chế độ công hữu và kinh tế kế hoạch trước kia, nó chủ yếu thông qua việc thu thuế và chế độ phúc lợi xã hội để tiến hành phân phối lại thu nhập một cách rộng rãi, nhưng hình thức này cũng sẽ dẫn đến hậu quả “nô dịch” giống như chế độ công hữu, chỉ có điều sẽ chậm hơn, gián tiếp hơn và không toàn diện như chế độ công hữu mà thôi. [22]

Phần trước của cuốn sách này đã chỉ ra rằng Marx, Engels, Lenin đều coi chủ nghĩa xã hội là giai đoạn tất yếu của chủ nghĩa cộng sản. Giống như một đoàn tàu, điểm dừng ở trạm trung chuyển sẽ không ảnh hưởng đến điểm đến cuối cùng của nó. Nhân tố đằng sau thúc đẩy một quốc gia hướng đến chủ nghĩa xã hội chính là tà linh cộng sản, nó nhất định sẽ liên tục tiến về phía trước. Xã hội nhân loại về phương diện kinh tế và các phương diện khác, một khi quay lưng lại với truyền thống và tiếp thu những “giá trị quan” của tà linh cộng sản, đi theo đường tà, thì không cần quan tâm tốc độ thế nào, chỉ cần phương hướng không thay đổi thì sớm muộn cũng sẽ đi đến điểm cuối của con đường. 

Điểm cuối của con đường khi đã rời xa truyền thống này không phải thiên đường nhân gian mà là hủy diệt nhân loại. Trên thực tế, ma quỷ không hề quan tâm “thiên đường” có thành hiện thực không, nó cũng biết đó chỉ là những lời dối trá để lừa người; chỉ cần có thể hủy diệt nhân loại thì ma quỷ đã mãn nguyện rồi. 

2. Nền kinh tế Trung cộng – mô hình kinh tế quái thai của chủ nghĩa xã hội

Sau khi trải qua nghèo đói và thống khổ do chế độ công hữu và nền kinh tế kế hoạch mang lại, Trung cộng đành phải thực hiện cái gọi là cải cách mở cửa, cũng gọi là “kinh tế thị trường”. Rất nhiều người tưởng rằng Trung cộng đang thực hiện theo chủ nghĩa tư bản, kỳ thực không phải. 

2.1 Tà linh cộng sản không hề buông lỏng sự khống chế đối với kinh tế Trung Quốc 

Trung cộng bất đắc dĩ đành phải cởi trói trong lĩnh vực kinh tế, để một bộ phận kinh tế bước vào kinh tế thị trường và cho phép duy trì một bộ phận kinh tế tư nhân nhất định, nhưng điều này không có nghĩa là ma quỷ cộng sản buông lỏng sự khống chế của nó. Ngược lại, đây chỉ là thủ đoạn mà tà linh lợi dụng để duy trì sự tồn tại của bản thân nó và lừa dối thế giới mà thôi. 

Mô hình kinh tế Trung cộng hoàn toàn là một thứ quái thai, là sự kết hợp kì dị giữa chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa quốc gia và kinh tế thị trường. Trên bề mặt, mặc dù nền kinh tế có một bộ phận là doanh nghiệp tư nhân nhưng Trung cộng lại chưa từng thừa nhận quyền sở hữu tài sản vĩnh viễn của người dân, do đó, tất cả tài nguyên bao gồm cả đất đai cơ bản vẫn thuộc sở hữu nhà nước, thuộc nền kinh tế công hữu. Đồng thời, Trung cộng lợi dụng quyền lực nhà nước để khống chế tất cả cơ chế vận hành của nền kinh tế, nó vẫn tồn tại kế hoạch nhà nước khổng lồ vốn thuộc nền kinh tế tập quyền. Thị trường chỉ là thủ đoạn mà chính phủ dùng để thúc đẩy kinh tế, nó không có tính độc lập thực sự, cũng không có cơ chế phù hợp với thị trường, không minh bạch về pháp lý và quyền sở hữu…, tỷ giá không được tự do biến động, tài sản cũng không được tự do ra vào, doanh nghiệp nước ngoài không được tự do hoạt động. Để khuyến khích xuất khẩu, chính phủ Trung cộng đã đưa ra chính sách hoàn thuế và giảm thuế xuất khẩu cho doanh nghiệp, với mục đích dùng giá thấp để đánh bại những đối thủ cạnh tranh, gây nhiễu loạn hoạt động ngoại thương bình thường của thế giới. Mọi hoạt động kinh tế phải phù hợp với yêu cầu của chính trị, hoạt động kinh tế và các tài nguyên kinh tế của doanh nghiệp và cá nhân đều phải phụ thuộc vào chính trị, chúng có thể bị chiếm đoạt bất cứ lúc nào vì lý do chính trị. Chính vì thấy được những nguyên nhân này nên các nước theo kinh tế thị trường ở châu Âu và châu Mỹ vẫn luôn không thừa nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường.

Rất nhiều người trong chính phủ phương Tây từng ngây thơ cho rằng sự phát triển kinh tế sẽ mang lại tự do dân chủ cho Trung Quốc về mặt chính trị. Nhưng không may là Trung cộng chỉ dùng chất dinh dưỡng của chủ nghĩa tư bản để nuôi lớn cơ thể chủ nghĩa xã hội, nó liều chết bám chặt lấy bóng ma của chủ nghĩa cộng sản. Trung cộng càng có nhiều tiền hơn thì lại càng bức hại và đàn áp dân chúng tàn khốc hơn. Bắt đầu từ tháng 7 năm 1999, Trung cộng phát động cuộc bức hại lên 100 triệu người tu luyện Pháp Luân Công. Cuộc chiến tranh không khói súng chống lại giá trị phổ quát “Chân-Thiện-Nhẫn” này vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay. Năm 2013, Trung cộng đã tiêu tốn hơn 700 tỷ nhân dân tệ làm cái gọi là “phí giữ vững sự ổn định” để trấn áp người dân. 

2.2 Sự thực đằng sau sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc 

Sự tăng trưởng GDP của Trung Quốc gần 40 năm qua khiến rất nhiều người có vẻ như đã thấy được “tính ưu việt” của nền kinh tế chủ nghĩa xã hội, khiến rất nhiều người phương Tây, bao gồm cả những người nổi tiếng trong giới chính trị và học thuật phải thay đổi cách nhìn, phải khen ngợi hiệu quả của thể chế cực quyền. Thực ra, mô hình kinh tế Trung cộng không thể sao chép được, nguyên nhân phát triển kinh tế của nó một mặt đã chứng minh vấn đề nội tại của nền kinh tế chủ nghĩa xã hội, mặt khác nó làm nổi bật nguy cơ đáng sợ gây ra bởi một nền kinh tế quyền lực vô đạo đức.

Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc 40 năm qua có liên quan mật thiết đến một số phương diện, nhân tố sau: 

Thứ nhất, sự nới lỏng chế độ kinh tế công hữu, bãi bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở trung ương, khôi phục kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân khiến cho nền kinh tế Trung Quốc có động lực phát triển mạnh mẽ. Người Trung Quốc cần cù, thông minh nhưng bị đảng cộng sản kìm kẹp 40 năm qua, khiến họ trở nên sợ đói nghèo, một khi được giải phóng thì mong muốn kiếm tiền tự nhiên sẽ tạo thành sức mạnh vô cùng lớn. 

Thứ hai, vốn đầu tư và kỹ thuật từ phương Tây ào ạt chảy vào Trung Quốc. Phần lớn đất đai, lao động và thị trường do thể chế công hữu ban đầu của Trung Quốc tích lũy có thể sử dụng được nhưng chưa được khai phát tiềm năng, giống như mỏ vàng chưa được khai thác. Kỹ thuật được ví như củi còn vốn đầu tư được ví như dầu và lửa, hai thứ này kết hợp lại tạo thành ngọn lửa lớn thổi bùng nền kinh tế Trung Quốc. Nếu không phải vì sự thống trị cực quyền của Trung cộng thì ngọn lửa này lẽ ra phải cháy sớm hơn, thịnh vượng hơn, lâu dài và an toàn hơn, nền kinh tế Trung Quốc lẽ ra đã phát triển sớm hơn rồi. 

Dòng tiền từ các quốc gia phương Tây chảy vào Trung Quốc có quy mô rất lớn, bên ngoài khó mà tưởng tượng được. Theo thống kê, đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2016 đã lên đến gần 800 tỷ USD. [23] Từ năm 1979 đến năm 2015, Trung Quốc thực tế đã sử dụng tổng số tiền đầu tư nước ngoài lũy kế lên đến 1.642,3 tỷ USD. [24]

Thứ ba, các quốc gia phương Tây còn dành cho Trung cộng ưu đãi đặc biệt về thương mại và thị trường rộng lớn. Tháng 5/2000, Mỹ quyết định bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Trung Quốc. Ngày 11/12/2001, Trung Quốc chính thức gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Thị trường quốc tế đã mở rộng cửa với Trung Quốc.

Thứ tư, nền kinh tế Trung cộng phát triển trên cơ sở phi đạo đức; họ bóc lột công nhân, nông dân trong các công xưởng lương thấp điều kiện lao động tồi tệ, cưỡng chế giải phóng mặt bằng một cách đẫm máu, tất cả chỉ để mở đường cho kinh tế phát triển, bất chấp ô nhiễm môi trường và những tác hại lâu dài, trong thời gian ngắn chiếm hết ưu thế về giá thành và tốc độ. 

Trung cộng lợi dụng tiền bạc, kỹ thuật và thị trường của phương Tây, những điều khoản thương mại có lợi với phương Tây, lao động giá rẻ trong nước và giá thành sản phẩm rẻ để thu về rất nhiều ngoại tệ mỗi năm. Thâm hụt thương mại Mỹ-Trung từ hơn 80 tỷ USD năm 2000 tăng lên đến hơn 375 tỷ USD năm 2017. 

Cuối cùng, Trung cộng lại là người phá hoại các quy tắc thương mại quốc tế để giành lợi thế lớn nhất, thu được lượng ngoại hối khổng lồ. Nó còn dùng chiến lược quốc gia để đánh cắp sở hữu trí tuệ, dùng chiến thuật đi tắt đón đầu để đánh cắp khoa học kỹ thuật, dùng mọi thủ đoạn đầu cơ để gây ra những “vụ trộm cắp lớn nhất trong lịch sử” cũng phá hoại trật tự kinh tế bình thường của chủ nghĩa tư bản. 

Theo báo cáo công bố năm 2017 của Ủy ban bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Mỹ, Trung Quốc mỗi năm gây thiệt hại cho Mỹ từ 225 – 600 tỷ USD thông qua việc làm hàng giả, phần mềm lậu và ăn cắp bí mật công nghiệp của Mỹ, thống kê trên chưa bao gồm việc vi phạm quyền sáng chế phổ biến ở Trung Quốc. Báo cáo còn nêu, trong ba năm qua Mỹ đã thiệt hại 1200 tỷ USD do bị đánh cắp sở hữu trí tuệ, phần lớn do Trung Quốc gây ra. [25] [26] Báo cáo tháng 11/2015 của văn phòng Cục tình báo quốc gia Mỹ cho thấy hoạt động gián điệp kinh tế của hacker máy tính gây thiệt hại cho Mỹ 400 tỷ USD mỗi năm, 90% hoạt động gián điệp đến từ Trung Quốc. [27] 

Có thể thấy rằng nguyên nhân tăng trưởng kinh tế Trung Quốc là do sự nới lỏng hình thái ý thức chủ nghĩa xã hội trong lĩnh vực kinh tế, cộng thêm sự đầu tư và chuyển dịch tài sản từ các quốc gia phát triển phương Tây và những hành vi kinh tế vô đạo đức của Trung cộng. Điều này không phải do tính ưu việt của chế độ chủ nghĩa xã hội, càng không có nghĩa là  Trung Quốc đang đi trên con đường bình thường của chủ nghĩa tư bản. Các quốc gia phương Tây có lúc gọi mô hình kinh tế cực quyền cộng sản vô đạo đức này của Trung cộng là “chủ nghĩa tư bản quốc gia”, thực ra đó là để tô vẽ cho Trung cộng. Dưới chế độ cực quyền cộng sản, kinh tế chỉ là tỳ nữ của chính trị, biểu tượng kinh tế thị trường chỉ là kỹ xảo để nó trêu đùa thế giới mà thôi. 

Mô hình kinh tế của Trung cộng mang đến cho thế giới một ảo tưởng rằng sử dụng lực lượng nhà nước có thể nhanh chóng phát triển kinh tế, sử dụng các thủ đoạn vô đạo đức có thể thu được thắng lợi trong cạnh tranh kinh tế, vì thế đã khiến cho các quốc gia tích cực can thiệp vào kinh tế hướng đến chủ nghĩa xã hội. Nếu coi mô hình kinh tế Trung cộng là “ví dụ của thành công” thì vô hình chung đã tạo thành tai nạn nhân quyền và là kết quả của sự suy đồi đạo đức, không khác gì uống rượu độc giải khát, đây là sai lầm lớn.

2.3 Hậu quả do mô hình kinh tế kỳ dị mang lại 

Mô hình phát triển kinh tế kỳ dị của Trung cộng đã mang đến nguy cơ đáng sợ về đạo đức. Tà linh cộng sản chính là muốn khiến cho Trung Quốc vừa phát triển kinh tế, đồng thời sẽ làm cho đạo đức suy thoái toàn diện, dùng kinh tế để phá hoại đạo đức, dùng kinh tế để che đậy sự bại hoại đạo đức, khiến cho con người mải mê dương dương tự đắc với việc hưởng thụ lợi ích kinh tế mà vô thức đi đến bờ vực bị hủy diệt. 

Ngày nay ở Trung Quốc, vấn nạn hàng giả, thực phẩm độc hại tràn ngập; dâm loạn, ma túy, cờ bạc, xã hội đen mặc sức hoành hành; tham nhũng, hủ bại, mại dâm, không những không xấu hổ mà ngược lại còn cảm thấy tự hào; thiếu chữ tín, khoảng cách giàu nghèo, tội phạm cấu kết với quan chức, xung đột xã hội, pháp luật không công bằng, thấy chết không cứu… dưới chế độ kinh tế cực quyền, tham nhũng lên đến cực điểm, mua quan bán chức, công tư lẫn lộn…, sự tham ô của quan chức Trung cộng đã vượt quá sức tưởng tượng của con người, quan nhỏ tham ô lớn chỗ nào cũng có, quan lớn còn tham ô lớn hơn, hàng tỷ hàng chục tỷ tài sản quốc hữu bị biển thủ, không một chính phủ quốc gia nào trên thế giới lại tham nhũng nhiều và suy đồi đạo đức như Trung cộng. 

Tháng 10 năm 2011, sự kiện cô bé Tiểu Duyệt Duyệt ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông làm chấn động toàn Trung Quốc và toàn thế giới. Cô bé Vương Duyệt hai tuổi (tên thân mật là “Tiểu Duyệt Duyệt”) bị một chiếc xe đâm ngã, người tài xế không những không cứu em bé mà còn tiếp tục lái xe nghiến lên người em rồi bỏ đi, chiếc xe đi đằng sau tiếp tục nghiến lên người em, có khoảng 18 người đi đường đi qua nơi xảy ra tai nạn nhưng không một ai ra tay giúp đỡ. Cô bé cuối cùng đã tử vong vì không được cứu chữa kịp thời. Truyền thông quốc tế kinh ngạc thốt lên rằng: “Phải chăng Trung Quốc đã mất đi linh hồn rồi?” Nếu như gặp phải côn đồ thì người ta còn có chút e dè, nhưng trong trường hợp kể trên, trong tình huống căn bản không có bất kỳ nguy hiểm nào mà vẫn thấy chết không cứu, chứng tỏ rằng xã hội này đã phá vỡ giới hạn đạo đức thấp nhất. 

Sự phát triển kinh tế không còn đạo đức thì rất hỗn loạn, không bền vững và là thảm họa. Nền kinh tế tàn ác, vô nhân đạo này đã gây nên khủng hoảng môi trường, gia tăng xung đột xã hội; xã hội không có thành tín làm gia tăng mạnh mẽ chi phí kinh tế, khi cái giá phải trả về đạo đức lớn đến một mức độ nhất định sẽ kéo kinh tế sụp đổ; cạnh tranh trên trường quốc tế mà không có đạo đức cũng không thể lâu dài, kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu trả giá cho điều này và đang bắt đầu bước vào thời kỳ suy giảm. Nền kinh tế của Trung Quốc là một ảo ảnh mà ma quỷ tạm thời tạo ra, Trung Quốc chỉ có thể được gọi là nước yếu “hùng mạnh”. Biểu hiện phồn vinh được tạo ra do tăng trưởng kinh tế nhanh trong thời gian gần đây chỉ giống như xây lâu đài trên cát, bất cứ lúc nào cũng có thể bị hủy hoại vì sự suy thoái toàn diện của đạo đức và sự khủng khoảng toàn diện của xã hội. 

Nếu không thoát ra khỏi cái thòng lọng này của ma quỷ, thì với mô hình kinh tế hiện nay Trung Quốc sẽ không thể có một tương lai tốt đẹp, bởi vì tà linh cộng sản vốn không quan tâm và cũng sẽ không giúp kinh tế Trung Quốc thực sự phát triển bền vững, mục đích thực sự của nó chính là hủy diệt.

3. Chủ nghĩa xã hội đưa các quốc gia kém phát triển đi vào ngõ cụt 

3.1 Bóng ma kinh tế của các quốc gia cộng sản Đông Âu cũ vẫn ám ảnh 

Trên thế giới hiện nay, ngoại trừ việc tiến hành chủ nghĩa xã hội trá hình tại các quốc gia phát triển ở phương tây và nền kinh tế quái thai của chủ nghĩa xã hội mà Trung cộng đang tiếp tục thực thi, các quốc gia chủ nghĩa cộng sản Đông Âu cũ vì không triệt để xóa bỏ tội ác của chủ nghĩa cộng sản, khiến cho bóng ma cộng sản vẫn ám ảnh, trong tâm mọi người vẫn còn chứa đựng chủ nghĩa cộng sản. Điều này phản ánh đến mọi phương diện kinh tế, chính trị. Ví dụ ở Nga và Belarus, doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn và chế độ phúc lợi cao, nhà nước vẫn còn can thiệp sâu vào nền kinh tế. Khi các quốc gia Đông Âu chuyển đổi chế độ, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp cao, kinh tế tăng trưởng chậm đã mang lại cơ hội cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đội mồ sống dậy, các chính đảng cánh tả phát triển mạnh mẽ. Những cảm xúc hoài niệm về chủ nghĩa cộng sản trước đây lại trỗi dậy trong các quốc gia cộng sản Đông Âu cũ, [28] có thể coi đó là bóng ma kinh tế cộng sản. 

3.2 Thất bại của nền kinh tế chủ nghĩa xã hội ở các nước thuộc thế giới thứ ba 

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, trong các nước thuộc thế giới thứ ba ở châu Á và châu Phi, đại đa số các quốc gia độc lập ở châu Phi đều tuyên bố đi theo chủ nghĩa xã hội, nhưng điều đó đã để lại một đống hỗn loạn. Ví dụ gần đây nhất là Venezuela và Zimbabwe. 

Venezuela từng là quốc gia giàu có nhất châu Mỹ La-tinh, hiện tại quốc gia này kinh tế bất ổn, nạn đói hoành hành, tội phạm tràn lan, bầu không khí tuyệt vọng bao trùm khắp đất nước. Zimbabwe cũng từng là quốc gia giàu có nhất châu Phi, ngày nay quốc gia này đã hoàn toàn rơi vào thảm họa thực sự, lạm phát đã tăng đến mức không thể tưởng tượng. 

Venezuela: Chủ nghĩa xã hội khiến một quốc gia giàu có rơi vào vực thẳm phá sản. 

Venezuela có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú. Vào những năm 70 của thế kỷ 20, Venezuela từng là  quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất và có mức bất bình đẳng thu nhập thấp nhất châu Mỹ Latinh, có GDP bình quân đầu người cao nhất trong khu vực. [29] Nền kinh tế Venezuela lúc đó khá tự do và chính sách di dân hấp dẫn công nhân lành nghề từ Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, cộng thêm chính sách bảo hộ quyền sở hữu, khiến cho quốc gia này từ năm 1940-1970 đạt mức tăng trưởng kinh tế trước nay chưa từng có. [30] 

Năm 1999, tân tổng thống Venezuela sau khi nhậm chức đã tiến hành chủ nghĩa xã hội, thực hiện quốc hữu hoá, cuối cùng làm cho nền kinh tế Venezuela sụp đổ. Vị tổng thống này từng công khai tuyên bố rằng cần tiến hành “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. [31] 

Thực hiện chủ nghĩa xã hội chính là tiến hành trưng thu hoặc quốc hữu hóa rất nhiều doanh nhiệp tư nhân trong các lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, tài chính, công nghiệp nặng, thép, thông tin, truyền thông, năng lượng, giao thông vận tải và du lịch. Quá trình này càng được đẩy mạnh sau khi vị tổng thống này tái đắc cử vào năm 2007. Từ năm 2007-2012, chính phủ đã trưng thu 1147 doanh nghiệp tư nhân, gây thảm họa nghiêm trọng. Các doanh nghiệp sản xuất đóng cửa, thay vào đó là các xí nghiệp quốc doanh năng suất thấp, nhà đầu tư cũng sợ hãi bỏ chạy. Việc nhà nước trưng thu các doanh nghiệp tư nhân đã phá hoại lĩnh vực sản xuất, từ đó khiến cho Venezuela ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu. Thêm vào đó là một loạt các biện pháp can thiệp của chính phủ như khống chế tỷ giá và khống chế giá cả, cuối cùng khi giá dầu đi xuống, khủng hoảng xảy ra là điều không thể tránh khỏi. 

Có người cho rằng nguyên nhân của tấn bi kịch này là do khủng hoảng dầu mỏ, nhưng sự việc lại không đơn giản như vậy. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, có bảy quốc gia khác còn phụ thuộc vào dầu mỏ nhiều hơn Venezuela, nhưng trong giai đoạn từ 2013-2017, bảy quốc gia này đều đạt tăng trưởng kinh tế. [32] 

Căn nguyên của vấn đề chính là chế độ kinh tế chủ nghĩa xã hội: trên cơ bản, chính sách kinh tế của Venezuela phù hợp với 10 yêu cầu mà Marx đã đề xuất cho những quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội tại “Tuyên ngôn đảng cộng sản”. Tình cảnh bi thảm của Venezuela là tai họa kinh tế mà tà linh cộng sản gây ra. 

Zimbabwe: Từ “vựa bánh mì của châu Phi” đến nạn đói tồi tệ 

Sau khi chính thức giành độc lập vào năm 1980, Zimbabwe đã lựa chọn hướng phát triển theo chủ nghĩa xã hội, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Marx-Lenin. Tổng thống đầu tiên của quốc gia này khi còn trẻ cũng là một tín đồ của chủ nghĩa Marx, đội quân du kích của ông từng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mao Trạch Đông và được chính phủ Trung cộng viện trợ vô điều kiện, vì thế quốc gia này có quan hệ mật thiết với Trung cộng. Không giống với các quốc gia khác ở châu Phi mà cũng tuyên bố đi theo chủ nghĩa xã hội, Zimbabwe chưa lập tức tiến hành quốc hữu hóa. 

Sau khi bắt đầu cải cách ruộng đất năm 2000, nền kinh tế Zimbabwe bắt đầu rơi vào tình cảnh khốn cùng. Theo chính sách cải cách đất đai của Zimbabwe, nông trường của người da trắng bị phân phối lại cho những người da đen bản địa không có đất đai và những người có quan hệ chính trị tốt, kế hoạch này đã khiến cho sản xuất của Zimbabwe mau chóng sụt giảm. Ngân hàng trung ương Zimbabwe dự định in thêm tiền để giải quyết khủng hoảng, châm ngòi cho siêu lạm phát bắt đầu. 

Số liệu của Ngân hàng trung ương Zimbabwe cho thấy tháng 6/2008, mức lạm phát của quốc gia này đạt đến 231 triệu %. Đến giữa tháng 11/2008, con số này đã đạt mức cao nhất, sắp sửa vượt qua 80 tỷ %, chính phủ thậm chí còn bỏ qua số liệu thống kê hàng tháng. Một năm sau, tỷ giá Đô la Mỹ và đồng tiền Zimbabwe đạt đến mức 1 USD đổi được 35 nghìn tỷ đồng Zimbabwe, Zimbabwe buộc phải ngừng sử dụng đồng tiền của mình. [34] Năm 2008, quốc gia này xảy ra nạn đói tồi tệ khiến rất nhiều người chết, quốc gia này có 16 triệu dân mà có đến 3,5 triệu người thiếu lương thực. 

Tà linh cộng sản hoành hành trên thế giới, con người ở các quốc gia khác nhau đều có thể nhìn thấy nguy cơ trước mắt và tiềm tàng mà nó mang lại. Những vấn đề mà nó mang tới cho các nước phát triển phương Tây đang triển hiện ra, nó cũng đã tạo ra những hiện thực đau thương cho các nước đang phát triển. Mọi người phải nhớ kỹ: cho dù ma quỷ có mang lại cho con người sự đầy đủ và thoải mái nhất thời về mặt kinh tế hay không thì bản tính của nó sẽ không thay đổi, nó nhất định muốn đưa con người đi đến sự bại hoại của đạo đức và vực thẳm của sinh mệnh.

*********

Tài liệu tham khảo:[1]Karl Marx và Friedrich Engels, “Tuyên ngôn của đảng cộng sản,” tuyển tập Marx/Engels, tập 1 (Moscow: nộp lưu chiểu, 1969), 98-137.

[2]Max Galka, “The History of U.S. Government Spending, Revenue, and Debt (1790-2015),/ Lịch sử chi tiêu, thu nhập và nợ của chính phủ Mỹ (1790-2015)

Metrocosm, 16-2-2016, http://metrocosm.com/history-of-us-taxes/.

[3] Báo cáo của OCED: “OECD Tax Rates on Labour Income Continued Decreasing Slowly in 2016/Mức thuế thu nhập của OECD tiếp tục giảm chậm trong năm 2016”

http://www.oecd.org/newsroom/oecd-tax-rates-on-labour-income-continued-decreasing-slowly-in-2016.htm.

[4]Kenneth Scheve và David Stasavage, Taxing the Rich: A History of Fiscal Fairness in the United States and Europe (Kindle Locations 930-931)/ Đánh thuế người giàu: Lịch sử về tính công bằng tài chính ở Hoa Kỳ và Châu Âu (Princeton: Princeton University Press, Kindle Edition).

[5]Rachel Sheffield và Robert Rector,  “The War on Poverty after 50 Years/Cuộc chiến chống đói nghèo sau 50 năm,” Báo cáo của Heritage Foundation, 15-9-2014, https://www.heritage.org/poverty-and-inequality/report/the-war-poverty-after-50-years.

[6] Như trên。

[7]Nima Sanandaji, Scandinavian Unexceptionalism: Culture, Markets, and the Failure of Third-Way Socialism/ Văn hóa, thị trường và thất bại của chủ nghĩa xã hội thứ ba (London: Institute for Economic Affairs, 2015), 132.

[8]Alexis de Tocqueville, Memoir on Pauperism, trans. Seymour Drescher (Lancing, West Sussex, UK: Hartington Fine Arts Ltd, 1997).

[9]Alexis de Tocqueville, Memoir on Pauperism, trans. Seymour Drescher (Lancing, West Sussex, UK: Hartington Fine Arts Ltd, 1997).

[10] “A National Sport No More,” The Economist, November 3rd, 2012, https://www.economist.com/europe/2012/11/03/a-national-sport-no-more.

[11]Martin Halla, Mario Lackner và Friedrich G. Schneider,  “An Empirical Analysis of the Dynamics of the Welfare State: The Case of Benefit Morale/Một phân tích thực nghiệm về động lực của phúc lợi quốc gia: Trường hợp của tinh thần lợi ích,” Kyklos, 63:1 (2010), 55-74.

[12]Nicholas Kristof,  “Profiting from a Child”s Illiteracy/Lợi ích từ trẻ em mù chữ,” New York Times, December 7, 2012, https://www.nytimes.com/2012/12/09/opinion/sunday/kristof-profiting-from-a-childs-illiteracy.html.

[13]Như trên.

[14]Alexis de Tocqueville, Memoir on Pauperism, trans. Seymour Drescher (Lancing, West Sussex, UK: Hartington Fine Arts Ltd, 1997).

[15]Nicholas Kristof,  “Profiting from a Child”s Illiteracy/Lợi ích từ trẻ em mù chữ,” New York Times, December 7, 2012, https://www.nytimes.com/2012/12/09/opinion/sunday/kristof-profiting-from-a-childs-illiteracy.html.

[16]Robert Rector,  “The War on Poverty: 50 Years of Failure, Cuộc chiến chống đói nghèo sau 50 năm” Báo cáo Heritage Foundation, 23/9/2014, https://www.heritage.org/marriage-and-family/commentary/the-war-poverty-50-years-failure.

[17]U.S. Census Bureau,  “Annual Social and Economic Supplements, Current Population Survey, ”, 1960 to 2016/Phụ lục kinh tế và xã hội hàng năm, “Khảo sát dân số hiện tại, từ năm 1960 đến 2016.

[18]Niskanen, A., “Welfare and the Culture of Poverty/ Phúc lợi và Văn hóa đói nghèo” The Cato Journal, 16:1(1996),

https://object.cato.org/sites/cato.org/files/serials/files/cato-journal/1996/5/cj16n1-1.pdf.

[19]Walter E. Williams,  “The True Black Tragedy: Illegitimacy Rate of Nearly 75%/Bi kịch thực sự đen tối: Tỷ lệ tội phạm gần 75%,” cnsnews.com, May 19, 2015, https://www.cnsnews.com/commentary/walter-e-williams/true-black-tragedy-illegitimacy-rate-nearly-75.

[20]  “OECD Data, https://data.oecd.org/gga/general-government-debt.htm.

[21]Thomas Winslow Hazlett,  “Looking for Results: An Interview with Ronald Coase,/ Tìm kiếm kết quả: Một cuộc phỏng vấn với Ronald Coase” Reason, (January 1997), https://reason.com/archives/1997/01/01/looking-for-results.

[22]F. A. Hayek, The Road to Serfdom (London: Routledge Press, 1944).

[23]Direct Investment Position of the United States in China from 2000 to 2016/ Vị trí đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Trung Quốc từ năm 2000 đến năm 2016, Statistica.com, https://www.statista.com/statistics/188629/united-states-direct-investments-in-china-since-2000/.

[24] Bộ Thương mại Trung Quốc, 〈báo cáo đầu tư ngoại thương Trung Quốc năm 2016〉, 《tình hình chung về đầu tư trực tiếp ngoại thương tại Trung Quốc những năm qua》, http://images.mofcom.gov.cn/wzs/201612/20161230131233768.pdf.

[25]Liz Peek,  “Finally, a President Willing to Combat Chinese Theft/ Cuối cùng cũng có một Tổng thống sẵn sàng chiến đấu chống tội phạm của Trung Quốc” The Hill, 26/3/2018, http://thehill.com/opinion/finance/380252-finally-a-president-willing-to-combat-chinese-theft.

[26]The Commission on the Theft of American Intellectual Property (IP), Update to the IP Commission Report/ Ủy ban về trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ Cập nhật lên Báo cáo Ủy ban IP 2017, http://www.ipcommission.org/report/IP_Commission_Report_Update_2017.pdf.

[27]Chris Strohm,  “No Sign China Has Stopped Hacking U.S. Companies, Official Says,/Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc ngừng các hoạt động hacking các công ty của Mỹ” Bloomberg News, 18/11/2015, https://www.bloomberg.com/news/articles/2015-11-18/no-sign-china-has-stopped-hacking-u-s-companies-official-says.

[28]Kurt Biray,  “Communist Nostalgia in Eastern Europe: Longing for the Past/ Cộng sản Nostalgia ở Đông Âu: Khao khát quá khứ” 10/11/2015, https://www.opendemocracy.net/can-europe-make-it/kurt-biray/communist-nostalgia-in-eastern-europe-longing-for-past.

[29]John Polga-Hecimovich,  “The Roots of Venezuela”s Failing State/ Gốc rễ thất bại của Venezuela,” Origins, 10:9 (7/2017), http://origins.osu.edu/article/roots-venezuelas-failing-state.

[30]José Niño,  “Venezuela Before Chavez: A Prelude to Socialist Failure,” Mises Wire, May 04, 2017, https://mises.org/wire/venezuela-chavez-prelude-socialist-failure.

[31]John Bissett,  “Hugo Chavez: Revolutionary Socialist or Leftwing Reformist?/ Hugo Chavez: Nhà cách mạng xã hội hay nhà cải cách cánh tả?” Socialist Standard No. 1366 (6/2018) https://www.worldsocialism.org/spgb/hugo-chavez-revolutionary-socialist-or-leftwing-reformist.

[32]Julian Adorney,  “Socialism Set Fire to Venezuela”s Oil Crisis/ Chủ nghĩa xã hội châm ngòi cho cuộc khủng hoảng dầu mỏ của Venezuela,” Real Clear World, 29/8/2017, https://www.realclearworld.com/articles/2017/08/29/socialism_set_fire_to_venezuelas_oil_crisis_112520.html.

[33]José Niño,  “John Oliver is Wrong About Venezuela – It”s a Socialist Country/ John Oliver là sai về Venezuela – Đó là một quốc gia chủ nghĩa xã hội,”  Mises Wire 30/5/2018, https://mises.org/wire/john-oliver-wrong-about-venezuela-—-its-socialist-country.

[34]〈10 con số khiến bạn nhận ra: điều gì đang sảy ra với Zimbabwe〉, BBC tiếng trung, 22/11/2017,http://www.bbc.com/zhongwen/trad/world-42077093

Bản tiếng Hán: http://www.epochtimes.com/gb/18/6/5/n10457370.htm

Bản tiếng Anh: https://www.theepochtimes.com/chapter-nine-the-communist-economic-trap-part-i_2596547.html

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

 

Ngày đăng: 4-09-2019