Chương 5: Tà linh soán vị, văn hóa tiêu vong (Phần thượng)
Mục lục:
1. Đổi trắng thay đen, soán đoạt Thần vị
1) Trung Cộng soán đoạt Thần vị
2) Phá hủy văn hóa Trung Hoa thông thiên
3) Phương thức sinh hoạt “Kính Thần tế Trời” bị diệt trừ
4) Thành lập trường ma giáo của văn hóa đảng
2. Văn tự ngôn ngữ Thần truyền và chữ Hán bị hủy hoại
1) Văn tự Thần truyền ẩn chứa thiên cơ
2) Ngôn ngữ Trung Hoa, tràn ngập Thần tính
(1) Văn hóa
(2) Văn minh
3) Trung Cộng phá hủy văn tự Thần truyền
3. Sự phá hủy văn hóa tu luyện của Trung Cộng
1) Văn hóa tu luyện trong văn hóa truyền thống
2) Trung Cộng phá hủy văn hóa tu luyện như thế nào
* * * ** * * *
Để cuối cùng cứu độ các chúng sinh, Sáng Thế Chủ đã đích thân đặt định ra nền văn hóa truyền thống Trung Hoa thông thiên ở Trung Quốc, đã an bài một cách hệ thống các nhân tố thông thiên (Thần) của đủ loại lĩnh vực trong văn hóa truyền thống. Phá hủy nền văn hóa này cũng chính là cắt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần. “Văn hóa” của người Trung Quốc ngày nay so với văn hóa truyền thống của tổ tông đã là khác biệt “một trời một vực”. Tà linh đã gian xảo hoán đổi toàn bộ văn hóa truyền thống Trung Hoa thành hệ thống tư tưởng thuyết vô Thần, khiến văn hóa của con người bị mất đi cái gốc, những giá trị truyền thống đã không còn tồn tại, các nhân tố tương thông với Thần đã bị phá hoại. Hủy diệt nền văn hóa này, chính là có thể trực tiếp hủy diệt con người.
Cuốn sách này đã vạch trần việc hồng ma cộng sản “giết” người ở phương diện vật chất và “lừa gạt” con người ở phương diện tư tưởng. Nội dung của chương này vạch trần việc Đảng cộng sản đảo lộn và hủy diệt hoàn toàn văn hóa truyền thống Trung Hoa ở phạm vi lớn hơn, vượt qua phạm vi mà con người có thể nhìn thấy được.
1. Đổi trắng thay đen, soán đoạt Thần vị
1) Trung Cộng soán đoạt Thần vị
Thần phỏng theo hình dạng của mình mà tạo ra con người, do đó mỗi người đều có Thần tính, biểu hiện cụ thể là con người có tâm cầu Chân, hướng Thiện, có nhu cầu thăng hoa sinh mệnh, có khát vọng được trở về quê hương Thiên quốc. Tương ứng với điều này, trong kết cấu của mỗi một nền văn hóa đều có một vị trí tối cao vô thượng, có dân tộc gọi là “Đạo”, có dân tộc gọi là “Thần”, chúng ta gọi vị trí này là “Thần vị”.
Trung Cộng sau khi cướp chính quyền ở nhân gian đã dùng bạo lực phá hủy văn vật Trung Hoa. Nhưng, Thần vị của văn hóa Trung Hoa không chỉ là kết cấu mà Thần đặt định ra, còn là nội hàm Thần truyền cấp cho con người khi Thần tạo ra con người. Muốn lấy đi loại an bài thông thiên này là việc vô cùng không dễ dàng. Đảng cộng sản trong một thời kỳ dài thực hiện hoạt động “bài Thần”, linh thể tà ác hay còn gọi là “tà linh cộng sản” do hận và vật chất bại hoại trong vũ trụ cấu thành đã lén lút bám lên “Thần vị” bị phá bỏ và để trống trong kết cấu văn hóa Trung Hoa và nhân tâm, rồi mũ mạo đường hoàng mà giả mạo là “Chính Thần” đến.
Ở trên “Thần vị” này, Đảng cộng sản trở thành người đặt định ra “chân lý” và “đạo đức”. Nó thi hành thuyết vô Thần, ép buộc mọi người quên đi Thần của mình, khiến người ta cho rằng bản thân mình không có gốc, chỉ có đời này kiếp này, sau khi chết đi là hết. Đảng cộng sản khiến con người không còn xem sinh mệnh luân hồi chuyển kiếp của mình là sinh mệnh chân chính, không thừa nhận mối liên hệ sâu xa với Thần. Ở thời điểm Thần còn chưa buông bỏ con người, Đảng cộng sản liền cưỡng ép, dụ dỗ con người bài xích Thần trước, nhân loại vì thế mà bị đẩy về phía giáp ranh với hủy diệt. Âm mưu thiên đại này thực sự là tà ác đến tột cùng.
Đảng cộng sản tuyên dương “thuyết vô Thần”, không chỉ muốn phủ nhận việc sinh mệnh của con người bắt nguồn từ Thần mà còn có một tầng hàm nghĩa là muốn che giấu bản chất thực sự của bản thân nó không phải là Thần mà là “tà linh”. Cụ thể mà nói là có hai phương diện:
Thứ nhất, con người nếu tin tưởng có Thần thì sẽ tin tưởng có ma. Trong bất kỳ một tôn giáo nào đều có “Thượng đế – Ma vương” và “Phật – ma” đối lập nhau mà xuất hiện. Bởi vì khi Thần độ nhân nhất định sẽ bảo cho con người biết: Con người sẽ ở trong tín ngưỡng mà gặp phải ma nạn, những ma nạn này rất nhiều đều là mê hoặc dụ dỗ của ma. Vì vậy, Đảng cộng sản sẽ nói với con người rằng “không có Thần”, như thế cũng tương đương bảo con người rằng “không có ma”, từ đó mà che giấu được chân tướng nó là ma.
Thứ hai, khi con người không tin Thần, con người sẽ từ bỏ sự cứu vớt của Thần. Như vậy, cho dù Thần có muốn cứu con người, con người cũng không tiếp nhận, cuối cùng Thần bắt buộc phải từ bỏ con người. Lúc ấy, con người tự nhiên sẽ rơi vào bàn tay của ma.
Sau Cách mạng Văn hóa, khi người Trung Quốc nghĩ lại lịch sử, cũng nhận thức được rằng những người đứng đầu Trung Cộng được tâng bốc lên đến Thần đàn (đàn tế Thần). Đây là loại nhận thức hết sức bề mặt – vì sao đảng có thể đặt người đứng đầu lên đến “Thần đàn”? Thực chất của hiện tượng này là: Tà linh cộng sản soán đoạt vị trí vốn thuộc về Thần trong văn hóa Trung Hoa, trong tâm người Trung Quốc.
Một dân tộc chịu vô số thống khổ trên thế gian, hoàn toàn là bởi vì đã sớm rời bỏ Thần của mình. Không có sự bảo hộ của Thần thì khổ nạn sẽ bám theo như hình bóng, tương lai là một mảng đen tối.
Một người bị tà linh phụ thể lên thì thống khổ đến cực điểm; một quốc gia bị tà linh phụ thể lên thì quyền làm chủ quốc gia đó đã nằm trong tay tà linh, nếu đại não của dân tộc bị tà linh nắm giữ thì dân tộc này nhất định sẽ muôn đời muôn kiếp không hồi phục lại được. Ngay cả những thủ lĩnh của tà đảng cũng chạy không thoát khỏi kết cục bi thảm giống như những người khác. Bởi vậy, nhận rõ tà linh, vứt bỏ tà linh là sứ mệnh chung của nhân loại.
2) Hủy diệt văn hóa Trung Hoa thông thiên
Văn hóa Trung Hoa từ khi bắt đầu đã ẩn chứa chân cơ thông thiên, vì để thế nhân tương lai được cứu có thể minh bạch khai thị của Thần mà đã tiến hành an bài chu toàn. “Phục Hy Thị ngẩng lên quan sát thiên tượng, cúi xuống quan sát pháp địa”… (Thế kỷ Đế Vương), theo như ghi chép Phục Hy Thị sáng tạo ra chữ viết (văn tự thượng cổ) và Bát Quái. 5.000 năm lịch sử các triều đại, Thần dẫn dắt dân tộc Trung Hoa, không ngừng gây dựng nội hàm phong phú, bác đại tinh thâm của văn hóa Trung Hoa, thể hiện trọn vẹn sự chiếu cố và bảo hộ của Thần.
Con người là con dân của Thần, tạo hóa của Thần. Một mặt, hình tượng bên ngoài, bản tính bên trong của con người là do Thần chiểu theo đặc điểm của mình tạo ra. Giá trị nhân luân có nguồn gốc từ Thần, con người phải tu đức kính Trời, thuận theo Thiên ý mà hành để báo đáp ân huệ của Trời. Một mặt khác, nhân thể là một tiểu vũ trụ, trong “Hoàng đế nội kinh” đã lấy ngũ tạng làm năm hệ thống trung tâm lớn mà trình bày và phân tích [thế giới] trong cơ thể người, thông qua ngũ hành và vũ trụ đối ứng ở các phương các diện thế giới bên ngoài, tức là “con người phù hợp với Thiên đạo”. Con người tu luyện thuận theo Thiên đạo có thể dưỡng sinh, thậm chí đắc Đạo trở về với Thiên quốc của Thần. Đây là văn hóa tu luyện xuyên suốt văn minh Trung Hoa.
Mỗi một phương diện của văn hóa truyền thống Trung Hoa đều liên thông với Trời, nhân thể, âm dương, ngũ hành, Bát Quái, thái cực, hà đồ, lạc thư, trung y, văn tự, âm nhạc… đều đối ứng với [những gì] cấu thành toàn phương vị của vũ trụ, con người gọi là “toàn tức” (toàn bộ thông tin – holographic). Người hiểu biết có thể xem mà hiểu các mối liên hệ ở bên trong, trong đó có phạm vi vũ trụ, có thiên tượng, có âm dương, có hết cơn bĩ cực đến hồi thái lai, có thiện ác, ma muốn làm loạn, ác vận giáng xuống, Thần muốn cứu con người, con người phải lựa chọn…
Hồng ma Cộng sản trong quá trình phá hủy văn hóa truyền thống cũng khai đao ngay trên thân người, từng đao từng đao chặt đứt mối liên hệ giữa tâm linh, cuộc sống, tri thức của con người với Thần, khiến con người hỗn loạn mê mờ, không muốn xem hiểu, thậm chí muốn cũng không liễu giải được nội hàm của văn hóa thông thiên. Mục đích và thủ pháp của hồng ma đều là chặt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần. Nếu con người không còn cách nào liễu giải được nội hàm của văn hóa truyền thống thì sẽ đánh mất tiêu chuẩn đạo đức, hành vi của nhân loại sẽ biến dị trượt dốc, cho đến lúc bị đào thải, đây chính là cách mà hồng ma dùng để đạt được mục đích cuối cùng của nó.
3) Phương thức sinh hoạt “Kính Thần tế Trời” bị diệt trừ
Sau khi tà linh Cộng sản cướp đoạt thần vị, đã an bài lại mới toàn bộ nội dung và lối sống của con người.
Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, cúng tế kính Thần là việc đại sự hàng đầu của quốc gia, tính trọng yếu của việc này được xếp ở vị trí trước cả việc quân sự. Kính Thần là hiện tượng văn hóa và hiện thực cuộc sống nổi bật nhất, tối trọng yếu trong truyền thống Trung Hoa mấy nghìn năm.
Đối với người Trung Quốc mà nói, Thần là không chỗ nào không tồn tại, từ sinh lão bệnh tử, nhân duyên vợ chồng, sinh con đẻ cái, con đường học tập làm quan, phúc lộc vận thế, thành bại cát hung của mọi sự đều là Thần linh ở các tầng khác nhau an bài ra. Cho nên mới nói rằng “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Ở trên chư Thần là “Thượng Thiên”, “Thiên đế”, “Thượng đế”. Vào thời Trung Quốc cổ đại, “Thiên đế” là chỉ “Thần tối cao” của vũ trụ, tức là “Sáng Thế Chủ” mà không phải là chỉ chúng Thần nói chung.
Cho nên, văn hóa truyền thống từ xưa tới nay đều coi trọng việc kính Thần lễ Phật, con người nhất định phải kính Thần tế Trời và câu thông với Thần, tu đức để thuận theo Thiên ý, cầu Thần bảo hộ phúc trạch, đây là lối sống của dân tộc Trung Hoa.
Trong xã hội truyền thống, người ta tin tưởng luân lý xã hội cơ bản, giá trị quan là Thượng Thiên quy định cho con người, gọi là “Lương tâm Thiên lý”. Làm việc xấu cho dù không ai nhìn thấy, nhưng “ông Trời có mắt” nhìn thấy rõ. Thiện ác có báo là kiến thức căn bản, người làm việc xấu đến cùng tận, ví như sữa bột có chất độc, dầu ăn lọc từ nước cống, thấy chết không cứu… của ngày hôm nay bị mắng là “đồ Trời diệt”, không chỉ bản thân bị Thượng Thiên trừng phạt mà còn mang họa cho tổ tiên, con cháu.
Người Trung Quốc tin rằng, Thần dùng Thiên lý vĩnh hằng để suy xét hết thảy mọi việc ở nhân gian. Loại thiên lý bất biến này đặt định ra giá trị quan đạo đức căn bản giữ cho xã hội vận hành ổn định.
Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, các đế vương được hậu nhân kính ngưỡng như Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu Đế, Thuấn Đế cùng với Hạ Vũ đều đến núi Thái Sơn cử hành lễ tế Trời, tế Đất, gọi là “Phong thiện”. “Thiên Đàn” được xây dựng vào năm Vĩnh Lạc thứ 18, triều Minh là nơi tế Trời của hai triều đại Minh và Thanh, diện tích gấp 4 lần diện tích Tử Cấm Thành (Cố Cung), là công trình kiến trúc dùng để tế lễ rộng nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Trước khi Trung Cộng thành lập chính quyền, chùa chiền, đạo quán, lễ đường, Phật đường được xây dựng khắp nơi ở Trung Quốc. Đi vào chùa, ngoài tượng Thần Phật từ bi ra còn có Kim Cương, Phán Quan uy nghiêm,… không khí trang nghiêm cùng với lời cảnh tỉnh thế nhân nổi bật, tự nhiên làm cho con người cảm thấy tôn kính sâu sắc.
Tà linh Cộng sản đã đập nát những ngôi chùa và tượng Phật có thể giúp con người kết nối với Thần trong cuộc sống hàng ngày, cũng thông qua lừa gạt tẩy não làm cho người Trung Quốc hoàn toàn thoát ly khỏi lối sống truyền thống. Văn hóa đảng dùng hai từ “mê tín” để cắt đứt mọi thứ có nội dung liên quan đến Thần trong cuộc sống của con người. Nội hàm khái niệm về “Thần” ngày nay đã bị xóa sạch trong cuộc sống thường ngày của người Trung Quốc. Thành kính và khiêm tốn của việc lễ Thần đã bị đổi thành lời thề máu vì tà linh vốn soán đoạt Thần vị mà “phấn đấu hết đời” để vào đảng, đoàn, đội, ngay cả chết đi cũng bị đổi thành đi gặp Marx – u linh đến từ phương Tây, tín đồ tà giáo. Con người chưa từng nghĩ rằng, việc phấn đấu cả đời vì tà giáo cộng sản chính là quay lưng lại với Thần, là vì tà linh vốn đã soán đoạt thần vị mà đầu rơi máu chảy.
Đảng làm cho cuộc sống hiện thực của con người hoàn toàn tách rời khỏi Thần. Trung Cộng biến “Thần” thành một khái niệm trống rỗng trong tâm con người. Khi “Thần” trở thành một khái niệm trừu tượng đơn giản thì tức là đã làm mất đi mối liên hệ với cuộc sống hàng ngày của con người. Con người ngày nay có lẽ chỉ biết cầu Thần để sinh con trai, phát tài, thăng quan, lên lớp, mà không biết rằng thứ mà họ cầu được thường thường đều là cáo chồn quỷ rắn. Thần muốn cứu con người, nhưng con người đã không nhận ra Thần lại đi cầu bái ma quỷ, thì chẳng phải nguy rồi sao?
4) Lập nên trường ma giáo của văn hóa đảng
Nếu chỉ cướp sạch hết thảy những gì Thần tạo ra cho con người, tà linh cộng sản vẫn không thỏa mãn. Để thực hiện mục đích cuối cùng, nó đồng thời thành lập trường ma giáo văn hóa đảng thật lớn ở nhân gian, khiến cho con người “tự nhiên” sinh sống ở trong nó mà hoàn toàn không cảm nhận thấy. Đảng bắt đầu bằng cách dùng bạo lực giết chóc để cưỡng ép con người sống trong nó, rồi đến dùng đại lừa gạt khiến con người quen sống trong nó, cho đến khi con người cho rằng thế giới chính là được cấu tạo như thế, tự giác tuân theo các phép tắc và giới hạn của trường vật chất này, nghĩ điều Đảng cộng sản nghĩ, nói điều Đảng cộng sản nói. Đảng nói “không có Đảng cộng sản thì Trung Quốc không có tương lai”, người ta liền nghĩ “nếu ly khai khỏi Đảng cộng sản thì ai có thể lãnh đạo đất nước chúng ta”, đảng nói “phản đảng chính là phản Trung Hoa”, người ta liền lẫn lộn giữa đảng và Trung Hoa.
Ở trong cái đất nước bị đánh đồng với đảng này, người dân không có tự do tín ngưỡng, không thể tự chủ lựa chọn tín ngưỡng. Con người không tin tưởng có Thần, không biết bản thân có quyền tin Thần, thủ đoạn tà ác của Đảng cộng sản đã thành công.
Người có tín ngưỡng đều biết Thần độ nhân, đều có thế giới Thiên quốc đối ứng. Đảng cũng bắt chước tạo ra cho người Trung Quốc một phạm vi sinh sống văn hóa đảng, một hoàn cảnh vật chất ở thế gian bị phong bế không có Thiên thượng.
Văn hóa đảng có một bộ chuẩn tắc sinh hoạt, còn có một bộ hệ thống ngôn ngữ, bao hàm toàn bộ nội dung cuộc sống của Trung Quốc. Trong đó có định nghĩa lại mới về “Thiên đường”, có hệ thống lý luận bôi nhọ, phủ định Thần, có điều lệ ma giáo của đảng, có quy định và tổ chức sinh hoạt của ma giáo đảng, có cương lĩnh hành động để thực hiện mục đích của tà linh, có “cách mệnh” chỉ đạo tư tưởng, có đường lối cán bộ và đường lối tổ chức của ma giáo đảng, có danh xưng của những người dạy ma giáo của đảng, có tiến hành và phát động “vận động”, có trình tự thao tác trị người, có tiêu chuẩn trái đạo đức để xét duyệt thăng chức, có chế độ thưởng phạt đi ngược lại với Thiên lý lương tâm, có huấn luyện trị người hại người, có cơ chế tẩy não, có cơ cấu xuất bản oai lý tà thuyết, có hệ thống truyền thông mà ngoài ngày tháng ra thì không có lời nào thật, có nền nghệ thuật mà đóng vai người tốt thì không giống, mà diễn vai người xấu thì không cần đóng giả… những kiểu như thế này đều có đủ.
Lời nói dối nếu đảng lặp lại 100 lần, thì trở thành chân lý và mục tiêu tiến lên. Cuồng vọng muốn chinh phục thế giới của đảng trở thành niềm kiêu hãnh của người dân. Đảng cho mọi người một chút “no đủ” muộn màng nhưng cũng không hẳn hoi, mọi người cảm thấy mỹ mãn, giống như từ chỗ không có gì đến có chút của cải trong tay. Nhưng đừng kinh ngạc nếu như đảng tặng cho mọi người một chút tiền lương, in ra tờ tiền trị giá 1.000 tệ nhưng ngày mai lại làm chất lượng sống của người dân giảm xuống. Từ trước đến nay thủ đoạn của đảng là đa dạng, sáng nắng chiều mưa, nhưng bản chất của đảng thì không thay đổi, và cũng sẽ không thay đổi.
Trong văn hóa đảng còn có “sợ hãi”. Đảng cũng biết bản thân nó quá xấu, hiện tại cũng không cấm được người ta chửi mắng đảng. Được rồi, vậy thì cứ để người ta mắng chửi một chút đi. Nếu như dám can đảm phê bình thực sự, thì luật sư duy trì chính nghĩa Cao Trí Thịnh… chính là “tấm gương”. Trong hoàn cảnh thả lỏng có mức độ của Trung Cộng, một khi chạm đến ranh giới đảng không cho phép thì sẽ bị tra tấn cực hình trong nhà ngục. Người ta không dám đụng vào dây thần kinh mẫn cảm của đảng, không dám thách thức cái giới hạn mong manh của đảng, bởi vì sợ hãi kỳ thực đã ở mức không chỗ nào không tồn tại. Ngay cả khi đến nước ngoài sinh sống, nỗi sợ hãi cũng theo người không buông bỏ được, đóng cửa lại, trốn ở trong nhà vệ sinh cũng không nhất định dám mắng chửi đảng. Đây thực sự là một trường vật chất văn hóa đảng rất khó thoát khỏi, thậm chí có thể “siêu việt giới hạn thời không”, đi đâu mang theo đó.
2. Văn tự ngôn ngữ Thần truyền và chữ Hán bị hủy hoại
1) Văn tự Thần truyền ẩn chứa thiên cơ
Ngôn ngữ và văn tự là bộ phận tổ thành quan trọng của văn hóa truyền thống Trung Hoa. Nó không giống với bất kỳ loại ngôn ngữ và văn tự nào trên thế giới, chữ Hán rất giống với văn tự của Thiên Thượng, chỉ là nét bút không giống, cách phát âm của chữ Hán cũng có mối quan hệ liên đới với vũ trụ.
Cổ thánh vương Phục Hy ngẩng lên nhìn thiên tượng, cúi xuống quan sát địa lý, quan sát tiếng của chim muông thú vật, gần quan sát bản thân, xa quan sát vạn vật, sáng tạo ra chữ viết [thượng cổ] và Bát Quái, dùng để câu thông với Thần và cũng để trình bày tình trạng của vạn vật thiên địa. Trong “Kinh Dịch. Hệ từ thượng” có ghi: “Bát Quái tạo thành hậu, lưỡng lưỡng giao điệp, thành vi lục thập tứ tượng nhi thành dịch, thiên hạ vạn sự đô bao la tiến khứ liễu, một hữu di lậu” (Tạm dịch: Sau khi Bát Quái được hình thành, các vạch đan xen tạo thành 64 tượng , từ đó mà hình thành Kinh Dịch, vạn vật trong thiên hạ đều bao gồm trong đó, không gì là bỏ sót). Người đời sau có thể thông qua 64 tượng của Kinh Dịch để liễu giải Thiên ý. Văn hóa Trung Hoa từ lúc sáng lập chính là có hàm ý thâm sâu, trực tiếp liên thông với Trời, phản ánh toàn diện chân tướng của trời đất vũ trụ, cũng là “toàn tức” (toàn bộ thông tin) vậy. Kinh Dịch vốn không có văn tự, được người đời sau gọi là Thiên thư không chữ.
Cũng vậy, Thần lưu cấp cho con người văn tự để ghi chép và sử dụng tiện lợi, nguyên nhân chính là vì Bát Quái và chữ Hán đều phản ánh “toàn tức” của bản chất vạn vật thiên địa nên người ta cũng có thể thông qua đoán chữ mà liễu giải Thiên ý. Thời đại Hoàng Đế, Thần Thương Hiệt tham chiếu theo Bát Quái của Phục Hy mà sáng tạo ra chữ Hán. Từ khi Thương Hiệt “Biết tận cùng sự biến hóa của trời đất, ngắm xem cái thế viên khúc của sao khuê, quan sát hoa văn rùa, chim muông, núi sông, nắm rõ như lòng bàn tay, rồi sáng tạo ra chữ viết” (Trích “Xuân Thu nguyên mệnh bao”), có thể thấy, chữ Hán và Bát Quái có cùng nguồn gốc, cơ lý cũng đều thông thiên. Người Trung Quốc dựa vào quan sát Thiên tượng liễu giải Thiên ý, thuận theo Thiên đạo, biến hóa của Thiên thời và Thiên tượng; thi hành và học tập nhân văn, giáo hóa thành tựu chúng sinh trong thiên hạ, không ngừng đặt nền tảng và xây dựng văn hóa các triều các thời đại, hình thành nên văn hóa truyền thống 5.000 năm Trung Hoa.
Văn minh Trung Hoa là tạo hóa của Thần, là “tương cảm tương thông” với Thần, nội hàm bác đại huyền diệu thâm sâu. Chữ Hán là công cụ ghi chép và truyền tải văn hóa Thần truyền Trung Hoa. Nội hàm của nó nhất định phải bác đại đến mức đủ để tải được hệ thống văn hóa Thần truyền cao thâm rộng lớn như vậy, hơn nữa còn không có một chút thiếu sót nào. Ở phương Đông và phương Tây đều có người nói, văn tự cổ của Trung Quốc giống như “Thiên thư”. Đây là bởi vì văn tự cổ Trung Quốc đích thực có hàm chứa thiên cơ, ẩn chứa đạo của thiên địa vạn vật.
2) Ngôn ngữ Trung Hoa, tràn ngập Thần tính
Ngôn ngữ trong văn hóa truyền thống Trung Hoa và ngôn ngữ bị Đảng thoại của Đảng Cộng sản và các loại tư tưởng hiện đại làm biến dị là hoàn toàn bất đồng, chỉ cần so sánh sự liễu giải khác nhau về chữ “Thần” trong “Khang Hy tự điển” và “Tân Hoa tự điển” là có thể nhìn ra điểm này một cách rõ ràng.
Khang Hy tự điển: “Thần” (神)
[Thuyết văn] cũng là Thiên Thần, là người dẫn xuất ra vạn vật.
[Từ viết] Thần cũng tức là dẫn, Thiên Chủ giáng xuống khí, dùng để cảm vạn vật, cho nên nói dẫn xuất vạn vật. [Hoàng Cực kinh thế] viết: Thần của Trời nằm ở mặt trời, Thần của con người nằm ở con mắt. Cũng gọi là Thần minh…
Tân Hoa tự điển giải thích: “Thần” (神) được những người mê tín gọi là Đấng sáng tạo ra trời đất vạn vật và tinh linh của người sùng bái sau khi chết đi: Thần Tiên, Thần Quái, Thần Chủ, Thần Xã, Thần Nông, Thần Phủ, Thần Quyền, Quỷ khiến Thần xui” .
Hai từ “văn hóa” và “văn minh” trong văn hóa truyền thống cũng được giải thích khác “một trời một vực” với cách giải thích trong từ điển Trung Cộng.
(1) Văn hóa
“Văn” trong văn hóa Trung Quốc do Thánh vương diễn hóa “Thiên văn” (Thiên tượng) mà thành “Nhân văn”. “Hóa” trong văn hóa Trung Hoa là chỉ thánh chủ giáo hóa muôn dân.
Tân Hoa tự điển: Hóa (化) | Khang Hy tự điển: Hóa (化) |
Tính chất hoặc hình thái thay đổi: Biến hóa. Dùng sau danh từ hoặc hình dung từ, biểu thị sự chuyển biến thành một loại tính chất hoặc trạng thái nào đó: sửu hóa, xanh hóa.
Tập tục, nếp sống: Hữu thương phong hóa (Nảy sinh suy nghĩ bại hoại thuần phong) |
[Thuyết văn] hóa, cũng là giáo, dạy dỗ
[Lão Tử. Đạo đức kinh] Ngã vô vi nhi dân tự hóa. (Ta vô vi mà dân tự hóa) Dùng đức mà giáo hóa dân gọi là hóa. [Vận hội] Trời đất âm dương vận hành, tự có mà không, tự không mà có, vạn vật sinh sôi tức là hóa. |
Từ so sánh này có thể nhìn thấy chữ “hóa” truyền thống và chữ “hóa” hiện tại không chỉ cao thấp bất đồng, mà quả thực là khác nhau “một trời một vực”. Trong văn hóa Trung Hoa, nghĩa gốc của chữ “hóa”, được hiểu là vạn vật sinh sôi là hóa, hóa sinh vạn vật. Đây là thần tích và chân cơ mà văn hóa Trung Hoa hàm chứa. Nhưng hồng ma cộng sản đè nén không gian tư tưởng của con người, khiến nó trở nên hạn hẹp, cũng là làm cho con người thoát ly khỏi thiên cơ Thần truyền trong văn hóa.
Chữ “hóa” truyền thống ở tầng thứ con người còn có nghĩa là “giáo hóa”, bậc thánh nhân dùng đức để hóa dân cũng được gọi là hóa. Trong lịch sử 5.000 năm, khi mỗi một hiện tượng văn hóa được tạo thành, Thần đều phải an bài thiên tượng, đều phải đích thân hạ thế bài xếp, dẫn dắt một thế hệ hoặc mấy thế hệ diễn dịch trong thực tiễn, dạy con người hiểu được cái ý bên trong, biết trân trọng, tuân theo, biết tôn kính giữ gìn, khiến nó trở thành đặc tính và phẩm cách của dân tộc Trung Hoa. Đây chính là “hiếu thảo cảm động trời đất” của Thuấn đế mà mọi người thường đàm luận hay chữ “nghĩa” mà các anh tài trong Tam Quốc diễn dịch ra, cho đến chữ “Trung” mà Nhạc Phi và Dương Lục Lang nhà Tống lưu lại cho dân tộc Trung Hoa…
(2) Văn minh
“Minh” trong văn minh Trung Hoa: Chiếu sáng bốn phương
Tân Hoa tự điển: Minh (明) | Khang Hy tự điển: Minh (明) |
Minh (明) – Sáng, tương phản với tối: sáng ngời, sáng sủa | [Thuyết văn] Minh cũng là chiếu
[Sơ] Chiếu rọi đến bốn phương gọi là minh |
Nghĩa gốc “chiếu sáng bốn phương” hàm chứa trong chữ “minh” hoàn toàn bị Trung Cộng che giấu, hủy diệt đi. Văn minh là văn hoá Thần truyền cho phép con người có khả năng cùng tồn tại với vũ trụ, sinh cơ bừng bừng, sinh sôi không ngừng. Nói cách khác, phù hợp với Thiên đạo thì sẽ phồn vinh, sáng sủa, liền sinh sôi không ngừng. Đây là bản chất và cơ chế của văn hóa Thần truyền.
Bởi vậy chúng ta lý giải, không phải cứ “những gì tồn tại trong lịch sử hoặc trải qua thời viễn cổ” thì là “truyền thống”, không phải cứ “nghi thức long trọng” thì là “văn hóa”. Văn hóa phù hợp Thiên đạo, có thể khiến vũ trụ sinh sôi không ngừng, bao gồm đạo đức, luân lý, phương cách sống, mới là văn hóa chân chính theo nghĩa truyền thống Trung Quốc.
3) Trung Cộng phá hủy văn tự Thần truyền
Bởi vì chữ Hán có nội hàm thông thiên, chữ Hán chính thể truyền tải văn hóa truyền thống 5.000 năm, muốn cắt đứt mối liên hệ giữa người Trung Quốc với Thần và truyền thống, Trung Cộng đã dùng trăm phương nghìn kế để hủy diệt chữ Hán. Bắt đầu từ thời kỳ Diên An, Trung Cộng thiết lập cơ quan chuyên môn cải cách chữ Hán, sau khi cướp được chính quyền lại thành lập “Ủy ban cải cách văn tự Trung Quốc”. Một số kẻ gọi là học giả nghe lệnh khống chế của tà linh, không ngừng đơn giản hóa chữ Hán, cuối cùng đã dùng cách chữ bính âm (pinyin) La-tinh để thay thế, gọi là “La-tinh hóa chữ Hán”.
Chữ Hán Thần truyền là Thần vật, giản hóa chữ Hán đã đi ngược lại ý Thần, cũng phá hủy sức mạnh thần kỳ vốn có của chữ Hán. Kết quả của nó là chữ Hán giản thể không ra thể thống gì mà thậm chí còn có chứa ma tính, tất nhiên sẽ xuất hiện sự hỗn loạn và ảnh hưởng không lành mạnh.
Mấy nghìn năm qua, hàng tỷ người đã dành cho chữ Hán rất nhiều tình cảm: Qua nhiều thế hệ sử dụng, chữ Hán đã khắc sâu, gắn kết, cô đọng thông tin phong phú, ẩn chứa năng lượng cường đại, làm cho nó trở thành một dạng trường tồn tại. Mỗi một chữ Hán đều thấm đẫm đủ loại cảm giác, ý niệm, cảm xúc, lực cảm thụ và lực tưởng tượng, còn có nhân tính, Thần tính và thi tính đặc biệt của dân tộc Trung Hoa. Loại trường và năng lượng này sản sinh ra một loại ảnh hưởng ngầm đối với tâm lý và suy nghĩ của con người.
Ví như: Nhìn thấy chữ “Thần”(神) thì sẽ khiến người ta trào dâng lên một loại cảm giác sùng kính và chìm đắm trong từ bi, cũng ở trong “bất tri bất giác” mà tự ước thúc bản thân, ít sinh tà niệm. Nhắc tới chữ “ma” (魔) thì cảm thấy tà ác và kinh sợ, sẽ nghĩ đến: Ma vương, ma trảo (nanh vuốt ma quỷ), ma quái, ma quỷ, ma chưởng (bàn tay quỷ dữ), ma quật (hầm ma), ma lực, ác ma, yêu ma… Hễ nói đến chữ “Chân” (真) thì sẽ cảm thấy hồn nhiên, trong sáng, chính khí và lương thiện. Hễ nhìn thấy chữ “Giả” (假) thì sẽ cảm thấy đê tiện, lừa gạt.
Hình dạng khiếm tàn loạn tạo của chữ Hán giản thể và chữ Thần truyền là khác nhau quá xa, đã phá hoại năng lượng do chữ chính thể nguyên lai sản sinh ra, cũng phát tán ra năng lượng biến dị mà chữ Hán giản thể sản sinh ra. Ví như, đối với chữ “進” (Tiến). Chữ “進” do bộ xước “辵” kết hợp với chữ Giai (佳) có nghĩa là càng đi càng tốt đẹp. Chữ “進” khi giản hóa trở thành chữ 进, (佳) đổi thành “井” (giếng), nghĩa là càng đi càng bị rơi xuống giếng. Năng lượng chính diện biến thành năng lượng phụ diện. Nhưng một số chữ Hán chính thể có mang năng lượng phụ diện thì phần lớn lại không sửa. Ma “魔” vẫn là ma “魔”, Quỷ 鬼 vẫn là quỷ 鬼, trộm偷 vẫn là trộm偷, lừa gạt骗 vẫn là lừa gạt 骗, giả 假 vẫn là giả 假,hung bạo 暴 vẫn là hung bạo 暴, làm hại 害 vẫn là làm hại 害, độc 毒 vẫn là độc 毒, hủ 腐 vẫn là hủ 腐, đồi trụy 黄 vẫn là đồi trụy 黃, dâm 淫 vẫn là dâm 淫.
Trung Cộng lấy danh nghĩa đơn giản hóa chữ Hán, loại bỏ đi linh hồn của văn hóa Thần truyền thể hiện ở trong văn tự, năng lượng chính diện quy phạm và ước chế thế nhân ở phía sau, khiến con người trong “bất tri bất giác” mà ngày càng rời xa Thần, đồng thời, cũng giống như thủ pháp khác mà Trung Cộng dùng để cố ý phá hủy văn hóa truyền thống, tiến thêm một bước cắt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần.
3. Trung Cộng phá hủy văn hóa tu luyện
1) Văn hóa tu luyện trong văn hóa truyền thống
Quan niệm truyền thống “Thiên nhân hợp nhất” của Trung Quốc là lấy “mối quan hệ giữa Trời – người” làm trung tâm để suy xét mọi vấn đề giữa nhân gian và vũ trụ, nó là một loại thế giới quan và vũ trụ quan. Con người tin tưởng rằng có tồn tại hình thức sinh mệnh cao hơn con người, tức là Phật, Đạo, Thần là nơi trở về của sinh mệnh mà con người hướng đến.
“Thiên nhân hợp nhất” thừa nhận sự tồn tại của “Thiên”, “Thiên nói về Thần”, cũng thừa nhận sự tồn tại của “Thần”. “Thần, là gốc của Thiên Địa, mà cũng là khởi đầu của vạn vật”. Khi lương tri đạo đức trong tâm con người phù hợp với Thiên lý, thì người này chính là một người có thể hợp nhất cùng Thiên.
Con người đến từ Trời, quay về Trời – dòng chảy dài văn hóa tu luyện Trung Hoa.
Trong mắt của người Trung Quốc xưa, “Đạo” là ngọn nguồn của vạn vật, là ngọn nguồn của sinh mệnh. Lão Tử nói: “Người thuận theo đất, đất thuận theo trời, trời thuận theo đạo, đạo thuận theo tự nhiên”. Ông trình bày về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, chỉ rõ ra vạn sự vạn vật trong vũ trụ đều phải thuận theo đặc tính của vũ trụ và quy luật vận hành không ngừng sinh sôi của vũ trụ. “Quan thiên chi đạo, chấp thiên chi hành” (Xem xét đạo trời, cứ làm theo sự vận hành của trời) đã nói rõ nguyên tắc làm người và xử sự, tức là hành vi của con người nên phải thuận theo thiên đạo, làm cho toàn bộ thân tâm của bản thân mình thống nhất với thiên đạo tự nhiên, mới có thể bao dung hết thảy, thiên hạ sẽ quy phục theo, cũng mới có thể lâu dài. Dùng hai gia là Đạo gia và Phật gia mà luận, thì thấy tín ngưỡng Thần là rất rõ ràng. Bản thân hai gia này chính là chỉ đạo con người thông qua tu luyện mà thành Phật thành Đạo. Trong lịch sử, rất nhiều kết cục viên mãn và quá trình tu hành của những kẻ sĩ đại đức tu Phật hướng Đạo đã làm phong phú văn hóa của Phật gia và Đạo gia.
Con người muốn tìm hiểu chân lý vũ trụ, con người muốn tìm kiếm Thần, tìm kiếm cõi trở về của chính mình, thì đầu tiên phải thành ý, phải đặt tâm thái cho chính. Thần cũng không xem trọng bần-phú quý-tiện của nhân gian, chỉ nhìn nhân tâm.
Trong “Đại đạo luận”, Trương Tam Phong đã trình bày đạo lý tu luyện, tu đạo trước hết cần tu thân, tu thân trước hết cần chính tâm thành ý, đây là thiên cơ mà ông tiết lộ. Ông nói: “Ta mong muốn hậu nhân có thể tu chính đạo cho nên nói thẳng. Tu đạo phải lấy tu thân làm đầu, mà tu thân trước tiên cần chính tâm thành ý. Ý thành tâm chính, ắt ham muốn vật chất sẽ đều được loại bỏ, đây chính là gốc rễ”. Trọng đức hành thiện, tu thân chính tâm, chính là căn bản của tu luyện.
Đối với người Trung Quốc trong lịch sử mà nói, tu Phật tu Đạo không những không phải là mê tín mà còn là một phần trong cuộc sống của họ. Tu luyện không phải là cách để người thất chí tìm cầu sự giải thoát, trong các triều đại lịch sử cho dù là các Hoàng đế đương triều có quyền hưởng thụ hết tài phú nơi thế gian nhưng vẫn muốn hướng đạo tu luyện. Hoàng Đế hướng Quảng Thành Tử cầu đạo, tĩnh tu dưỡng thân, lúc 120 tuổi cưỡi rồng mà bạch nhật phi thăng. Đường Thái Tông đích thân nghênh đón Huyền Trang đi Tây Thiên lấy kinh trở về, phổ truyền Phật Pháp ở Đông thổ Đại Đường, Thành Cát Tư Hãn ba lần triệu kiến đạo sĩ Khưu Xứ Cơ hỏi về phương pháp dưỡng sinh và trị quốc, rất nhiều Hoàng đế đều lễ Phật, sùng Đạo, kính Thiên.
2) Trung Cộng phá hủy văn hóa tu luyện như thế nào
Lịch sử Trung Quốc bắt đầu từ thời Hiên Viên Hoàng Đế đã ghi chép lại một cách liên tục văn hóa tu luyện từ người đến Thần, cũng chính là “phản bổn quy chân”, sinh mệnh thực hành tu tâm hướng thiện mà mọi người biết đến. Tinh hoa của bộ phận văn hóa truyền thống này cũng chính là đối tượng mà tà linh cộng sản gắng sức phá hoại.
Tà linh cộng sản làm cho con người phủ định tín ngưỡng đối với Thần, phủ định việc con người có thể thông qua tu luyện mà đề cao, thông qua việc khiến con người không còn tin vào Thần mà tạo ra một chân không về tín ngưỡng, mới có thể khiến người ta tin vào những thứ của ma quỷ. Tu luyện phải chính tâm thành ý, mà ngạo mạn là bản tính của ma quỷ, hoàn toàn tương phản với yêu cầu của tu luyện. Trong mắt của tà linh cộng sản không có Thần, trong quá trình phá hủy văn hóa tu luyện, nó chuyên môn truyền bá cho con người ma tính và cuồng ngạo, không để cho con người khiêm tốn mà cổ vũ con người tự mãn, kiêu ngạo, như “đấu với Trời đấu với Đất”, “vô Thiên vô Pháp”, khiến con người đi sang phía phản nghịch, không thuận theo Thần.
Thời cổ đại, con người phải chính tâm thành ý mới có thể tu luyện, khi mặt Thần tính ở trong tâm khởi tác dụng con người mới có thể lĩnh ngộ được đặc tính của vũ trụ và Pháp mà Thần giảng. Thông qua việc phá hủy văn hóa tu luyện, phóng đại sự ngạo mạn của con người, tà linh cộng sản làm cho con người tiến nhập vào một loại trạng thái tâm linh hoàn toàn đối lập với Thần, khiến con người hiện đại giống như một chiếc radio đặt tần số không chuẩn, dễ dàng tiếp nhận những tín tức của Chủ nghĩa Cộng sản, cũng rất khó liễu giải được trí huệ và lời chỉ bảo của Thần.
Loại phá hoại này khiến cho rất nhiều người Trung Quốc ngày nay có thể đã không biết rằng, con người có thể thông qua phương pháp tu luyện mà Thần truyền cấp, chân chính thực tu trở thành Phật, Đạo, Thần. Có rất nhiều câu chuyện tu Phật, tu Đạo trong lịch sử Trung Quốc, nhưng đảng khiến người Trung Quốc hiện nay nghe tưởng như nghe truyện “Thần thoại”, nếu Thần đã không còn tồn tại, thì những chuyện thần thoại này đương nhiên là lời nói suông, nói đến tu Phật tu Đạo, khiến cho người ta cảm thấy như là duy tâm và mê tín phong kiến, nếu không thì chính là “thuốc phiện tinh thần”.
Đây là âm mưu mà tà linh cộng sản trực tiếp chặt đứt con đường người trở thành Thần, khiến rất nhiều người hữu duyên mất đi cơ duyên tu luyện quý giá. “Tây Du Ký” viết một câu chuyện tu luyện hoàn chỉnh, trong đó có một câu rất có ý nghĩa: “Phu nhân thân nan đắc, trung thổ nan sinh, chính pháp nan ngộ: toàn thử tam giả, hạnh mạc đại yên” (Tạm dịch: Thân người khó đắc, khó mà được sinh tại vùng Trung thổ, Chính Pháp khó gặp, người nào được cả ba thì quả thực quá đỗi hạnh phúc may mắn). Đắc được thân người là không dễ, có đại duyên phận được sinh ra ở Trung thổ, nhưng lại bởi vì sự quấy nhiễu của tà linh cộng sản, không tin tưởng vào tu luyện, xem không hiểu nội hàm của chính Pháp, mất đi liên hệ với chính Pháp, cuộc đời này bị bỏ lỡ, hối hận thì đã muộn!
Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/17/11/30/n9912488.htm
Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với bản gốc