Một quyển sách
đã truyền cảm hứng cho hơn 350 triệu người
thoái xuất khỏi Đảng Cộng Sản Trung Quốc

Chương 5: Tà linh soán vị, văn hoá tiêu vong (phần hạ)


Mục lục

4. Giàu mà có đức – Tu nội mà an ngoại
5. Hình mẫu về luân lý và việc ức chế cái chính tôn sùng cái tà
6. Nghệ thuật truyền thống ca tụng Thần – Nghệ thuật tà đảng ca tụng ma
7. ĐCSTQ đối kháng với giá trị phổ quát – “Chân-Thiện-Nhẫn”

1) Giá trị phổ quát phá vỡ cấm địa của “Vô Thần luận”
2) Tà giáo ĐCSTQ và Giang Trạch Dân lợi dụng lẫn nhau, thách thức giá trị phổ quát
3) Dùng “dục vọng” thay thế giá trị phổ quát
4) Bức hại của tà linh cộng sản đối với chính tín nhất định sẽ thất bại

Lời kết

* * * * * * * * *

4. Giàu mà có đức – Tu nội mà an ngoại

Người xưa dạy: tiền là vật ngoại thân. Ai ai cũng biết, ai ai cũng truy cầu. Kẻ tráng niên vì thoả chữ dục; đàn bà đẹp vì vinh hoa; người già vì giải vấn đề cuối đời; kẻ trí vì danh tiếng; quan lại vì làm tốt chức trách, vân vân, vậy nên đều truy cầu nó.

Có người thậm chí vì nó mà tranh đấu, kẻ mạnh dấn thân chỗ hiểm; kẻ nóng tính vì nó mà có thể hành hung; kẻ tật đố vì nó nên tức khí mà chết. Dân giàu là cái đạo của vua quan, hạ mình vì tiền là hạ sách. Giàu mà vô đức sẽ nguy hại chúng sinh, giàu mà có đức là chỗ mọi người mong mỏi, vậy nên giàu là không thể không tuyên [dương] đức.

Đức là tích từ đời trước; vua, quan, phú, quý thảy đều từ đức mà ra, vô đức thì chẳng được gì, mất đức sẽ mất hết. Vậy nên kẻ mưu quyền kẻ cầu tài ắt phải tích đức, chịu khổ hành thiện là có thể tích đức từ quần chúng. Mà muốn được thế ắt phải hiểu việc nhân quả, minh tỏ điều ấy thì có thể tự kiềm chế cái tâm của quan và dân, thiên hạ giàu có mà thái bình.

Lý Hồng Chí

27 tháng Giêng, 1995

(Giàu mà có đức, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

 

Người không trọng đức, thì thiên hạ đại loạn bất trị, ai ai cũng coi nhau như địch thì sống mà không hạnh phúc, sống mà không hạnh phúc ắt sẽ không sợ sống chết, Lão Tử nói: Dân không sợ chết, thì doạ chết được sao? Vậy sẽ là uy hiếp cực lớn. Thiên hạ thái bình là điều dân mong nguyện, bấy giờ nếu pháp luật sinh ra quá nhiều để cầu ổn định, thì ắt trái lại mà thành vụng về. Nếu muốn giải mối lo ấy, thì ắt phải khắp thiên hạ tu đức thì mới trị được tận gốc, quan chức nếu không ích kỷ thì quốc gia mới không hủ hoá, dân nếu lấy tu thân dưỡng đức là trọng, thì chính quyền và dân sẽ tự câu thúc cái tâm mình, thế mới có toàn quốc an định, lòng dân cùng hướng, giang sơn yên ổn, mà hiểm hoạ ngoại bang cũng tự e dè, thiên hạ thái bình, ấy là việc của thánh nhân.

Lý Hồng Chí

5 tháng Giêng, 1996

(Tu nội mà an ngoại, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

* * * * * * * *

Người Trung Quốc truyền thống cho rằng: “Đức dày tải vật”, đức là căn bản của phúc phận và tài phú, phúc phận và tài phú tất cả là chuyển hoá từ đức. Đức giống như nước, tài phú giống như thuyền, nước cạn thì không cách nào chuyển vận thuyền được. “Đức bất phối vị” (Đức không tương xứng với địa vị) sẽ đem đến tai hoạ cho người ta. Đối với quân vương mà nói, tu thân trọng đức là căn bản của quản lý đất nước và cứu giúp dân chúng. Làm quân vương, đại thần [phải] kính Thần kính Trời, đạo đức cao thượng, thì mới có thể kéo theo toàn bộ xã hội nhân tâm hướng thiện, làm quốc gia vững chắc, tránh được tình trạng xã hội hỗn loạn và kẻ thù xâm lược, dân chúng giàu có sung túc, an cư lạc nghiệp, thiên hạ thái bình, quốc thái dân an. Bởi vậy các triều đại thánh vương đều lấy việc chính [lại] tâm tu thân làm gốc, “chính tâm để chính triều đình, chính triều đình để chính bách quan, chính bách quan để chính vạn dân, chính vạn dân để chính tứ phương”. Các tiên hoàng minh chủ của hoàng triều truyền thống, ví dụ như Phục Hy, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, Vũ, Hán Vũ Đế, Đường Thái Tông, Minh Thành Tổ, Khang Hy…, thực tiễn việc cai quản triều chính và trị nước của họ đã đúc thành một con đường 5.000 năm vương giả.

Đạo đức có sức gắn kết cự đại, khiến người ta hướng tới, tôn kính, thân thiết với nhau, tự giác thực hiện việc của mình. Thuấn được vua Nghiêu phái đến Lịch Sơn, dân bản xứ vốn tranh giành đất mà đánh nhau, nhờ đạo đức của Thuấn cảm hoá, một năm sau sự nhường nhịn đã trở thành tác phong của người Lịch Sơn. Mỗi vùng đất Thuấn đến thì phong tục người dân trở nên hết sức thuần hậu, mọi người đều di cư đến gần chỗ ông ở. Thuấn đến nơi nào thì nơi đó sau một năm trở thành thôn làng, sau hai năm trở thành thành thị, sau ba năm thì trở thành đô thành. Vua Nghiêu lệnh cho Thuấn phổ biến giáo hoá, khiến thế nhân tuân theo ngũ luân: phụ nghĩa, mẫu từ, huynh hữu, đệ cung, tử hiếu. Dân chúng tự giác tuân thủ, thiên hạ an bình, bách tính hoà thuận, “Thiên hạ đức sáng, đều bắt đầu từ thời Ngu Thuấn”. (Sử ký)

Bậc thánh vương trị quốc, trong lòng luôn nghĩ đến hạnh phúc của bách tính. Cuối tháng 12 năm Trinh Quán thứ 6 của nhà Đường (năm 632), khi Thái Tông thị sát nhà giam các tử tù, nghĩ tới việc năm mới sắp đến, những phạm nhân này lại bị giam trong ngục, không thể đoàn viên cùng gia đình, sinh lòng thương cảm. Ông bèn hạ lệnh thả những tử tù này về nhà, quy định cho họ tới mùa thu sang năm tự quay lại Trường An thụ hình. Yêu cầu tử tù giữ lời hứa, không khác gì chuyện cổ tích “Nghìn lẻ một đêm”! Tuy nhiên, vào tháng 9 năm sau, 390 tử tù trong tình huống không có người giám sát, không có người áp tải,“đều tự đến triều đình đúng hạn, không một ai vắng mặt” (Tư trị thông giám). Thái Tông lấy thành tín để giáo hóa , cảm hóa chúng sinh. Cho dù là tử tù cũng tôn trọng chữ tín, tự nguyện quay lại nhận lấy cái chết. Thái Tông cũng cho giảm hình phạt với những tử tù này, câu chuyện đã được mọi người ca tụng nghìn đời.

Hoàng đế Khang Hy hầu như năm nào cũng có các biện pháp cắt giảm thuế. Năm Khang Hy thứ 18, công trình quản lý sông Hoài thành công, khu vực ngập lụt trước kia trở thành ruộng đồng phì nhiêu, chiêu nạp nhân dân cày cấy. Vua Khang Hy miễn thuế cho 261 châu huyện gặp thiên tai ở các tỉnh Thuận Thiên, Giang Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam, Chiết Giang, Hồ Quảng. Khi đó còn chưa bình định được tam phiên, nhưng đó là năm có thiên tai, cho nên vẫn tiếp tục miễn thuế. Trong những năm khác, triều đình cũng miễn giảm thuế cho các địa khu khác nhau. Trong thời kỳ 62 năm Khang Hy tại vị, đã bãi miễn thuế ruộng cho cả nước tổng cộng 545 lần, tương đương với 150 triệu lượng bạc, nhiều gấp 5 đến 7 lần thu nhập tài chính từ 20 triệu đến 30 triệu lượng của quốc gia.

Bậc Thánh vương không chỉ ban ân huệ cho dân chúng, mà còn giáo hóa bách tính đề cao đạo đức, sau khi đạo đức đề cao thì thượng thiên sẽ ban phúc cho con người.

Các Thánh vương vì con dân mà lưu lại sự bảo hộ thiên cổ, đức hạnh muôn đời. Minh Thành Tổ đúc ra chuông lớn Vĩnh Lạc được mệnh danh là “Vương của các chuông Phật“ tụ hội tất cả tinh hoa của các chuông cổ. Nó là chuông Phật nặng nhất, lớn nhất trên thế giới. Bên trong và ngoài chuông đúc đầy kinh chú của Phật giáo, có ở khắp nơi trên bề mặt của chuông, bên ngoài là “Phật thuyết A Di Đà kinh”, v.v. bên trong là “Diệu Pháp Liên Hoa kinh”, v.v.. miệng chuông là “Kim Cương Bàn Nhược kinh“, v.v.. đếm ra là có 17 loại kinh chú.

“Trường A Hàm kinh, Đồ Ni Sa kinh” trình bày, phạn âm có năm đặc điểm lớn, “Thứ nhất – âm đó chính trực, thứ hai – âm đó hoà nhã, thứ ba – âm đó thanh tịnh, thứ tư – âm đó thâm sâu, thứ năm – ở xa xung quanh vẫn nghe thấy. Có đủ năm điều này. Mới có thể là phạn âm“. Thành Tổ minh xác biểu đạt rằng, mục đích của việc truyền bá phạn âm là “phổ biến cho chúng sinh lời dạy của Phật”, “phổ biến lợi ích cho tất cả”, bao gồm “tất cả chúng sinh mười phương”. Tiếng chuông của chuông lớn Vĩnh Lạc, xét âm thanh, âm nghĩa của nó, đều vừa đúng phù hợp với phạn âm. Đánh chuông một cái, “từng chữ từng chữ đều phát ra âm thanh”, ở phía xa xung quanh đều nghe thấy. Toàn bộ kinh văn, Phật hiệu và tiếng Phạn hơn 23 vạn chữ được đúc trên thân chuông cũng theo tiếng chuông mà được đưa vào tai người, tiến thẳng vào nhân tâm. Phật Pháp thấm nhập vào trường lớn vật chất tại nhân gian, tác dụng hoằng pháp thức tỉnh thế gian, thiện hóa lòng dân của nó có công đức vô lượng.

Từ cái đạo của thánh vương, xem xét lại kế sách gây hại cho nước của tà giáo cộng sản, chúng ta ngay lập tức có thể nhìn thấy phương pháp tà ác mà tà linh cộng sản dùng để phá huỷ đạo đức văn hoá. Mà lấy Giang Trạch Dân, kẻ ác cầm đầu góp phần phá hoại lớn nhất đối với nền văn hoá Trung hoa 5.000 năm làm ví dụ. Yêu quái ở sông (Giang), cư dân ở đầm lầy (Trạch Dân), tụ hội đủ thứ tà. Nó hung hiểm, xảo trá, gian hoạt, độc ác, bạo ngược, dâm loạn, hành ác tội lỗi chồng chất. Nó lấy tham nhũng hủ bại để trị quốc, “cống hiến” to lớn nhất của nó đối với  Đảng Cộng sản là kiến lập và kiện toàn sự hủ bại của chế độ. Giang không chỉ “lấy mình làm gương” phá huỷ con đê đạo đức, mà còn thông qua việc đề bạt những quan viên bức hại Pháp Luân Công tàn độc nhất, những tên tiểu nhân tham ô nhất, dâm loạn nhất, vô năng nhất, hung hăng tấn công thiện lương, cổ vũ cho luồng gió độc khí tà. Chỉ riêng quan viên cấp tỉnh, cấp phó nhà nước, cấp trưởng nhà nước mà được hắn cất nhắc, đã có vài trăm người vì tham ô dâm loạn mà ngã ngựa. Còn chưa kể đến rằng dưới sự thống trị của người này mà khắp nơi là hàng giả, hàng độc, rồi cả việc khiến cho hoàn cảnh môi trường tại rất nhiều nơi ở Bắc Kinh ô nhiễm tới mức độ không còn phù hợp cho con người sinh sống. Chính sách “ngoại giao kim tiền”, phát động “tham chiến” [1] trên phạm vi thế giới do Giang Trạch Dân phát minh ra đã làm bại hoại quan viên và chính phủ các quốc gia trên thế giới. Giang giống một “đại dâm phụ” làm những việc hoang dâm được mô tả trong “Kinh Thánh”, gặp ai là kéo người đó xuống nước. Tà linh lựa chọn hắn, lợi dụng tên yêu nghiệt làm loạn thế gian được tạo thành bởi đủ loại tà ác này, đẩy nhân loại vào vực thẳm vạn kiếp bất phục.

Giang Trạch Dân có thể đạt đến vị trí cao như vậy, chính xác là vì nhu cầu và an bài của “mô thức trị quốc” của tà linh cộng sản. Bởi vì Giang Trạch Dân có thể có được tác dụng trợ giúp lớn nhất cho tà linh cộng sản trong việc làm tiêu vong đạo đức xã hội, phá hoại văn hoá. Khi tuổi tác của Giang khiến cho hắn không thể không lui về phía sau hậu trường, thì tà linh vẫn tiếp tục an bài cho người của Giang chiếm giữ tại những vị trí quan trọng, tiếp tục tấn công “Chân, Thiện, Nhẫn”, huỷ diệt đạo đức truyền thống của người Trung Quốc, sau cùng lấp kín con đường sống của dân tộc Trung Hoa. Đương nhiên hắn cũng huỷ diệt bản thân Đảng Cộng sản. Giang Trạch Dân dùng hành vi cực kỳ tà ác của hắn, lột sạch y phục của  Đảng Cộng sản, khiến nó trần trụi giữa ban ngày, cũng đồng thời đào xong phần mộ cho Đảng Cộng sản.

5. Hình mẫu về luân lý và việc ức chế cái chính tôn sùng cái tà

Văn hoá truyền thống Trung Hoa xem trọng và đề cao đức tính của con người, những sách cổ miêu tả về đạo đức cao thượng, những đoạn văn, lời trích trong các sách, văn thư cũng đều khuyến khích con người hướng thiện. Mở ra lịch sử 5.000 năm, như là bước vào kho tàng nhân vật phong phú, các nhân vật với đủ tất cả các chủng loại tính cách nhiều vô kể. Tại đây có bậc Thánh vương mà con người thành kính, có những anh hùng khiến con người muôn phần khâm phục, có những hiệp khách khiến con người kinh ngạc, độc giả không thể không bị hấp dẫn.

Điều có ý vị thâm sâu nhất chính là, trong sách sử có ghi chép lại, dựa vào phẩm hạnh từ lúc nhỏ của rất nhiều người đều có thể dễ dàng đoán được thành hay bại, vinh hay nhục trong tương lai họ. Hàn Tín phò tá Lưu Bang giành được thiên hạ trong giao tranh giữa hai nước Sở Hán được cho là ngôi sao sáng nhất của Trung Quốc cổ đại. Thời Hán Sở, người dân phong ông là “quốc sĩ vô song” “công cao vô nhị, lược bất thế xuất”, người đời sau tôn ông là “chiến thần” “binh tiên”. Lịch sử có chép lại câu chuyện thuở nhỏ Hàn Tín “chịu nhục chui háng”. Vì Hàn Tín có một tâm đại nhẫn phi thường, mới có thể đạt được sự nghiệp vĩ đại. Câu chuyện này đã chỉ dẫn một cách sâu sắc về việc tu tâm dưỡng đức cho người đời sau.

Sự coi trọng “đức” của văn hoá truyền thống Trung Hoa đến từ sự an bài hệ thống của Thần. Người Trung Quốc truyền thống cho rằng, đức là một chủng vật chất, nhiều đức chính là người tốt, ít đức chính là người xấu. Đức nhiều hay ít cũng đa phần quyết định ngộ tính người ấy là tốt hay dở. Đức nhiều, ngộ tính tốt, có thể dễ dàng nghe hiểu lời của Thần; ngược lại, đức ít, ngộ tính kém, không dễ dàng nghe hiểu lời của Thần. Khi Thần đến cứu độ nhân loại, thì những người đức ít vừa được nhắc tới đều ở trong hoàn cảnh nguy hiểm.

Tà linh cộng sản vì để huỷ diệt nhân loại, liền phá hoại văn hoá trọng đức mà Thần truyền cho con người. Vì vậy, nó phải đem ác nói thành thiện, đem xấu nói thành tốt, triệt để làm rối loạn tiêu chuẩn luân lý của con người. Trung Cộng phê phán “Thiên cổ nghĩa cái” Vũ Huấn và bêu xấu người anh hùng dân tộc tận trung báo quốc Nhạc Phi, khiến âm mưu huỷ hoại con người của tà linh bị phơi bày ra.

Vũ Huấn sinh vào cuối triều nhà Thanh, một đời chịu thiệt, có thể nhẫn được những việc mà người bình thường khó nhẫn, chịu được cái khổ mà người thường khó mà chịu được. Ông dựa vào khất thực, qua ba mươi năm nỗ lực không lười biếng, đã dựng lên ba trường nghĩa học, mua được hơn ba trăm mẫu ruộng để xây trường học, số tiền tích luỹ xây trường học lên đến cả vạn. Đây là nghĩa cử vĩ đại từ trước đến nay chưa từng có trong lịch sử giáo dục của Trung Quốc và thế giới.

Sau khi Vũ Huấn mất, triều Thanh đem công trạng của ông truyền cho Phó quốc sử lập thành truyện, và tu sửa mộ của ông, xây dựng từ đường, lập bia. Thời Dân quốc thì các giới trong xã hội đã lấy các danh xưng như “thánh nhân”, “kim cương”, “nghĩa sĩ”… để xưng tụng sự khổ hạnh đại nhẫn, nghĩa cử mở ra trường học miễn phí của Vũ Huấn. Vũ Huấn dùng cả đời hành khất và khổ hạnh nhẫn nhục lập chí, giải thích cho người Trung Quốc một cách sinh động chữ “nghĩa” trong giá trị truyền thống. Trước lúc Trung Cộng đoạt quyền, thiên cổ nghĩa cái Vũ Huấn là nhà giáo dục bình dân vang danh thiên hạ, được gọi là đệ nhất “nghĩa văn thiên thu”, “ý hành thiên cổ”.

Năm 1951, Trung Cộng phát động phê phán phim “Truyện Vũ Huấn”, quy kết cho Vũ Huấn lấy việc chấn hưng giáo dục để che giấu thủ đoạn “đại lưu manh, đại chủ nợ, đại địa chủ”. Trong sự phê phán của cơ quan ngôn luận của Trung Cộng, Vũ Huấn trở thành đại biểu cho sự cúi đầu quỳ gối trước “phong kiến thống trị”, chỉ trích Vũ Huấn không tiến hành đấu tranh giai cấp, không phản đối chế độ xã hội, “ngược lại còn cuồng nhiệt tuyên truyền văn hóa phong kiến”. Trong thời Cách mạng Văn hóa, mộ Vũ Huấn bị Hồng vệ binh đập ra, di cốt của ông bị thiêu huỷ sau khi bị đem đi diễu phố.

Ngay cả một người chỉ có trăm điều lợi chứ không có điều hại nào đối với bất cứ xã hội nào như vậy mà cũng bị phê phán đả đảo, có thể suy ra sự cừu hận của tà linh đối với văn hoá truyền thống Trung Hoa. Đi theo vận động chính trị dạng này, chuẩn tắc đạo đức truyền thống và quan niệm thiện ác tự nhiên trong nhân tính chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi đã bị lật đổ triệt để.

Nhạc Phi là một vĩ nhân lịch sử có ảnh hưởng tinh thần rất lớn đối với dân tộc Trung Hoa. Tài năng, phẩm cách và khí phách của ông có thể coi là hình mẫu của một võ tướng cổ đại. Ông đã dùng sinh mệnh của mình để diễn dịch giá trị của “trung” trong văn hoá truyền thống Trung Hoa, tinh thần “tinh trung báo quốc” soi sáng thiên cổ. Chính khí bao la của ông đã khích lệ người Trung Quốc qua nhiều đời.

Giữa tháng 12 năm 2002, Bộ Giáo dục dưới sự lãnh đạo của Trần Chí Lập, nhân tình của Giang Trạch Dân, đã bóp méo lịch sử Trung Quốc, làm ra bản mới “Chương trình Giảng dạy Lịch sử cho Trường Trung học Phổ thông toàn thời gian” (bản thử nghiệm đã hiệu chỉnh) không còn gọi Nhạc Phi và Văn Thiên Tường là anh hùng dân tộc nữa. Có người cũng ý đồ chiểu theo ý của Giang Trạch Dân mà còn đẩy thêm một bước nữa, tâng bốc Tần Cối lên thành trung thần, lật lại bản án cho tên giặc bán nước.

Trung “忠”, là chữ “tâm”(心) có trên đầu một chữ “trung” (中), ý là trong tâm có một thước đo không sai lệch. Cái thước đo này là pháp tắc đạo đức cao quý mà thượng thiên cắm rễ trong lòng mỗi người. Nhạc Phi tinh trung báo quốc, không chỉ “trung” với triều đình mà còn với bách tính cả nước và văn hoá Trung Hoa. Tà linh vu khống cho Nhạc Phi, khiến người xem không hiểu được “trung” là như thế nào, đã xua đuổi chính khí trong nhân tâm, phá hoại nhân luân, thủ đoạn kín kẽ và âm hiểm. Những năm gần đây các nội dung lịch sử bị các văn nhân cực kỳ vô sỉ của Trung Cộng soán cải, bôi nhọ cổ nhân có thể nói là nhiều không đếm xuể.

Ngoài việc đánh đổ chính, Trung Cộng còn muốn đem tà nói thành chính. Trung Cộng trước sau tạo lập ra một số lượng lớn các “tấm gương”, “mô phạm”, “điển hình”, kêu mọi người học tập. Trương Tư Đức sản xuất thuốc phiện; Bạch Cầu Ân dâm loạn; Lưu Hồ Lan năm 14 tuổi bị Trung Cộng xúi bẩy mưu sát trưởng thôn; tội phạm giết người Phương Chí Mẫn đã hạ lệnh giết chú của mình và bị chính phủ Quốc Dân hành quyết do sát hại vợ chồng giáo sĩ truyền giáo người Mỹ, đều trở thành đối tượng được Trung Cộng ca ngợi.

Hậu quả của việc Trung Cộng trong thời gian dài đổi trắng thay đen là người ta đã mất đi tiêu chuẩn đạo đức trong tâm, không cách nào phân biệt thiện ác, tốt xấu. Đây chính là một bước sau cùng vô cùng tà ác của Trung Cộng, làm cái nền đối kháng với giá trị phổ quát “Chân-Thiện-Nhẫn”.

6. Nghệ thuật truyền thống ca ngợi Thần, nghệ thuật của tà đảng ca ngợi ma

Văn hóa truyền thống Trung Quốc thường được gọi là “văn minh lễ nhạc”. Lễ là thờ cúng kính thần. Trong “Tả truyện” có viết: “Phu lễ, thiên chi kinh dã, địa chi nghĩa, dân chi hành dã”, tức là người Trung Quốc thường nói “thiên kinh địa nghĩa”: Thiên địa thần minh là nguồn gốc của đạo đức nhân luân, lễ xác lập mối liên hệ giữa thiên, địa, nhân. Nhạc, là vũ nhạc diễn tấu để ca ngợi Thần trong tế tự. Lễ nhạc diễn là thiên kinh-địa nghĩa-dân hành, lại có công giáo hóa đạo đức. Tán tụng Thần và tịnh hóa nhân tâm, là mục đích căn bản của nghệ thuật trong văn hóa thần truyền. Đây là hàm nghĩa chân thực của “văn minh lễ nhạc” Trung Hoa trước khi bị phá hoại.

“Đại nhạc dữ Thiên địa đồng hòa, đại lễ dữ thiên địa đồng tiết.” (Lễ ký. Nhạc ký) “Đại lễ dữ thiên địa đồng tiết”, là chỉ thiên tôn địa ti, bản chất của lễ là “kính”. Người với người tôn kính lẫn nhau, mà người ở vị trí dưới thì càng nên biểu đạt kính ý với sinh mệnh ở vị trí cao hơn, do vậy lễ tiết long trọng nhất là lễ tiết cúng tế đối với Thần minh.

Trong lễ cúng tế, dùng các hình thức nghệ thuật như vũ đạo và âm nhạc để ca ngợi Thần. “Kinh Thi” được phân thành quốc phong, thiểu nhã, đại nhã và tụng. Quốc phong là các ca khúc của dân gian, “nhã” là âm nhạc diễn tấu trong yến hội, mà “tụng” là siêu việt “đại nhã”, là âm nhạc lúc tế lễ kèm theo nhạc vũ, là long trọng nhất.

Bản vũ nhạc lớn “Vân môn đại quyển” sáng tác thời kỳ Hoàng Đế, cùng với “Đại thành” của Nghiêu Đế, “Đại thiều” của Vũ Đế, “Đại hạ” của Đại Vũ, “Đại hoạch” của Thương Thang, “Đại vũ” của Chu Vũ Vương là sáu đạo nhạc vũ nổi tiếng thời thượng cổ, trong “Chu Lễ” gọi là “Lục đại nhạc vũ”. Lục đại nhạc vũ đều là dùng để tế lễ, “Vân môn đại quyển” tế thiên, “Đại thành” tế địa, “Đại thiều” tế tứ vọng, “Đại hạ” tế sông núi, “Đại hoạch” tưởng nhớ mẹ đã quá cố, “Đại vũ” tưởng nhớ tổ tiên. Con em quý tộc thời nhà Chu đều phải học lục đạo nhạc vũ, cũng chính là nói họ đều phải học lễ nhạc tế lễ Thần, nếu không thì không cách nào bước vào xã hội.

Âm nhạc tốt có thể điều hòa âm dương, dưỡng dục đạo đức, giáo hóa bách tính, quy phục chư hầu. Thời kỳ tiền sử, Chu Tương Thị trị lý thiên hạ âm dương mất cân bằng, vì thế mà vạn vật điêu tàn, trái cây không thể chín. Thế là đại thần của Chu Tương Thị là Thổ Đạt sáng tạo ra chiếc đàn năm dây, dùng để diễn tấu, an định dân chúng trong thiên hạ. Vua Thuấn gảy đàn năm dây, ca bài thơ “Nam phong” mà thiên hạ thái bình. Khi Huyền Trang đi Tây Thiên lấy kinh đến nước Thiên Trúc, Quốc vương Thi La Dật Đa triệu kiến Huyền Trang nói: “Quý quốc có thánh nhân xuất thế, có bài “Tần vương phá trận nhạc”, khiến tôi muốn nghe về người đó.” Thế là Huyền Trang giới thiệu Thần vũ của Đường Thái Tông. Quốc vương rất vui mừng nói: “Vậy tôi hướng về phía đông để chào”. (Tân Đường Thư – Quyển 221)

Nghệ thuật khởi nguồn từ Thần, cũng có câu thông với thiên địa vạn vật, khởi tác dụng kiến lập liên hệ với Thần. Đông Tây phương đều có truyền thống tương tự. Nhạc giao hưởng của Tây phương ban đầu cũng là âm nhạc diễn tấu trong giáo đường, mà tranh sơn dầu, điêu khắc, v.v.. ban đầu cũng phần lớn là thể hiện đề tài tôn giáo.

Ngoài ca ngợi Thần, nghệ thuật còn có tác dụng thẩm mỹ và giải trí. Đó là vì khi Thần tạo ra con người, đã trao cho con người các chủng tình cảm. Người dễ dàng bị tình chi phối. “Lễ” là một loại ước thúc tình cảm của con người. Nhưng nếu như tình cảm của con người chỉ có kiềm chế mà không có khả năng bày tỏ ra thì sẽ tích tụ ở trong tạng phủ, tạo thành bệnh tật. “Nhạc” chính là đem lại tác dụng giúp con người ta biểu đạt cảm xúc, nhưng yêu cầu “vui mà không dâm, đau mà không thương”, vừa có thể biểu đạt cảm tình, lại không khiến người ta phát cuồng.

Quốc gia theo chế độ  Đảng Cộng sản biết rõ lực lượng cường đại của nghệ thuật, do vậy đã biến nghệ thuật thành công cụ tẩy não. Sau khi Trung Cộng soán vị trí của Thần, cũng cần khiến cho người ta kính bái nó giống như kính bái Thần. Người lễ bái Thần Phật, Thần Phật sẽ ban phúc cho người; nếu người lễ bái ma quỷ, người sẽ bị ma quỷ khống chế, hơn nữa ma quỷ cũng sẽ từ trong sự kính bái của người mà hấp thụ năng lượng của người, gia cường lực lượng của ma.

Trung Cộng ép nhân dân học hát bài hát ca ngợi người đứng đầu đảng “Đông phương hồng”, ca tụng Mao Trạch Đông thành “thái dương”, “đại cứu tinh”; “sáng xin chỉ thị, tối báo cáo” giống như lớp buổi sáng và lớp buổi tối của tôn giáo. Người xưa thề với trời, biến thành “đảm bảo với Mao chủ tịch” trong thời Cách mạng Văn hoá; sám hối trước chân dung Mao chủ tịch, “chiến đấu chống lại tư tưởng riêng”, là mượn phương pháp ca tụng Thần của tôn giáo; treo hình ảnh của Marx, Engels, Lenin, Stalin và Mao, làm cho người ta đi khấu bái những giáo chủ này của tà giáo cộng sản. Thời Cách mạng Văn hoá, “800 triệu người, 8 vở kịch mẫu”, đều lấy việc ca tụng Mao và tà linh cộng sản làm chủ đề. Người ta nghe quen tai nhìn quen mắt, lại không tiếp xúc được với hình thức nghệ thuật nào khác, bởi vậy vừa mở miệng hát và nói chuyện, chính là biểu thị lòng trung thành đối với tà linh và tiếp thêm năng lượng cho nó.

Cho đến hôm nay, những cái gọi là “bài hát đỏ”, “giai điệu chính”, v.v.. đều là thông qua các chủng hình thức điện ảnh, kịch truyền hình, ca khúc, tác phẩm văn nghệ… đánh cắp tên gọi nghệ thuật, để thực hành việc tẩy não và phụ thể của tà linh. Xem những tác phẩm điện ảnh và truyền hình này, nghe hoà xướng những ca khúc này, đọc những tiểu thuyết và tập san, tạp chí này đều là rơi vào trong trường vật chất khống chế tư tưởng của tà linh cộng sản. Ngày nay, cái gọi là “Dạ hội liên hoan năm mới” mỗi năm của Trung Cộng, những diễn xuất ca tụng tà linh cộng sản một cách trắng trợn đến buồn nôn kia, chính là tà linh củng cố “văn hóa đảng” và thông qua tiếng cười rẻ tiền để hấp thụ năng lượng hoan lạc của người xem toàn quốc.

Tác dụng giải trí của nghệ thuật cũng bị tà linh cộng sản dùng để làm sa đọa  đạo đức con người. Khi con người lý trí bình hòa, thì có thể bài trừ tạp niệm mà câu thông với tín tức vũ trụ ở tầng thứ cao hơn. Mà hiện nay các chủng âm nhạc đồi truỵ và âm thanh lớn phát tiết vô độ khiến con người hãm sâu vào lưới tình, phóng đại dục vọng, gia tăng phiền não, khiến người ta không cách nào lắng nghe được thanh âm của nội tâm mình, càng không có cách nào câu thông với Thần.

Tất cả những sách vở dạy người hướng thiện, đều bị Trung Cộng coi là “xuất bản phẩm phi pháp”. Trong nhiều lần vận động “xoá bỏ nội dung khiêu dâm và ấn phẩm bất hợp pháp”, Trung Cộng “xoá bỏ ấn phẩm bất hợp pháp” chứ không “xoá bỏ nội dung khiêu dâm”. Các loại tác phẩm cổ suý loạn tính phổ biến một cách trắng trợn. Người ta ở trong trường vật chất gọi là “nghệ thuật” dạng này sẽ phóng túng ma tính. Khi đem cảnh giới tâm tưởng con người đặt vào trường tà dâm vọng niệm thì không có khả năng câu thông với Thần, càng không nói đến việc lý giải văn hoá truyền thống Trung Hoa lấy Thần tính là đặc trưng. Đây cũng là phương thức mờ ám mà tà linh cộng sản dùng để phá huỷ văn hoá truyền thống từ đó huỷ diệt nhân loại.

7.Trung Cộng đối kháng với giá trị phổ quát – “Chân-Thiện-Nhẫn”

Lịch sử không phải là để cho tà linh cộng sản tùy ý chà đạp, dân tộc Trung Hoa có cơ hội thoát khỏi sự ràng buộc của tà linh cộng sản. Dấu ấn của văn hóa cổ xưa ở nơi sâu thẳm tâm linh của người Trung Quốc khó có thể xóa nhòa. Một khi không khí được nới lỏng, thì thần tính đó sẽ phát huy tác dụng không thể kháng cự.

1) Giá trị phổ quát phá vỡ cấm địa của “Vô thần luận”

Sự hưng khởi của “phong trào khí công” là một điển hình của sự hồi phục thần tính của người Trung Quốc. Trông thì như là một cuộc vận động rèn luyện sức khỏe, nhưng đã phá vỡ cấm địa của vô thần luận và mô thức tư duy xơ cứng mà Trung Cộng áp đặt trong mấy chục năm. Người ta có thái độ rộng mở hơn nhiều đối với sự thần bí của sinh mệnh, sau sự kiện “Lục Tứ” năm 1989 sự truy cầu của người dân đối với lĩnh vực này cũng không bị đứt đoạn. Mặc dù phong trào khí công lẫn lộn đủ cả các thành phần, nhưng tinh thần hồi quy hướng truyền thống đã dẫn khởi sự đồng cảm của hàng nghìn hàng vạn bách tính Trung Quốc, trong đó môn phái có tính đại biểu lớn nhất là môn Pháp Luân Công với đặc điểm tính mệnh song tu chiểu theo nguyên tắc “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Pháp Luân Công đã nêu ra nhân tố đằng sau “phong trào khí công” một cách rõ ràng, nêu rõ khí công chính là tu luyện, tiết lộ những bí mật về nhân thể, vũ trụ, không gian khác, con người và các sinh mệnh cao tầng, đồng thời còn tiết lộ rằng các vật chất từ vi quan cho đến hồng quan đều tồn tại đặc tính “Chân-Thiện-Nhẫn” này, và mục đích để làm người chính là phản bổn quy chân.

Sự nhồi nhét vô Thần luận và phá hoại văn hóa truyền thống của Trung Cộng, vẫn không thể hoàn toàn tiêu diệt khát vọng có từ lâu đời trong tâm người ta. Người truyền người, tâm truyền tâm, chỉ trong vài năm đã có hơn 100 triệu người bước vào hàng ngũ tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”. “Chân-Thiện-Nhẫn” đích thực là giá trị quan của văn hóa truyền thống Trung Quốc, là giá trị phổ quát. Trên thế giới có dân tộc nào bài xích “Chân-Thiện-Nhẫn” đây? Điều quan trọng hơn là, sự hồng truyền của Pháp Luân Công, không phải là dựa vào sự vận động cưỡng chế. Dưới sự ảnh hưởng của Pháp Luân Công, có biết bao nhiêu là dân chúng phổ thông tự phát làm người tốt, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1949, có tác dụng hết sức to lớn đối với sự hồi thăng đạo đức của xã hội.

Không phải là ai cũng luyện Pháp Luân Công, nhưng khi đồng nghiệp, người nhà, hoặc lãnh đạo, cấp dưới của bạn đều luyện Pháp Luân Công, thì ngôn hành cử chỉ của họ có phải là sản sinh ảnh hưởng chính diện đối với môi trường xung quanh bạn? Họ không tham lam không hối lộ, cuộc sống nghiêm túc, làm người chính trực, cần cù cẩn thận, vô tư cống hiến, quần thể người như vậy trong các giai tầng trong xã hội, tất nhiên sẽ có hiệu quả tích cực trong việc khiến cho đạo đức được nâng cao trở lại.

2) Tà giáo Trung Cộng và Giang Trạch Dân lợi dụng lẫn nhau, thách thức giá trị phổ quát

Điều đáng buồn là, tà linh cộng sản tự nhiên sẽ không khoanh tay đứng nhìn. Khi nó an bài kế hoạch hủy diệt nhân loại, thì cũng lựa chọn một tên làm ra một việc ác ngu xuẩn thiên đại vào lúc này, đó chính là Giang Trạch Dân. Từng bị các nhà sử học công khai công bố là “nhị gian nhị giả”, ông ta ôm hận trong lòng đối với “Pháp Luân Công”.

Đạo đức thăng hoa trở lại, xã hội ổn định, đối với kẻ cầm quyền Giang Trạch Dân lúc đó mà nói, chẳng phải là việc tốt trời ban cho hay sao? Nhưng Giang có dục vọng quyền lực bành trướng cực độ, tâm đố kỵ âm ám và tâm lý tiểu nhân thích trị người khác, đã được tà linh để ý và đẩy lên vị trí cầm quyền. Thế là Trung Cộng và Giang Trạch Dân lợi dụng lẫn nhau, phát động một cuộc bức hại toàn diện đối với quần chúng Pháp Luân Công tín ngưỡng “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Trong vận động trường kỳ của tà linh cộng sản, trong tâm của người Trung Quốc bị nhồi thêm một tầng vật chất “sợ hãi”. Không cam tâm để cho việc trải đường trong mấy chục năm hóa thành hư không, nó muốn đánh thức nỗi sợ sâu sắc của người dân đối với vận động chính trị. Do vậy, ngay từ lúc đầu bức hại “Pháp Luân Công” đã là một cuộc phê phán lớn của dư luận toàn quốc, động viên tất cả mọi người đều phải “biểu đạt thái độ”, “vạch trần”, các cuộc họp lớn nhỏ, từ bộ chính trị cho đến tổ dân phố, từ cơ quan quân ủy cho đến trường tiểu học, tivi, báo chí, đài phát thanh, còn có cả mạng internet mà trước đây chưa có, suốt ngày đêm bịa đặt bôi nhọ. Trong một thời gian ngắn là đã che cả trời đất, hôn thiên ám địa, tái hiện một lần nữa cảnh tượng trong thời Cách mạng Văn hóa. Điều mà Trung Cộng muốn chính là hiệu quả như vậy, muốn khơi dậy ký ức mà người ta đã dần lãng quên, muốn khởi dậy ký ức gió tanh mưa máu trong mấy chục năm, muốn khởi dậy ký ức về  Đảng Cộng sản giết người tàn khốc vô tình, muốn bắt cóc người ta về cùng nó đứng đối lập với giá trị phổ quát “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Trong quá trình đàn áp “Chân-Thiện-Nhẫn”, những chiêu số mà Trung Cộng sử dụng đều là “giả-ác-bạo”. So sánh với các cuộc vận động chính trị khác trong lịch sử, thì số người liên quan là nhiều chưa từng có, lại nhắm vào những người tu luyện hòa bình nhất, có tín ngưỡng của bản thân, không có truy cầu chính trị nào. Những người có tín ngưỡng là bền bỉ nhất, hơn nữa trong khi mà Trung Cộng mở cửa với nước khác, hi vọng mời gọi đầu tư, trở thành mục tiêu chú ý của xã hội quốc tế, thì đàn áp quần thể này là một việc rất khó. Trung Cộng muốn đàn áp, thì phải dùng đến kinh nghiệm trị người tích lũy trong suốt mấy chục năm lịch sử cũng vẫn chưa đủ. Có thể tưởng tượng, Trung Cộng đã vận dụng bôi nhọ bịa đặt đến cỡ nào, dùng đến thủ đoạn kích động thù hận, vận dụng nhân lực và tài lực đến cỡ nào, vận dụng hành vi xấu xa đến mức nào để lừa dối quốc dân và xã hội quốc tế! Sự đầu tư truyền máu của các tập đoàn tài chính phương Tây đối với Trung Quốc đại lục đã trở thành nguồn lực để Trung Cộng dùng cho đàn áp.

Trước mắt người ta vẫn không cách nào đánh giá được trường vận động tội ác bức hại lương tri của thế nhân này của Trung Cộng đã tạo thành tổn thất cự đại như thế nào đối với nhân loại. Nếu như một ngày trong tương lai, có người bước ra vạch trần, Giang Trạch Dân từng lợi dụng quân cảnh tập trung 500 học viên Pháp Luân Công rồi dẫn vào lò luyện thép của một xưởng thép, để cho thép lỏng nóng chảy thiêu chết những người tốt này, vốn là chỉ muốn tu tâm hướng thiện, tiên tha hậu ngã, vô tư vô ngã, những người tốt thực sự đang đi trên con đường của Thần với đạo đức thăng hoa, 500 người còn sống rành rành bị thép lỏng hàng nghìn độ C thiếu cháy từng đoạn da thịt và thân thể, cho đến khi biến mất hoàn toàn, nếu đúng là như vậy thì mọi người có kinh ngạc không? Đương nhiên, cũng không cần kinh ngạc, cái tà cái ác của Giang quỷ đã đến mức độ này! Có thể khiến cả những tà ma lựa chọn lợn dụng y cũng phải kinh ngạc! Cái độc của nó còn hơn cả rắn và bọ cạp, dù chặt hết trúc Nam Sơn cũng không thể nào ghi lại hết được cái tội ác tày Trời như vậy. Dựa vào bản tính tà ác chí cực của Giang Trạch Dân, thì việc làm ra tội ác bạo ngược hung tàn, cả người và Thần đều phẫn nộ như vậy, thì chỉ có là con người không tưởng tượng ra được, chứ không có chuyện y không thể làm.

Trong gần 20 năm qua, cuộc bức hại thảm khốc khiến người ta không dám tiếp cận Pháp Luân Công hay tán đồng với “Chân-Thiện-Nhẫn”, lừa dối lừa gạt khiến cho thế nhân coi “Chân-Thiện-Nhẫn” là hồng thủy mãnh thú, trốn tránh e sợ. Nếu bạn mặc áo phông có ba chữ lớn “Chân-Thiện-Nhẫn” đến đi bộ ở quảng trường Thiên An Môn, thì chờ đợi bạn chính là cảnh sát hùng hổ như gặp đại địch và xe cảnh sát lao tới với còi hú inh ỏi. Nếu bạn lên mạng internet để tìm kiếm “Chân-Thiện-Nhẫn” thì toàn tìm được kết quả phê phán. “Chân-Thiện-Nhẫn” đã trở thành những từ bị Trung Cộng phong tỏa nghiêm trọng nhất trên mạng. Vì mạng Internet loại bỏ nên trong cuộc sống người ta cũng không thể dùng ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” một cách chính thường. Vì các nhãn văn hóa đảng như “mê tín”, “ngu muội”, “làm chính trị” khiến cho người ta không dám nghĩ đến hàm nghĩa chân chính của ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Tác dụng của giá trị phổ quát là chỉ đạo hành vi của con người. Khi người ta vì bức hại, hoặc vì từ ngữ phong bế, hoặc vì văn hóa đảng dán nhãn mà không thể suy xét và tiếp xúc với giá trị phổ quát “Chân-Thiện-Nhẫn” trong những giao lưu thông thường, thì trên thực tế chính là cách khai bản thân mình với giá trị phổ quát. Điều này là vô cùng nguy hiểm.

3) Dùng “dục vọng” thay thế giá trị phổ quát

Khi  Đảng Cộng sản có ý đồ yêu ma hóa và bức hại giá trị phổ quát “Chân-Thiện-Nhẫn”, thì tên thần giả tà linh cộng sản cũng không được người Trung Quốc tín ngưỡng, thế là tà linh cộng sản không ngừng dùng “dục vọng” để bù vào chân không tín ngưỡng. Lời cổ súy “kín tiếng phát tài lớn” của Giang Trạch Dân chính là lời tự bạch của tên trùm sỏ tà giáo cộng sản. Trong lịch sử nhân loại, coi “dục vọng” là tín ngưỡng của quốc gia, trở thành quốc giáo rồi nhồi nhét cho bách tính, thì Trung Cộng là kẻ đầu tiên. Có người nói một cách hình tượng rằng, trong không khí của Trung Quốc đại lục, ngoại trừ sương mù ra thì toàn là dục vọng. Trung Quốc bước vào thời đại toàn dân giành giật tiền, thời đại phóng túng tính dục, thời đại hủ bại hoàn toàn.

Khi tâm linh của người ta bị Trung Cộng dùng “dục vọng” để chiếm lĩnh, thì làm sao còn chỗ đứng của “Chân-Thiện-Nhẫn” được? Khi mối liên hệ giữa người và Thần bị cắt đứt, thì tương lai của dân tộc Trung Hoa sẽ đi về đâu?

Trong tâm người ta luôn có một niệm hướng thiện bẩm sinh, đây là một hạt giống quý mà Thần đã gieo khi tạo ra con người. Trong khi lăn lộn tại nhân thế, có người vì bụi trần tham ác cá nhân quá dày, hoặc bị văn hóa bại hoại ngăn cách quá sâu mà khi Thần quay lại cứu người, thì từ bi cam lộ của Thần cũng không động đến được cái hạt giống trân quý kia, để cho nó nảy mầm trưởng thành. Khi một người nghe không lọt tai chân lý cứu người, nghe mà không hiểu, nghe mà cự tuyệt tiếp thụ, thì không có cách nào được cứu độ.

Văn hóa truyền thống Trung Hoa thông thiên mà Thần lưu lại cho con người, có thể liên tục thanh tẩy cái hạt giống hướng thiện kia ở trong tâm người ta, đợi sự quay lại cuối cùng của Thần. Tà linh phá hoại văn hóa Thần truyền, khiến cho người ta rời xa giá trị phổ quát “Chân-Thiện-Nhẫn”, chính là muốn hạt giống trân quý kia vĩnh viễn cách biệt với chân lý, đồng thời bại hoại nhân tâm, khiến cho hạt giống kia bị mục nát, vĩnh viễn mất đi cơ hội sống.

4) Bức hại của tà linh cộng sản đối với chính tín nhất định sẽ thất bại

Trong lịch sử, Trung Cộng muốn đàn áp ai, thì chỉ ba ngày là đổ. Nhưng lần bức hại đối với “Chân-Thiện-Nhẫn” này, thì Trung Cộng nhất định thất bại. Những người tu luyện Pháp Luân Công từ trước tới giờ chưa hề vứt bỏ nỗ lực phản bức hại. Chiểu theo “Chân-Thiện-Nhẫn” làm người tốt, tu thân dưỡng tính, không hề sai.

Hàng nghìn vạn người tu luyện được “Chân-Thiện-Nhẫn” tẩy tịnh lại từ đầu và thăng hoa cảnh giới đạo đức. Đây là điều mà Giang Trạch Dân và Trung Cộng từ trước đến giờ không lý giải được, cũng là nguyên nhân vì sao người tu luyện Pháp Luân Công bất kể là bị đánh thế nào cũng không ngã. Kỳ thực, đây cũng là điều mà Thần an bài, vì thế nhân hôm nay mà lưu lại một bằng chứng, khiến con người nhìn thấy, con người chỉ cần kiên trinh tín ngưỡng vào Thần, thì có thể khiến cho ma quỷ trông có vẻ ngông cuồng cũng không có cách nào thi triển được âm mưu.

Kết luận

Sáng Thế Chủ vì để cứu độ chúng sinh lúc cuối cùng, mà đích thân đặt định văn hóa truyền thống Trung Hoa bác đại tinh thâm, cao sơn ngưỡng mộ tại Trung Quốc. Ngân hà xán lạn cũng không đẹp bằng, hoa sen tuyết trên núi cao cũng không tinh khiết bằng, trường thiên hạo vũ cũng không to lớn bằng, biển lớn mênh mông cũng không sâu sắc bằng.

Hệ thống tín ngưỡng, ngôn ngữ văn tự, văn hóa tu luyện, vương giả chi đạo, các tấm gương đạo đức trong văn hóa truyền thống, nghệ thuật thẩm mỹ, v.v… đều là để tạo ra năng lực cho con người có thể nghe hiểu được Pháp mà Thần truyền. Nếu con người có năng lực lý giải đối với văn hóa Thần truyền, thì có thể đắc được những tín tức trên trời dưới đất, vạn vật của vũ trụ, thị phi thiện ác đều bao hàm ở trong; thì có thể đọc hiểu Thiên tượng, minh bạch Thiên lý của vũ trụ, yêu cầu tiêu chuẩn của Thiên đạo. Điều này khiến cho đạo đức của xã hội nhân loại duy trì ở một mức độ nhất định, không đến mức trượt dốc quá nhanh. Đồng thời trong thời kỳ loạn thế cuối cùng, khiến cho những người có thiện niệm có tham chiếu, dùng huệ nhãn để phân biệt rõ chính tà, không bị mất đi cơ duyên đắc cứu.

Mục đích cuối cùng của tà linh cộng sản là hủy diệt nhân loại. Sau khi nó soán vị trí của Thần, thì ngang ngược tàn phá văn hóa truyền thống, chỉ trong vài chục năm, mà quét sạch nền văn hóa trân quý có một không hai ấy. Tà đảng lợi dụng chân không về tín ngưỡng và đạo đức suy đồi, giá trị hỗn loạn sau khi văn hóa bị tiêu vong, cũng lợi dụng “kinh nghiệm” tà ác tích lũy trong quá trình phá hoại văn hóa, thảm sát quốc dân trong gần 100 năm qua, để ngang ngược phát động cuộc bức hại đối với những người tu luyện tín ngưỡng vào giá trị phổ quát “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Nhưng điều mà tà linh không hề mảy may ngờ tới là, ma cao một thước, đạo cao một trượng. Thần sẽ không dung nhẫn cho tà linh phá hoại văn hóa thần truyền, bức hại con dân của Thần và người tu luyện đang bước đi trên con đường của Thần một cách không chút kiêng kỵ gì.

Trong vũ trụ rộng lớn, bất kể sinh mệnh nào cũng không thể thoát khỏi bàn tay của Thần. Thần đang dõi theo tất cả, những gì mà tà linh Trung Cộng và Giang ma đầu làm, đều khiến cho trời đất và chúng Thần phẫn nộ! Pháp võng đang thu lại. Trong quá trình này, những người Trung Quốc đáng quý, từng tư từng niệm của các vị, đều vô cùng trọng yếu.

[1] Chữ tham trong “tham lam”

Dịch từ: https://www.epochtimes.com/b5/17/12/2/n9916363.htm

Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với bản gốc

Ngày đăng: 4-01-2018